Chỉ chọn trường tư khi “hết cửa” vào trường công?

15/03/2014 - 07:23

PNO - PN - Với suy nghĩ trường công lập bao giờ cũng tốt hơn trường tư, nên chỉ khi nào “hết cửa” vào trường công, thí sinh (TS) mới chịu học trường tư. Thật ra, trong những năm qua, nhiều trường tư đã nỗ lực để...

edf40wrjww2tblPage:Content

Gắn lý thuyết với thực tế

“Chất lượng đào tạo chính là sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội”. Với quan niệm đó, các trường tư, bằng nhiều cách, đã cố gắng “thực tiễn hóa” những nội dung, chương trình đào tạo của mình. Trường ĐH Hoa Sen dành khoảng 30% số giờ giảng cho khách mời là những nhà lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm từ các tập đoàn, doanh nghiệp (DN) đến trao đổi với sinh viên (SV). Hầu hết các môn học đều được thiết kế có giờ thực hành với hình thức thảo luận, đi thực tế tại DN và thực hiện các bài tập. Quá trình “thực tiễn hóa” đó đã giúp SV dễ nắm bắt vấn đề và hứng thú hơn với bài học.

Ở Trường ĐH Hoa Sen, phòng học được bố trí không quá rộng, trong quá trình dạy, thầy được khuyến khích di chuyển liên tục để thầy - trò dễ tương tác. SV cũng được đánh giá liên tục trong quá trình học tập. Cụ thể, trong mỗi môn học, SV được đánh giá qua bốn cột điểm như bài tập, đề án, kiểm tra giữa môn và thi hết môn; trong đó điểm thi kết thúc môn học chỉ chiếm khoảng 50 - 60% điểm môn học. Quy trình này buộc SV phải học thật chứ không thể học đối phó.

Ngoài ra, SV Trường ĐH Hoa Sen còn có hai kỳ thực tập quan trọng là “thực tập nhận thức” (kéo dài tám tuần vào cuối năm thứ hai) và “thực tập tốt nghiệp” (kéo dài 14 tuần trước khi tốt nghiệp). Đây là thời gian SV sẽ phải làm việc thực sự và toàn thời gian tại các doanh nghiệp. ThS Hoàng Đức Bình - Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, Trường ĐH Hoa Sen, ước tính tổng quỹ thời gian cho thực hành tại ĐH Hoa Sen vào khoảng 30-60% tùy từng ngành học. Ngoài ra, từ lâu, ĐH Hoa Sen còn nổi tiếng với phương thức đào tạo “lý thuyết và thực hành xen kẽ” giúp SV có điều kiện kiểm chứng lại những lý thuyết đã học.

“Lý thuyết hàn lâm” là trở ngại lớn đối với phần đông SV, nhất là SV trường tư có điểm đầu vào không cao. Trường ĐH Lạc Hồng (Biên Hòa - Đồng Nai), đã khắc phục trở ngại này bằng cách cấu trúc lại chương trình theo hướng: coi trọng thực hành (chiếm 60% tổng thời gian), lý thuyết chỉ được dạy ở mức cơ bản (riêng những SV có khả năng nghiên cứu sẽ được tạo điều kiện nghiên cứu sâu hơn).

Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong?

HS Trường THPT Võ Thị Sáu (Q. Bình Thạnh) tại buổi hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh năm 2014. Ảnh: Minh Nhật.

Thạc sĩ Lâm Thành Hiển - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng - nói: “Cứ hình dung, nếu học về lập trình mà chỉ học trên giấy thì có gì hứng thú! Vì thế chúng tôi khuyến khích SV xuống xưởng lập trình trên các thiết bị máy móc, rô-bốt. Tương tự, ở các ngành như kế toán hay quản trị, chúng tôi yêu cầu các thầy cô giáo phải dạy SV bằng tình huống thật, số liệu - sổ sách thật và SV buộc phải tư duy nhằm giải quyết một vấn đề thật. Ở các ngành đào tạo khác, thông qua hệ thống các bài tập không quá khó nhưng thiết thực, thầy cô giáo cũng sẽ buộc SV phải làm việc nhiều hơn, phải xuống phòng thí nghiệm nhiều hơn...”.

