Chỉ có sáng tạo mới kế thừa và phát huy được bản sắc dân tộc

29/10/2014 - 18:02

PNO - PN - Ngoài báo cáo đề dẫn của họa sĩ Lương Xuân Đoàn, 5 trong gần 40 tham luận đã được trình bày trong buổi Hội thảo “Mỹ thuật ứng dụng trên đường tìm về bản sắc Việt” sáng 28/10 (do Trường Đại học Văn Lang và Hội Mỹ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Chi co sang tao moi ke thua va phat huy duoc ban sac dan toc

Các tham luận đều có cách tiếp cận vấn đề dưới nhiều góc nhìn, như: Design là… “tất cả” (nhà phê bình Nguyễn Quân), Design và những nguồn ảnh hưởng - Trường hợp Bát Tràng (nhà phê bình Phan Cẩm Thượng), Làm thế nào để mỹ thuật ứng dụng gắn liền với bản sắc Việt nhiều hơn nữa (NGND-HS Huỳnh Văn Mười), Một số vấn đề nhận thức và thực tiễn về mỹ thuật ứng dụng với bản sắc văn hóa dân tộc (PGS-TS Huỳnh Quốc Thắng)... nhưng cùng phản ánh thực trạng mỹ thuật ứng dụng trong mối quan hệ với bản sắc văn hóa dân tộc đang trong tình trạng báo động.

Trong đó, phổ biến là sự sáng tạo trong làng design còn thấp, nạn sao chép, bắt chước tràn lan, tệ ăn cắp bản quyền vô tội vạ (của nước ngoài và trong nước), nhiều làng mỹ thuật truyền thống chết dần chết mòn, sản phẩm Việt chất lượng và hình thức kém, hàng hóa Việt chưa đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch, thẩm mỹ trọc phú nổi lên đang giết dần bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều ý kiến cảnh báo về nguy cơ đồng hóa và đánh mất bản sắc Việt…

Đồng thời, các tham luận cũng đề xuất nhiều giải pháp vừa bức thiết, vừa lâu dài đối với ngành mỹ thuật ứng dụng nói riêng và đối với văn hóa, kinh tế, xã hội nói chung… Phát biểu trong buổi hội thảo, GS-KTS Hoàng Đạo Kính nói: “Tôi không e ngại lắm việc chúng ta kém bản sắc văn hóa mà thật sự e ngại việc chúng ta chậm và lạc hậu. Muốn tìm về bản sắc dân tộc và phát huy bản sắc dân tộc, là phải sáng tạo và phải đủ năng lực, nội lực để sáng tạo”.

 TRỊNH BÍCH

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI