Chiêm ngưỡng những kiệt tác được làm ở quan xưởng triều Nguyễn

25/04/2019 - 15:41

PNO - Bên cạnh các vật dụng cung đình độc đáo được tạo ra từ bàn tay khéo léo, tinh tế của những người thợ thủ công, công chúng đến triển lãm còn có cơ hội tìm hiểu về hoạt động của hệ thống quan xưởng thời Nguyễn.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen
Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Dưới thời nhà Nguyễn (1802-1945), quan xưởng là đơn vị sản xuất thủ công của nhà nước, cung cấp vật dụng sinh hoạt cho hoàng gia, phục vụ hoạt động kinh tế, quốc phòng của triều đình.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Thông qua các hình thức tuyển chọn, tuyển mộ và thuê mướn, thợ thủ công dân gian giỏi được triều đình trưng tập về kinh đô, phiên chế thành các tổ chức thợ cùng nghề gọi là Tượng cục, đơn vị nhỏ nhất của quan xưởng. Bên cạnh đó, các hộ nghề thủ công dân gian ở địa phương cũng được huy động sản xuất sản phẩm tại chỗ theo nhu cầu của triều đình.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Quan xưởng được triều đình đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là nơi chế tạo, cung ứng các vật dụng phục vụ nhà vua và hoàng tộc mà còn là nơi sản xuất các trang thiết bị phục vụ hoạt động quốc phòng, kinh tế, đời sống dân sinh của quốc gia.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Nơi đây sản xuất nhiều vật dụng phục vụ cho các lễ nghi sinh hoạt chốn hoàng cung. Trong  ảnh là bộ cơi thờ và ấm nước bằng bạc, những sản phẩm được làm ở Kim ngân tượng cục.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Đôi hoa tai mạ vàng đá quý được chế tác tại quan xưởng thời nhà Nguyễn (1802-1945).

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Từ quan xưởng, những kiệt tác về áo, mũ, nút thắt, giày... mang dấu ấn đậm nét thời nhà Nguyễn đều được chế tác. Trong ảnh là Mũ phốc trồn của quan Chánh nhất phẩm Văn ban thời nhà Nguyễn.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Khăn thêu chim phượng hoàng của các bà trong cung nhà Nguyễn (1802-1945).

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Từ sau năm 1885, do sự tác động về mặt chính trị - xã hội, số lượng quan xưởng thu hẹp dần, chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu của triều đình trong một số lĩnh vực với quy mô rất hạn chế. Nhưng những kỹ năng và bí quyết nghề nghiệp tiếp tục được những người lính thợ chuyển giao cho các thợ học việc trong dân gian. Đây cũng là một trong những yếu tố giúp cho nghề thủ công truyền thống tiếp tục được duy trì, phát triển, góp phần làm đa dạng ngành nghề, sản phẩm trong các làng nghề dân gian ở Huế và các địa phương khác trong cả nước.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Đặc biệt tại triển lãm lần này, công chúng được thưởng lãm Tráp ngự thư, nắp khắc bài thơ của Hoàng đế Tự Đức nhan đề Tịch dạ đọc thư kỳ nhị (Đêm khuya đọc sách phần 2). Tráp có lịch sử vào năm Tự Đức thứ 4/1851.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Ngoài những vật dụng dùng trong hoàng gia như đồ ngự dụng, đồ trang trí, các vật liệu để kiến thiết cung điện, thành quách, lăng tẩm; quan xưởng còn sản xuất các loại tàu thuyền, súng pháo, đạn dược, tiền tệ quốc gia…

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Phần lớn thợ nghề làm việc tại các quan xưởng là những người tài hoa được tuyển chọn khắt khe từ các làng nghề truyền thống trong cả nước. Trên ảnh là ông Nguyễn Văn Khả, mệnh danh “đệ nhất xảo thủ” dưới thời Hoàng đế Khải Định. Ông tham gia thiết kế và trùng tu các công trình nổi tiếng ở Huế như cung An Định, cửa Hiển Nhơn, Chương Đức, Duyệt Thị Đường, Điện Kiến Trung….

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Riêng đối với việc đúc tiền dưới triều Nguyễn được giao cho Cục Bảo tuyền ở Bắc thành và Cục Bảo hóa ở kinh đô quản lý. Tại một số địa phương như Gia Định, Bình Định, Thanh Hóa, Sơn Tây, triều đình cho xây dựng xưởng đúc tiền để đáp ứng nhu cầu tại chỗ và đỡ tốn kinh phí vận chuyển. Ngoài ra Phủ Nội vụ còn sản xuất các kim tiền, ngân tiền có mỹ hiệu, bạc nén, vàng thoi… chủ yếu dùng để khen thưởng, ban tặng.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Hình ảnh bản vẽ thuyền Tế Thông. Vào thời nhà Nguyễn, việc đóng thuyền, sửa chữa các loại thuyền, kể cả đường sông và đường biển, là nhu cầu lớn của triều đình để phục vụ giao thông, thương mại. Thợ đóng tàu thuyền được huy động từ nhiều địa phương trong cả nước, tập trung về kinh đô.

Triều đình rất chú trọng việc trưng dụng nhân lực, khai thác vật liệu và áp dụng kỹ thuật chế tạo tàu thuyền của nước ngoài, nhờ đó nhà Nguyễn đã đạt được một số thành tựu nhất định trong ngành chế tạo sửa chữa tàu thuyền và có một đội hải thuyền khá hùng hậu.

Chiem nguong nhung kiet tac duoc lam o quan xuong trieu Nguyen

Đến với triển lãm "Quan xưởng triều Nguyễn qua Châu bản - Di sản tư liệu Thế giới" và "Quan xưởng triều Nguyễn với tinh hoa nghề Việt", bên cạnh việc chiêm ngưỡng các vật dụng cung đình - đa dạng về loại hình, độc đáo về kiểu dáng và tinh xảo về hoa văn trang trí, được tạo ra từ bàn tay khéo léo và tư duy thẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công, công chúng và khách du lịch còn có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, phương thức điều hành và hoạt động của hệ thống quan xưởng thời Nguyễn.

Triển lãm mở cửa đến ngày 25/8/2019.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI