Chiếc rương của cha - chiếc rương cho con

09/08/2024 - 19:23

PNO - Đó chính xác là một thế giới bí mật về gia đình mình, mỗi khi mở ra là một lần gã biết thêm nhiều thứ hoặc ngẫm lại nhiều điều.

Cha gã có một chiếc rương gỗ, đã rất cũ. Nói theo kiểu của các nhà buôn đồ cũ, rương có “ngoại hình tàn phai theo năm tháng”. Đối với gã mà nói thì đó chính xác là một thế giới bí mật về gia đình mình, mỗi khi mở ra là một lần gã biết thêm nhiều thứ hoặc ngẫm lại nhiều điều.

Mẹ gã giữ chiếc rương ấy kỹ lắm nên dù đi qua khói lửa chiến tranh, qua bao lần chuyển nhà, thuê trọ, nó vẫn an nhiên nằm cạnh đầu giường ba mẹ, thường chỉ được mở vào những dịp quan trọng.

Ngày gã còn bé, chiếc rương là vật cấm kỵ, tuyệt đối không được đụng tới nên luôn phải chờ đến khi có dịp, mẹ kéo rương ra, gã sẽ xáp lại cạnh bên để được “nhòm ngó gia tài” của ba mẹ bên trong. Đương nhiên, không có tiền hay vàng gì trong đó cả, mà dẫu có thì thằng bé thôn quê thuở ấy cũng đâu biết dùng. Trong rương cũng chẳng có đồ chơi hay bánh kẹo, chỉ là những xấp giấy đã rất cũ, nhiều chỗ loang lổ.

Mẹ lấy ra tờ giấy khai sinh của chị Hai - tờ giấy đã rách nát sau khi bị gấp làm 8 và có lẽ từng bị ướt, giờ được ép nhựa cẩn thận. Rồi mẹ kể, ngày đó, chị mới biết bò, bò loanh quanh nhà và bị điện giật đến tím tái. Mẹ chỉ kịp ôm chị chạy ra đường, vừa khóc vừa vẫy đại mọi chiếc xe. May nhờ có chiếc xe nhà binh chạy ngang đã đưa thẳng mẹ và chị vào viện quân y và chị đã được cứu sống. Đến nay đã hơn 50 tuổi, trên lưng chị vẫn còn nguyên vết sẹo của tai nạn điện giật thuở nào.

Nhưng rồi cũng tờ giấy khai sinh ấy, vào một dịp khác, mẹ sẽ lại kể câu chuyện khác về chị Hai. Trong kho ký ức của mẹ, từng sự kiện của mỗi đứa con đều vẹn nguyên qua năm tháng.

Cầm tờ giấy ra viện của gã, mẹ kể hồi đó gã bị phù thũng, phải nằm bệnh xá cả tháng trời, ngày nào cũng có y tá tới chích kim vô đùi, rút bớt dịch ra. Riêng đoạn ký ức này thì gã cũng nhớ - nhớ ngày ấy đùi mình toàn vết kim, lấm tấm đen; nhớ cả cảnh ông anh đến thăm nhưng không được vào, vì không có người lớn đi kèm. Anh đứng ngoài cổng rào lưới B40 bệnh xá, luồn tay qua mắt lưới, nắm tay gã thật chặt, nói: “Ráng mấy bữa nữa là em được về thôi, đừng có sợ!”.

Album ảnh gia đình cũng được lưu trữ trong rương, sau mỗi bức ảnh đều có bút tích của ba ghi chú về sự kiện ấy hoặc đôi khi là một câu thơ như lời nhắc nhở con. Tỉ như tấm ảnh 2 anh em - anh của gã - chụp trong Thảo cầm viên Sài Gòn, mặt sau đề: “Tình ruột thịt muôn vàn thắm thiết/ Nghĩa đệ huynh muôn thuở nào phai”. Ồ, trong chuyến đi chơi ấy, ba còn lưu tấm ảnh của gã - một chú bé gương mặt bầu bĩnh, đội cái mão giấy, ngồi trên lưng sư tử đá trông thật ngầu, thật khác xa với gã hôm nay. Mẹ cười: “Hồi đó dễ thương chứ ai như con bây giờ - ốm nhách, dài thòng”.

Dù từng được xem nhiều “gia tài” ba mẹ cất trong rương, duy có một thứ mẹ vẫn cấm tiệt không cho gã đụng đến - cuốn sổ to khổ A4, bìa cứng bọc vải xanh rêu. Mẹ nói: “Chừng nào con lớn, mẹ cho coi”.

