Chỉ đường cho hươu...: Cách “cải tạo” tuyệt vời!

22/08/2024 - 15:08

PNO - Tôi không hiểu tâm lý tụi nhỏ, không nhắc thì mình bực, mà la thì chúng bực, không biết phải làm sao.

Nhà tôi thuộc diện rộng rãi, không con cái nên họ hàng dưới quê thường gửi con cháu lên ở nhờ để theo học đại học trên thành phố. Ý của cha mẹ chúng là vừa có chỗ an toàn cho con, vừa tiết kiệm chi phí ăn ở, lại thắt chặt tình cảm quê nhà.

Thế nhưng, tụi nhỏ đang tuổi 17-19, ngoài giờ đi học còn đi làm thêm/học thêm buổi tối và ngày nghỉ nên sinh hoạt, ăn - ngủ - nghỉ không có giờ giấc. Tôi lớn tuổi, không vừa mắt, hay la rầy thành ra 2 bên căng thẳng, mất lòng.

Tôi không hiểu tâm lý tụi nhỏ, không nhắc thì mình bực mà la thì chúng bực, không biết phải làm sao. Mong bác sĩ vẽ đường cho con hươu già này biết lối mà chạy với tụi trẻ.

Một bác ẩn danh ở quận Gò Vấp (TPHCM)

Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock
Ảnh mang tính minh họa - Shutterstock

Khoảng cách thế hệ khiến ngay cả cha mẹ con cái ngay trong cùng một nhà cũng có khi khó trao đổi tâm sự chứ chưa nói đến những người họ hàng xa định góp ý phê bình cháu con. Nhất là trong thời đại internet này, ở đâu cũng có thể kết nối mạng, ai cũng có thể sắm cho mình chiếc điện thoại thông minh, việc giao tiếp thân mật không nhất thiết phải vồn vã “tay bắt mặt mừng”, việc không kết giao không nhất thiết phải “cạch mặt” hoặc “cấm cửa”.

Chuyện kể rằng có người đàn ông lơ đễnh để điện thoại đổ chuông inh ỏi lúc cha xứ đang giảng trong nhà thờ. Ánh mắt vị linh mục không vui vì bài giảng bị cắt ngang giữa chừng. Những người tham dự thánh lễ xì xào. Anh bị vợ cằn nhằn suốt đường về vì bẽ mặt khi có ông chồng vô tâm. 2 con anh bị đám bạn cười nhạo. Cảm thấy chán nản, xấu hổ, từ hôm đó, anh quyết định bỏ đi lễ nhà thờ.

Sau khi chở vợ con về nhà, anh mò tới quán rượu giải sầu. Mải suy nghĩ về những gì đã xảy ra lúc sáng ở nhà thờ, anh lóng ngóng làm đổ ly bia, rồi gạt tay trúng chai bia khiến nó rơi xuống, vỡ tan, bia bắn lên những người xung quanh. Mọi người chạy vội về phía anh. Anh nhắm mắt lại, chờ những lời xỉ vả, thậm chí cả những cú đánh.

Nhưng trái lại, những người đó lại hỏi anh có bị những mảnh vỡ cắt trúng không. Người phục vụ xin lỗi, đưa vội mấy miếng khăn giấy để anh lau bia trên người. Người bảo vệ lau khô sàn nhà. Người quản lý mời anh một ly bia khác, vỗ vai anh khẽ bảo: “Đừng lo lắng, ông anh. Ai mà chẳng mắc lỗi một đôi lần”.

Từ hôm đó, tối nào anh cũng đến… quán rượu.

Điều đó chứng tỏ cách cư xử của chúng ta đối với người xung quanh có thể làm nên những sự thay đổi mang tính quyết định, đặc biệt là đối với những người mắc lỗi.

Bác không có “hậu duệ”, vậy thì để những đứa cháu này “nối dõi” mình, không có công sinh thì có công dưỡng dục. Hãy có buổi họp mặt gia đình, đưa ra vài tuyên bố chung:

- Điều chỉnh giờ giấc cân bằng giữa 2 thế hệ: đám trẻ đừng về khuya quá, chủ nhà đừng đi nghỉ sớm quá (nếu có thể), tránh ảnh hưởng đến giờ giấc sinh hoạt của nhau. Nên có bảng nội quy, ghi nhớ dán nơi dễ thấy. Có sự kiểm tra, nhắc nhở chứ không mang tính hình thức.

- Nếu cần, làm chìa khóa riêng, thậm chí mở lối đi riêng cho các cháu kèm điện thắp sáng mà vẫn đảm bảo an ninh cho phần còn lại của ngôi nhà.

Phân công trực nhật, nấu ăn, dọn dẹp. Đó mới chỉ là sự tự phục vụ của các cháu. Các cháu còn phải tham gia lao động chung cho gia đình (định kỳ dọn rác, lau chùi nhà, cầu thang, cống thoát nước, giặt màn cửa…).

- Bác cũng thay mặt gia đình có mặt trong những sự kiện quan trọng của các cháu.

- Liên hệ với gia đình từng cháu, minh bạch về tiền bạc (học phí, tiền ăn…). Đưa ra những nguyên tắc rõ ràng về chuyện tình cảm, sử dụng chất cấm... Nếu vi phạm sẽ không cho phép lưu trú bởi sẽ ảnh hưởng đến các anh chị em khác.

