Chị tôi bao năm không yêu ai

22/11/2021 - 17:45

PNO - Nếu chị tôi chùn bước trước lời can gián có phần mai mỉa của hàng xóm hoặc nghiêng ngả trước bao ong bướm chắc gì chị được như hôm nay.

Mỗi lần vô tình nghe bài hát Chị tôi của nhạc sĩ Trần Tiến, tôi lại liên tưởng đến chị gái mình rồi cười thầm. Hơi vô duyên nhưng biết sao được. Bài hát người ta đầy cảm xúc, buồn mênh mang thế kia mà cười. Là bởi lẽ, có gì đó ngược ngược giữa hai nhân vật. Có chăng thì chung cái chủ đề: chị tôi. À không, cả tấm lòng thảo thơm với mẹ cha, với các em cũng giống.

Nhà tôi có bốn chị em. Ngày nay, với những gia đình công chức, việc nuôi một đàn con ăn học đàng hoàng tử tế vẫn vô cùng nhọc nhằn, huống chi gia đình nông dân. Ngày xưa, đó là cả một vấn đề đối với những gia đình thuần nông. Vậy mà cha mẹ tôi đã làm được.

Cả bốn chị em tôi không những đều tốt nghiệp phổ thông mà còn được học đầy đủ ở các trường đào tạo. Tất nhiên ngoài công nuôi dưỡng của cha mẹ cũng phải nói đến sự cố gắng của chị em tôi mà chị cả tôi là điển hình.

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

 

Nhà tôi không ở bến sông như nhân vật của nhạc sĩ Trần Tiến nhưng việc chị tôi bán rau thì có thật, chính xác là đã từng. Chị không chỉ bán rau mà bán đủ thứ, kể cả thúng bánh kẹo bé tí với cái tủ bé tí dưới mái tranh cũng bé tí bên lề đường đông người lại qua.Chị rất vất vả khi phải lo cho đàn em ba đứa.

Thế nhưng, chị tôi không bi lụy như người chị trong bài hát kia. Chị tôi không than khóc vì một ai đó để rồi vò võ đợi trông đến rã hồn như thế. Chị tôi bán từng gánh rau lang để đong gạo. Chị tôi bán từng gói kẹo xanh đỏ để mua lọ nước mắm, con cá cho gia đình. Chị tôi xinh đẹp nhưng chưa bao giờ lụy ái tình, chưa bao giờ để bọn con trai trêu hoa ghẹo nguyệt. 

Hết lớp Chín, chị tôi bỏ học theo phong trào. Khi ấy, thiếu niên cả làng, cả xã rủ nhau bỏ học, phụ huynh cũng chẳng mặn mà với việc học của các con. Với họ, học chỉ mất thời gian, con trai rồi cũng về phụ cha mẹ làm nông, con gái đến tuổi thì cũng lấy chồng, cho ăn học lắm chỉ tổ tốn kém.

Chị tôi bỏ học về tập tành buôn bán. Chị buôn đủ thứ nhưng thường xuyên nhất là rau, lá khô. Phiên chợ thường bán rau là hiển nhiên, đến phiên chợ đặc biệt dành riêng cho trẻ con, chị tôi cũng bán rau. Quê tôi cứ ngày 19 tháng Chạp hằng năm đều có phiên chợ đặc biệt dành cho trẻ con gọi là chợ Trâu (tiếng quê tôi gọi là chợ Tru). Phiên chợ này dành rất nhiều không gian cho các mặt hàng đồ chơi, kẹo bánh.

Trước phiên chợ khoảng một tháng, trẻ con thường để dành tiền lẻ cho ngày đó ra chợ, tha hồ ngắm, mua món mình yêu thích mà không bị bố mẹ mắng. Lẽ dĩ nhiên, phiên chợ rất đông trẻ con và thanh thiếu niên. Vậy mà mặc kệ ai đi chợ để chơi để mua, chị tôi vẫn quang gánh ra chợ ngồi bán rau.

Hằng đêm, bên ngọn đèn dầu đỏ hoặc dưới ánh trăng giữa tháng xanh rờn rợn, chị ngồi bó từng bó rau, bó lá chuẩn bị cho phiên chợ ngày mai. Chị tỉ mẩn như các mẹ, các bà mưu sinh. Những bó rau lang, rau muống, lá tre khô, lá chuối khô xếp đầy quang gánh của một cô gái tuổi 16, 17 thật khéo léo. Chiếc đòn gánh oằn vai, kẽo kẹt rít lên theo nhịp bước của cô thiếu nữ trong buổi sớm mai sương còn đẫm cỏ ven đường.

Bao lần tôi năn nỉ xin đi theo mà không được. Khi thì chị nạt, khi thì chị dỗ em bằng những lời hứa về quà bánh nếu ngày mai bán được rau. Con gái 16, 17 lam lũ, bươn chải như các bà có chồng vậy mà chị tôi vẫn cứ như trăng rằm.