Gã đã chờ rất lâu, rất lâu cho đến khi mình lớn và… tự xem nội dung trong đó mà không đợi “mẹ cho coi”. Nó không giống nhật ký mà là những ghi chép của ba - chuyện thời chiến tranh ba đã bị bắt, tù đày như thế nào, chuyện ngày xưa ông bà nội dắt ba đi coi mắt vợ ra sao và cả chuyện ba đã sắp xếp… hậu sự cho mình, dặn dò các con mỗi đứa sẽ làm gì làm gì. Gã ngồi đọc từng chữ. Ba đã viết vào thời điểm gã chưa xuất hiện trên đời, dặn các anh phải làm đám tang thật đơn giản, đừng bày vẽ chi rình rang.

Gã vừa có 2 cô con gái song sinh. Cầm nguyên tập hồ sơ dày cộp của con gồm giấy khám thai, phiếu kết quả siêu âm, kết quả xét nghiệm máu, giấy ra viện, đơn thuốc… gã quyết định sẽ sắm cho con mỗi đứa một cái rương “gia bảo”, lưu lại hành trình con đến với cuộc đời này và trưởng thành. Gã sẽ cất vào đấy ảnh con sơ sinh - da kề da với mẹ, lần đầu được hộ lý tắm… và chắc chắn sẽ còn nhiều nhiều thứ nữa, như bình sữa con từng dùng, đôi vớ sơ sinh, ảnh con vào lớp Một...

Ít nhất, gã nghĩ, mai này nhìn lại, chắc con sẽ vui lắm. Hơn thế, gã mong các con mình mai này sẽ yêu thương nhau, như luôn có nhau trong từng kỷ niệm gã đã giữ lại.

Thành Nhân

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Đường về qua mấy sông sâu

    Đường về qua mấy sông sâu

    15-09-2024 06:56

    Bây giờ, phương tiện đi lại nhiều hơn, nhanh hơn nhưng đường về quê lại thăm thẳm hơn. Về quê thăm mẹ dường như cũng không được ưu tiên nữa…

  • Đường về nhà chưa bao giờ xa

    Đường về nhà chưa bao giờ xa

    14-09-2024 20:31

    Chị từng mải miết với cuộc sống bộn bề cho đến một ngày trở về nhà thì ba đã không còn nhận ra chị nữa…

  • Học cách yêu mình

    Học cách yêu mình

    14-09-2024 11:20

    Hành trình của chị bạn tôi và cô gái ấy giống nhau, nhưng kết quả lại khác nhau - một bên kết nối hơn, một bên khủng hoảng hơn.

  • Làm mẹ ở tuổi 13

    Làm mẹ ở tuổi 13

    14-09-2024 06:10

    Thấy bụng T.N. to ra, gia đình chỉ nghĩ em mập lên. Tới khi T.N. được đưa đi khám thì cái thai đã khoảng 7 tháng.

  • Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    Khoảnh khắc nào bạn nhận ra mình muốn cùng người ấy đi đến hôn nhân?

    13-09-2024 19:04

    Yêu một người có thể chỉ qua một khoảnh khắc, nhưng ở bên một người đó lại là cả một hành trình từ tìm hiểu, cố gắng, thay đổi vì nhau...

  • Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    Ly hôn sau mười mấy năm nuôi... giang hồ

    13-09-2024 18:12

    Chị cố tìm cách, hết ngọt nhạt tỉ tê đến làm căng, gây áp lực mong anh nói thật, nhưng đều vô vọng.

  • Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    Từ béo “biến” thành gầy cũng bị chỉ trích

    13-09-2024 11:50

    Chuyện gì sẽ xảy ra khi một phụ nữ mũm mĩm nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ thông điệp “bình đẳng hình thể” trở nên gầy đi?

  • Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    Đừng nói "tôi không có ý gì..."

    13-09-2024 10:30

    Chê bai, miệt thị ngoại hình luôn khác xa với việc góp ý chân thành. Không thể lẫn lộn, đánh đồng.

  • Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    Những "cái tên" khoét vào nỗi đau

    13-09-2024 06:16

    Huy Lùn, Tâm Béo, Quý Trâu, Hà Lé, Lan Sáu Ngón... những “cái tên” tưởng “gọi cho vui” nhưng đã gây bao khổ đau, thậm chí làm nên nỗi hận khó gột.

  • Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    Người giúp người trong hoạn nạn là đây

    12-09-2024 11:32

    Những thứ như cây đinh, miếng tôn, tấm ván, viên gạch, bao xi măng... xin đừng tăng giá! Người giúp nhau trong cơn hoạn nạn là ở đây, lúc này.

  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.