Chiếm dụng vốn của người nghèo kiểu Ấn Độ

16/12/2014 - 06:59

PNO - PNO - “Khi biết rằng số tiền hơn 8.000 USD dành dụm đã bị mất trắng, ông ấy lên cơn đau tim và qua đời.” Bà Gita Mandal kể lại trong nước mắt. Bà nhớ, cái chết bất đắc kỳ tử của chồng để lại cho bà gia đình trắng tay với...

edf40wrjww2tblPage:Content

 Gia đình của Gita là một trong 300 nạn nhân ở làng Daspara, cách không xa thành phố Calcutta. Họ bị cuốn vào các dạng mời gọi đầu tư không chính thức, để rồi mất hết số tiền dành dụm cả đời của những người nghèo nhất Ấn Độ.

Chiem dung von cua nguoi ngheo kieu An Do

Chồng của bà Gita lên cơn đau tim và qua đời vì bị các công ty lừa đảo giựt hết hơn 8.000 USD họ dành dụm - Ảnh: BBC

Người ta ước tính số tiền của những “nhà đầu tư” đổ vào các dự án như Ponzi hay các dự án hình tháp Ai Cập (pyramid) là khoảng 160 tỉ USD.
Các nạn nhân như chồng của Gita là nông dân, lao động chân tay hay người vắt sữa thuê. Họ mất hết số tiền nghe có vẻ ít ỏi, nhưng lại là gia tài họ đã dành dụm suốt cả đời.

Gita vẫn chưa nguôi ngoai sự giận dữ: “Đó là số tiền chúng tôi bán đất, dự định cho tương lai của cháu nội, bây giờ, tôi đã mất tất cả: tiền, đất và cả chồng”.

Khi mới lên cầm quyền, thủ tướng Narendra Modi làm mọi cách để kêu gọi đầu tư nước ngoài. Chính quyền của ông cũng có những cải cách về luật pháp, xã hội và kinh tế trong nước.

Nhưng những dự án Ponzi đã cho thấy sự tàn khốc của việc bảo vệ dân số khổng lồ (phần lớn là mù chữ) với lỗ hổng kinh tế có thể suy sụp bất cứ lúc nào.

Dự án Ponzi hoạt động theo phương châm lấy tiền của người đầu tư mới trả cho người đầu tư hiện tại. Lãi suất cao ban đầu đã thu hút nhiều người tham gia, nhưng cuối cùng phần lớn đều sụp đổ do có nhiều nhà đầu tư hiện tại cần được trả tiền mà không có đủ người đầu tư mới tham gia.

Chiem dung von cua nguoi ngheo kieu An Do

Số  tiền dành dụm cả đời của nhiều người nghèo ở Ấn Độ đã "không cánh mà bay" theo các công ty lừa đảo - Ảnh minh họa: Rueters

Dự án Ponzi lớn nhất ở Ấn Độ vừa mới vỡ nợ với số tiền lên đến 3 tỉ USD của tổ chức Saradha Group, bao gồm hơn 200 công ty như nhà máy, tờ báo, kênh truyền hình đã đóng cửa từ hai năm trước.

Với tên gọi Saradha, có ý nghĩa may mắn, tổ chức sử dụng nhiều hình ảnh của c chính trị gia và người nổi tiếng để tạo uy tín. Công ty đã hứa hẹn các đại lý, người tham gia đến 40% hoa hồng. Hoạt động của Saradha rất phức tạp đến nỗi các thanh tra phải mất nhiều năm mới gỡ rối được.

Theo số liệu từ báo chí, đã có 80 người liên quan đến dự án này phải tự tử. Tổng giám đốc và một số quan chức đã vào tù.

Kết quả điều tra cho thấy công ty có liên quan đến quan chức cao cấp của tỉnh West Bengal và một số tỉnh thành khác ở phía đông Ấn Độ.

Trong khi Saradha và một số vụ đầu tư lớn bị đóng cửa, một số chủ đầu tư không hợp pháp khác vẫn hoạt động với lời mời gọi đầu tư vào vườn xoài, đồng ruộng, hoặc bệnh viện hay khu nhà nghỉ giả mạo, bất chấp pháp luật.

Dù đã có nhiều vụ điều tra và bắt bớ, nhưng rất ít nạn nhân có cơ hội nhận lại số tiền đã mất. “Hàng ngàn người đã bị lừa, và những trò bịp này có sự hậu thuẫn của chính phủ.” Sujan Chakraborty, đại diện cho những nạn nhân phát biểu. “Tình hình vô cùng bất ổn. Nạn lừa đảo vẫn sống nhan nhản”.

Hiện tại, hơn nửa dân số Ấn Độ không có tài khoản tại ngân hàng. Thủ tướng Modi đã có chương trình Tài khoản ngân hàng cho mọi người, nhằm giảm bớt giấy tờ thủ tục khi mở tài khoản. Hiện đã có 64 triệu người mở tài khoản, chiếm 1/10 trong số những người chưa có tài khoản.

Đây là lý do dẫn đến việc nạn nhân Sanjib Naskar ( 27 tuổi) mất trắng số tiền 3.000 USD dành dụm được trong suốt bảy năm.

Là nhân viên trong một nhà nghỉ, nhưng vẫn không đủ điều kiện mở tài khoản ngân hàng, dự án Ponzi đã mở ra một hướng mới choSanjib. “Nhân viên đại lý sẵn sàng đi hàng cây số để thu tiền của tôi, vì họ biết tôi không có chỗ nào an toàn để cất tiền cả”.

Chiem dung von cua nguoi ngheo kieu An Do

Sanjib Naskar - Ảnh: BBC

Đến giờ, Sanjib vẫn không mấy tin tưởng vào nỗ lực của thủ tướng. “Ngân hàng địa phương rất rắc rối. Phần lớn người làng mù chữ, phụ thuộc hoàn toàn vào nhân viên, trong khi họ lại lề mề, bắt người dân đợi cả ngày hay bắt quay lại vào hôm sau” - Sanjib kể.

Hiện nay, chính quyền Ấn Độ có nhiều biện pháp để ngăn chặn cơn lũ lừa đảo. Prithvi Haldea đã thành lập trang web watchoutinvestors.com nhằm nêu tên những nhà đầu tư không đáng tin tưởng. Ông cũng cho rằng chính sự tham lam và thiếu kiến thức của người dân đã biến họ thành nạn nhân.

Hồi tháng Tám, tổ chức SEBI được chính quyền trao toàn quyền kiểm tra các công ty đầu tư, thu giữ tài liệu và nhà đất, đóng băng tài sản, tiến hành điều tra nhanh và khởi tố.

Đến nay, SEBI đã tiến hành điều tra khoảng 40 công ty, so với chỉ vài công ty trong năm vừa qua. SEBI cũng quảng cáo trên truyền hình, kêu gọi người dân không tin vào lời truyền miệng hoặc chuyện “viễn tưởng” của các công ty đặt ra.

Prithvi Haldea cho rằng, nhà nước cần có biện pháp trừng phạt nặng với những người lừa đảo như bỏ tù, thu hồi tất cả số tiền họ chiếm được để trả lại cho nạn nhân. Nếu không, những vụ lừa đảo sẽ tiếp tục nhân rộng vì lòng tham của con người là vĩnh viễn.

PHAN QUỲNH DAO
(Theo BBC)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI