Chia sẻ - liền mạch yêu thương...

06/11/2017 - 10:00

PNO - Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2017: Quan niệm “việc nhà là của đàn bà” đã làm giảm đi sự cảm thông, chia sẻ, động viên đối với người phụ nữ trong gia đình.

Khắp thế giới, phụ nữ và trẻ em gái đang phải gồng mình thực hiện “thiên chức”, miệt mài, cam chịu hy sinh mà không hề được xã hội, gia đình ghi nhận công lao. Quan niệm “việc nhà là của đàn bà” đã làm giảm đi sự cảm thông, chia sẻ, động viên đối với người phụ nữ trong gia đình.

Chia se - lien mach yeu thuong...
Chị Nguyễn Thị Lệ Tuyền tham gia hội thi vẽ tranh tại triển lãm tranh và ảnh Vì phụ nữ quanh ta - nam giới quan tâm và chia sẻ, đoạt giải nhất tập thể

Tia nắng nhẹ buổi sáng soi lên bức tranh dang dở của chị Nguyễn Thị Lệ Tuyền (Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM, H. Hóc Môn, TP.HCM). Giữa không gian náo nhiệt của hội thi vẽ tranh trong khuôn khổ Triển lãm tranh và ảnh chủ đề Vì phụ nữ quanh ta - nam giới quan tâm và chia sẻ ngày 4/11 tại đường đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM), chị Tuyền ngồi trên xe lăn, chăm chú phối màu, tô vẽ.

Trên bức tranh khổ lớn, những góc phố, tòa nhà, những bóng cây xanh lần lượt hiện ra, rồi hình ảnh người mẹ dắt hai con đi dạo. Tôi khều chị, hỏi: “Chỗ trống còn lại để vẽ người cha?”. “Không, người cha đi làm kiếm tiền rồi, ưu tiên cho vợ dắt con đi chơi. Vậy mới sung sướng! Mà, có sự xuất hiện của đàn ông, chưa chắc mấy mẹ con được thảnh thơi, yên bình thế này” - chị Tuyền tủm tỉm cười rồi lại hí hoáy tung cọ.

Phái yếu oằn mình với vai trò kép

Triển lãm này là một trong nhiều hoạt động tuyên truyền hưởng ứng lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái do Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (LĐ-TB-XH) và UBND TP.HCM tổ chức (tháng hành động được phát động trên cả nước từ ngày 15/11-15/12). Sắc màu cam - biểu tượng của chiến dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tràn ngập đường đi bộ Nguyễn Huệ. Đó là ánh đèn cam rực rỡ thắp sáng tòa nhà UBND TP.HCM, những chiếc khăn, chiếc áo, những quả bóng bay màu cam tỏa lên trời, mang theo khát vọng hạnh phúc…

Chia se - lien mach yeu thuong...
 

Những con số mà ông Lê Minh Tấn (Phó trưởng ban thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ và Bình đẳng giới TP.HCM, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) nêu trong diễn văn khai mạc triển lãm khiến nhiều người giật mình. Các nghiên cứu và khảo sát cho thấy, thời gian làm việc nhà trung bình của nữ giới gấp 1,17 lần so với nam giới; sinh thêm một đứa con, phụ nữ gánh thêm hai tiếng làm việc nhà mỗi ngày. Báo cáo của UNICEF cũng cho biết, gánh nặng việc nhà đặt lên vai bé gái từ khi còn rất nhỏ. Trên toàn cầu, bé gái trong độ tuổi từ 5-14 bỏ ra đến 550 triệu giờ mỗi ngày để làm việc nhà, so với 160 triệu giờ của bé trai cùng lứa tuổi.

Việc chăm sóc các thành viên trong gia đình là gánh nặng vô hình trên vai cả hai phái mà nữ giới thường thiệt thòi hơn. Định kiến về giới đã buộc phụ nữ phải vừa lo kiếm tiền, tạo thu nhập cho gia đình, vừa phải đảm đương công việc trong gia đình. Nếu phụ nữ, trẻ em gái không “vẹn toàn” như thế, ngòi nổ bạo lực mà tác nhân chính là người đàn ông có thể bị châm ngòi.

Một giờ mang bầu, vỡ òa… thương vợ

Sáng 4/11, nhiều người đã “cười vỡ bụng” với hội thi Nam giới với công việc gia đình. Các nam doanh nhân, thanh niên công tác trong các sở ngành, nghệ sĩ đã thực hiện nghi thức “mang bầu” - quả bóng tròn căng, quấn trước bụng trước khi thi tài làm việc nhà.

Nghệ sĩ Bảo Trí, Vũ Thanh, người mẫu Dương Mạc Anh Quân, nhà thiết kế Lâm Gia Khang… thừa nhận việc “mang bầu” gây vướng víu, khó chịu, hạn chế năng suất khi họ thực hiện các bài thi: xếp quần áo, tắm em bé… dù quả bóng nhẹ tênh trong khi bầu thật của các bà đến mười mấy ký. Dù đã có vợ con hay còn “con trai nheo nhẽo”, từ trải nghiệm một giờ sắm vai vợ bầu, các anh đã thấu hiểu, thông cảm và biết ơn những người phụ nữ bên cạnh mình để từ đó không vội cằn nhằn, trách cứ hay đòi hỏi; tích cực hơn là cùng xắn tay làm việc nội trợ. Ca sĩ Hoàng Bách cười: “Là giám khảo ở hội thi, nhưng về nhà, tôi mà xếp quần áo là vợ tôi phải… xếp lại. Muốn chia sẻ cũng không phải dễ”.

31 tuổi, chưa lập gia đình, chị Tuyền đặt tiêu chuẩn chọn bạn đời khá đơn giản: công việc ổn định, biết quan tâm và chia sẻ với vợ về tiền nong, việc nhà và cả tinh thần. Ngoài ra, chàng không được “động tay động chân”, vì chị bị tai nạn giao thông năm 19 tuổi, liệt hai chân, phải di chuyển bằng xe lăn - không thể chống cự khi bị bạo hành. “Một lần, đi hát karaoke, được một lúc, cả nhóm đứng lên nhảy múa, còn mình ngồi đơ như bức tượng nên càng tủi thân, cảm thấy lạc lõng” - Tuyền trầm giọng. Chị thú thật, phụ nữ khuyết tật có tâm lý khá thất thường nên người thân, người bạn đời phải “lắng” lắm mới có thể nghe và hiểu thấu tâm tư. Kể cả đồng cảnh ngộ đến với nhau cũng chưa chắc hạnh phúc nếu các bên lơ là, thiếu quan tâm, không thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ và mong muốn của mình; không đủ “vì nhau”, sống ích kỷ, chạy theo dục vọng cá nhân…

Ba chị Tuyền hiền lành, chịu thương chịu khó, nhưng khi rượu vào là lại gây sự, có khi đánh vợ con. Ngoài những trận đòn, ký ức của chị về người cha quá cố cũng có những đoạn ngọt ngào, ấm áp vì tình thương, sự sẻ chia được trao gửi thầm lặng. Đó là khi ba vội rời khỏi giường bệnh để chị không kịp thấy nước mắt ba chực tuôn vì xót cô con gái bỗng dưng tật nguyền; khi ba mẹ quyết định bán nhà, dành tiền chạy chữa cho con; lắp lại bồn cầu để chị tiện đi vệ sinh… Quan tâm, chia sẻ là kênh dẫn truyền cho yêu thương liền mạch. 

Tô Diệu Hiền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • “Người thứ ba”

    “Người thứ ba”

    20-12-2024 10:00

    Thế nhưng, cũng chính vì quá thân, cộng với suy nghĩ “thân thì không cần giữ kẽ”, chị thường xuyên làm chúng tôi khó xử.

  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.