Trong các cuộc trò chuyện, áp dụng tỉ lệ 80/20: 80% là khen ngợi, khích lệ, mỉm cười, động viên; 20%, thậm chí ít hơn, là phê bình, uốn nắn, sửa dạy những kỹ năng gia đình, lời ăn tiếng nói, cách đối nhân xử thế, quy tắc an toàn khi sử dụng điện và vật dễ cháy nổ, phòng tránh xâm hại tình dục…

Mong rằng “đàn hươu” sẽ coi nhà bác như một thung lũng xanh tươi hiền hòa để tụ họp và phát triển.

Bác sĩ Hoa Tiêu

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Mẹ ơi con muốn làm việc

    Mẹ ơi con muốn làm việc

    11-09-2024 06:15

    Chị nhận ra rằng, không nên quá lo sợ mà cấm trẻ tiếp xúc với tiền bạc từ sớm. Trái lại, cần dạy con biết giá trị của đồng tiền.

  • Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    Hôn nhân không có “sóng gió” to tát

    10-09-2024 18:21

    Tôi cần đối diện với chính mình trước, xem chúng tôi đã rẽ 2 hướng khác nhau từ thời điểm nào, hay mâu thuẫn gì?

  • Tâm sự với con trẻ về công việc

    Tâm sự với con trẻ về công việc

    10-09-2024 15:46

    Thường xuyên trò chuyện với con về công việc không chỉ là một cách chia sẻ kiến thức mà còn là sợi dây gắn kết giữa cha mẹ và con cái.

  • Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    Chỉ đường cho hươu...: Dọn “cỏ” hay… có sao để vậy?

    10-09-2024 11:21

    Mỗi lần con thay sang đồ bơi là các bạn cười khúc khích và nhắc con phải chịu khó triệt lông gọn gàng vùng đó cho khô thoáng.

  • Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    Bà cụ U100 vẫn minh mẫn nhờ luôn tay vận động

    10-09-2024 06:12

    Bí quyết để có sức khỏe và niềm vui của bà rất đơn giản: luôn luôn siêng năng vận động - từ thời còn trẻ cho đến tận lúc già.

  • Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    Tan hoang những cánh đồng mùa bão

    09-09-2024 15:34

    Những cái cây bật rễ trong vườn cũng được vực dậy, hi vọng bộ rễ sẽ ôm chặt lấy đất vườn rồi đứng lên mà già đi cùng trẻ con, người lớn...

  • Con thương cha mẹ thật nhiều

    Con thương cha mẹ thật nhiều

    09-09-2024 15:00

    Bác sĩ chẩn đoán là cột sống của tôi có 1 chấm nhỏ giống như khối u, nhưng cha tôi cứ dửng dưng không thấy lo lắng gì.

  • Màn kịch hạnh phúc

    Màn kịch hạnh phúc

    09-09-2024 06:49

    Những chuỗi ngày liên tiếp như thế trôi qua. Càng ngày tôi càng trở thành một con người lạnh lùng, cô độc và chỉ muốn bứt phá, nổi loạn.

  • Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    Do sách bây giờ đọc rất... khó vào

    08-09-2024 12:18

    Muốn vực dậy văn hoá đọc cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và xã hội. Việc ấy cần làm ngay kẻo quá muộn!

  • Tiếng rao thánh thót một đời

    Tiếng rao thánh thót một đời

    08-09-2024 06:21

    Sau này khi lớn lên và hiểu rõ hơn về từng ngành nghề, tôi lại thấy trân quý công việc của má.

  • Giá như ba mẹ dám sống khác…

    Giá như ba mẹ dám sống khác…

    07-09-2024 15:01

    Trong thẳm sâu, sự nuối tiếc về một phần cuộc đời lẽ ra đã có thể rất vui vẻ, hạnh phúc vẫn luôn ám ảnh anh.

  • Cháu tôi sợ đến lớp

    Cháu tôi sợ đến lớp

    07-09-2024 10:00

    Theo các chuyên gia tâm lý, chính sự quá ỷ lại vào ba mẹ góp phần khiến trẻ sợ đến lớp và khó hòa nhập trong môi trường cần tính kỷ luật.

  • Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    Dạy con không nước mắt: Dạy sao?

    07-09-2024 06:14

    Nhiều gia đình quan tâm và thực hành xu hướng giáo dục không nước mắt, không đòn roi. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng áp dụng đúng cách.

  • Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    Đánh thức niềm đam mê đọc sách của học trò

    06-09-2024 18:48

    Việc "đánh thức" niềm đam mê đọc sách trong học sinh vốn không hề dễ dàng khi các em có quá nhiều phương tiện giải trí khác.

  • Cuốn sổ hộ khẩu

    Cuốn sổ hộ khẩu

    06-09-2024 14:26

    Bị phản bội, nhưng mẹ tôi quyết không ly hôn, có thể mẹ nghĩ đó là cách mẹ bảo vệ tài sản cho các con một cách trọn vẹn nhất.

  • Biết tha thứ và biết quên

    Biết tha thứ và biết quên

    06-09-2024 06:24

    Bỏ qua, biết tha thứ và biết quên là liều thuốc tốt nhất, hiệu nghiệm nhất trong cuộc sống.

  • Ba muốn đi bước nữa

    Ba muốn đi bước nữa

    05-09-2024 17:38

    Ước muốn có người bầu bạn trong những năm tháng cuối đời đâu có gì là quá đáng. Ba tôi xứng đáng được lựa chọn hạnh phúc.

  • Không ít người đọc sách cho... sang

    Không ít người đọc sách cho... sang

    05-09-2024 15:42

    Có ông nọ hay hỏi người đối diện đọc sách gì, tác giả nào, và thường tỏ vẻ coi thường nếu người kia trả lời không (hay ít) đọc sách...