Chỉ đường cho hươu...: Thuốc "lãng quên"

26/08/2024 - 05:34

PNO - Những người mắc chứng “quá thủy chung” cũng chỉ là trường hợp đặc biệt của hội chứng tâm lý mang tên “hội chứng nhớ quá độ” (hyperthymestic syndrome).

Con là người “thù dai nhớ lâu” trong tình cảm: yêu 1 người duy nhất từ hồi cấp III nhưng chúng con không đến được với nhau. Sau khi chia tay, con không yêu ai. Nay con 19 tuổi, gia đình mai mối con với người mới nhưng con không thể quên được bóng hình bạn trai cũ để bước sang trang khác của cuộc đời. Nhiều người khen con quá chung thủy, nhiều người trách con ngu dại.

Tại sao con không thoát được ám ảnh của ký ức?


Một bạn nữ giấu tên (quận 3, TPHCM)

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock


Các nhà tâm lý học khẳng định rằng ghi nhớ và lãng quên là 2 công đoạn của quá trình trí nhớ, diễn ra song song. Nhờ quên cái cũ mà con người có thể ghi nhớ những cái mới. Trong não người cũng đã cài đặt sẵn sự lãng quên. Khi não đấu tranh với cảm giác đau khổ, buồn bã, thất tình, nó không ngừng tiết ra một chất gọi là cannabinoid. Chất này giúp ký ức mờ dần. Nhà sinh vật học người Pháp tên Isabelle Mansuy nghiên cứu và chứng minh rằng não người có chức năng quên lãng tự nhiên để gạt bỏ những thông tin vô dụng, từ đó tiến hành tự bảo vệ hệ thống ký ức. Vì vậy, việc quá ghi nhớ những gì đau buồn, tiêu cực là một vấn đề tâm lý, cần điều chỉnh.

Những người mắc chứng “quá thủy chung” cũng chỉ là trường hợp đặc biệt của hội chứng tâm lý mang tên “hội chứng nhớ quá độ” (hyperthymestic syndrome). Những ám ảnh đau thương của quá khứ chiến tranh, những mất mát lớn do thiên tai, hỏa hoạn gây ra, nỗi kinh hoàng của một vụ tai nạn, sự đau đớn của mất mát người thân sẽ trở thành lực cản để chúng ta có cuộc sống bình thường nếu chúng không bị quên dần.

Với những người mắc chứng nhớ quá độ, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý trị liệu. Những lời khuyên thông thường, sự phân tích lợi hại, sự khích lệ động viên của người thân không mấy hiệu quả, bởi nó đã quá đà, trở thành khó kiểm soát lý trí của chính người trong cuộc. Phải dùng những “liệu pháp” khác nhau mới giúp người ta quên dần quá khứ của mình.
Nhiều người khổ sở vì không thể quên hình bóng người xưa dù họ rất muốn quên. Họ khát khao làm sao sau một giấc ngủ, sáng tỉnh dậy, thấy mình đã quên chuyện cũ, sống vui vẻ, thanh thản để mở rộng vòng tay đón yêu thương mới vào lòng. Tuy nhiên, họ nói rằng “người ơi, khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra loại “thuốc lú” có tác dụng xóa nhòa ký ức thống khổ của người bị thương tổn tâm lý. Đó là thuốc propranolol.

Thật ra, đây là thuốc điều trị huyết áp cao nhưng có tác dụng phụ là làm suy giảm trí nhớ. Các nhà khoa học trên thế giới đang tranh cãi về tác dụng của loại thuốc này. Nó giúp người ta quên đi những nỗi ám ảnh buồn đau của quá khứ nhưng cũng làm mất luôn những kỷ niệm tốt đẹp muốn lưu giữ. Để giải quyết vấn đề trên, nhà khoa học Stefano Zago cho rằng phải kết hợp tâm lý trị liệu với sử dụng thứ “thuốc lú” này cho những người mắc chứng “nhớ quá độ”.

Có người nói, việc gì phải buồn nếu bạn và người cũ không đến được với nhau. Hãy vui vẻ chúc phúc cho họ đi chứ! Thực tế thì trên đời, mấy ai có thể rạch ròi chuyện tình cảm. Người ta hết yêu nhưng vẫn còn thương, còn bồi hồi với những ký ức cũ.

Mấy năm đã qua không phải là cháu không thể quên được đối phương, chẳng qua là cháu vẫn loay hoay nâng niu, thủy chung đối với tình cảm của chính mình.

Trước tiên, cháu hãy tìm hiểu về chứng “quá thủy chung” để tự gỡ những rong rêu đang bám vào những chiếc vây trên mình con cá, rồi tự do nhẹ nhàng bơi lội trong vũng nước và tự tin bơi ra hồ nước rộng. Cháu cũng nên đăng ký học thêm cái mới để mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ. Cháu phải tăng cường học vấn và kỹ năng để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

“Bảo tàng ký ức” của cháu sẽ có những kỷ niệm mới, hiện vật mới phong phú hơn là chỉ mỗi lối mòn của mối tình thời cấp III. Chúc cháu điều chế “thuốc quên” thành công.


Bác sĩ Hoa Tiêu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Mặn từng con chữ

    Mặn từng con chữ

    12-09-2024 06:09

    20 năm gắn với tụi nhỏ, mắt tôi thấm mặn không biết bao lần trước những trang đời bất hạnh. Không hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.

  • Cú lừa giữa tang thương

    Cú lừa giữa tang thương

    11-09-2024 22:25

    Hàng triệu người nghẹn ngào với hình ảnh người chồng đẩy vợ con trong chiếc thau, cùng vượt lũ. Nhưng hóa ra đây là ảnh được dựng để câu view.

  • Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    Khi đàn ông cũng không dám ly hôn

    11-09-2024 18:28

    Hàng chục lần tôi tha thứ, bỏ qua, vợ vẫn chứng nào tật đó. Tôi giận thì vợ bồng con bỏ đi...

  • Ngọn đuốc không tắt

    Ngọn đuốc không tắt

    11-09-2024 11:38

    Hai tiếng “đồng bào” của dân ta cứ sáng lòa trong tai ương, như ngọn đuốc chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ tắt.

  • Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    Dạy con điều gì từ tin tức thiên tai?

    11-09-2024 08:31

    Hãy dạy con không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, vùng miền... Bởi đứng trước thảm họa, tất cả chúng ta đều là những sinh linh nhỏ bé, mong manh.

  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.