Chị tôi xinh lắm. Thanh niên trai tráng xóm trên làng dưới thi nhau ngấp nghé ngõ nhà tôi. Hồi đó chưa có điện, chỉ dùng đèn dầu. Cả nhà chỉ thắp từ một đến hai ngọn đèn dầu leo lét, tù mù. Đó cũng là cơ hội cho chị tôi trốn những kẻ thích đong đưa không mời mà đến. Chị chả động lòng với ai.

Đến giờ, mẹ tôi còn kể về chị như giai thoại. Hồi đó có mấy anh chàng đón đường trêu ghẹo chị, chị chẳng thèm đáp lại mà đến thẳng nhà, đứng ngoài ngõ réo cha mẹ họ ra giao kết, cấm cửa với con họ như phụ huynh có con bị đánh. Vài lần như thế, thanh niên thiếu nghiêm túc gặp chị là tắt đài.

Những tưởng cuộc sống của chị rồi cũng êm đềm như các cô gái trong làng: đến tuổi thì về nhà chồng và chăm lo vườn ruộng, bươn bả chân lấm tay bùn. Nhưng không, nhìn chị tôi mới hiểu rằng cuộc đời con người sướng hay khổ tùy thuộc vào bản lĩnh, đặc biệt là phụ nữ. Vốn dĩ không phải họ sinh ra đã khổ. Đa phần họ khổ vì cuộc sống không như ý và không có gan để làm cho cuộc sống như ý.

Sau hai năm nghỉ học, bươn chải kiếm từng đồng cho gia đình, chị xin phép cha mẹ đi học lại, tự ôn thi lên lớp 10. Làng xóm, họ hàng khuyên cha tôi không nên cho con gái đi học nữa. Cha mẹ khuyên can, chị gạt nước mắt, kiên quyết đi học bằng được. Chị học với lớp em sau mình hai tuổi.

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

 

Cách biệt tuổi tác, ngắt quãng về kiến thức, tiền ăn học thiếu thốn bởi sau lưng còn ba đứa em thơ - khó khăn chất chồng vậy mà chị vẫn vươn lên học lớp A, lớp chọn của khối. Lại tiếp nối chuỗi dài các anh chàng ngỏ lời, chị lại bỏ qua.

Tôi không hiểu được tại sao một người con gái có vẻ ngoài dịu dàng, ăn nói duyên dáng, ánh mắt có đuôi như chị mà cứng rắn đến vậy dù những gã trai kia có nhiều yếu tố làm cho các cô gái mới lớn xiêu lòng: đẹp trai, cao to, có nghề, có tiền, lãng tử…

Có người theo đuổi chị tôi cả chục năm, thư về như cánh bướm mùa xuân, ướt át, mê hoặc… nhưng cũng chỉ nhận về cái lắc đầu nhẹ nhàng mà quyết liệt của chị. Tôi cách chị quá xa về tuổi tác để hiểu điều đó. 

Rồi chị ra trường, đi làm. Tự xoay xở đủ kiểu, cuối cùng chị cũng được vào biên chế. Cách nhà hàng trăm cây số nên chị hiếm khi về. Một phần vì không có phương tiện thuận lợi, phải đón 4 - 5 chặng xe mới về được nhà. Say xe cũng là nỗi ám ảnh của chị. Mẹ cha, các em thương nhớ cũng đành chịu. 

Ngày chị đưa người yêu về ra mắt, cả nhà ngỡ ngàng. Chị đã 25 tuổi. Cách đây hơn 20 năm, đó là lứa tuổi khá luống với con gái. Cả nhà vui, riêng cha còn vương nỗi buồn khẽ khàng qua ánh mắt. Cha khẽ bảo chị:

- Xa quá! Cha muốn ở gần, được không con?

Chị im lặng hồi lâu, không đáp. Cha hiểu ý. Có ai không hiểu chính con mình sinh ra. Duyên phận đâu phải muốn là được.

Ngày đưa dâu, cha và chúng tôi đi cùng chị. Nhìn thấy chị rạng ngời trong chiếc váy cưới trắng tinh khôi, cười hạnh phúc bên chồng mà cha mát dạ. Chúng tôi cũng chẳng phải lăn tăn gì bởi cuộc sống của chị thật đáng mơ ước.

Với tôi, chị trở thành thần tượng. Cho nên mỗi lần nghe bài hát của nhạc sĩ Trần Tiến, tôi lại mỉm cười. Biết rằng mỗi người một số phận, một tính cách nhưng giả như chị tôi không có sự cố gắng miệt mài, giả như chị tôi chùn bước trước lời can gián có phần mai mỉa của hàng xóm hoặc giả như chị tôi cũng như bao cô gái xuân thì nghiêng ngả trước bao ong bướm của những chàng trai si tình mà chọn lấy lối mòn xưa cũ thì chắc gì chị được như hôm nay.

Biết đâu chị lại chẳng đôi lần lắng nghe lời hát Chị tôi mà cảm thương cho phận mình và vài lần thảng thốt nếu con mình là con gái… 

Phạm Thị Thanh Hoa 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.