Chất lượng được khẳng định

Chất lượng đào tạo của nhiều khoa ngành tại các trường ĐH tư như Lạc Hồng, Hoa Sen, Văn Lang, Văn Hiến… hiện đã được khẳng định rõ. Vì thế, nhiều TS quyết định bỏ trường công sang học trường tư.

Dù vẫn còn “lời ong tiếng ve”, nhưng chất lượng đào tạo ở nhiều ngành của Trường ĐH quốc tế (QT) Hồng Bàng đang từng bước được khẳng định. Với các ngành thiết kế công nghiệp và kiến trúc, SV của trường từng có những sản phẩm ấn tượng như Mô hình nhà nổi cho vùng sông nước Nam bộ hay bộ phim hoạt hình Đại chiến Bạch Đằng. Trong các cuộc trưng bày mô hình sản phẩm công nghiệp tại Nhà văn hóa Thanh Niên, những thiết kế của SV ĐHQT Hồng Bàng cũng luôn nổi bật. Ở ngành điều dưỡng và thể dục thể thao, các cử nhân do trường đào tạo đã khẳng định được vị trí của mình tại các đơn vị sử dụng lao động.

Bà Trần Thị Kim Ngọc - Điều dưỡng trưởng Bệnh viện (BV) Tai Mũi Họng, kể: cách nay hơn một năm, BV có nhận năm SV ngành điều dưỡng của Trường ĐHQT Hồng Bàng gửi sang thử việc, với ý định nếu được thì nhận vào diện hưởng lương khoán. Sau ba tháng, các em này được Hội đồng tuyển dụng của BV đánh giá rất tốt, không thua gì những SV cùng ngành của Trường ĐH Y dược về chuyên môn, lại lễ phép, chịu khó học hỏi và thể hiện được sự yêu nghề. Vì thế, BV đã quyết định tuyển dụng chính thức.

“Đợt đó chúng tôi tuyển bảy điều dưỡng thì hết năm là của ĐHQT Hồng Bàng” - bà Kim Ngọc cho biết. Bà Nguyễn Thị Cẩm Lệ - Điều dưỡng trưởng BV Nhi Đồng I, nơi tiếp nhận điều dưỡng viên từ nhiều nguồn - nhận xét: “Lãnh đạo BV chúng tôi đánh giá SV ĐH Hồng Bàng có kiến thức nền tốt và đặc biệt là chịu khó học tập. Các em cử nhân điều dưỡng này hiện đều được bố trí ở các khoa hồi sức”.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Hiệu trưởng Trường ĐHQT Hồng Bàng, nêu quan điểm: “Chúng tôi cho là ai cũng có năng lực cả. Năng lực đó có thể lộ ra, nhưng cũng có thể còn tiềm ẩn, vấn đề là phải phát hiện và phát huy nó. Khi mặt mạnh được phát huy sẽ giúp khắc phục những mặt còn yếu kém, SV sẽ thoát được sự tự ti. Chúng tôi chú trọng phát huy các kỹ năng, tôn trọng và khuyến khích những tư duy mới, những ý kiến phản biện sáng tạo, không rập khuôn ở SV. Đừng vội đánh giá những TS có điểm thi đầu vào thấp là không có năng lực”.

Hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp là một trong những hoạt động rất được các trường ĐH ngoài công lập quan tâm. Số doanh nghiệp ĐH Hoa Sen thiết lập được quan hệ để đưa SV đi thực tập đã lên đến con số ngàn. “Đây là một kênh hỗ trợ rất hiệu quả cho chất lượng đào tạo”- ThS Hoàng Đức Bình nhận định. Trường ĐH Lạc Hồng cũng tổ chức hẳn một lực lượng chuyên trách việc quan hệ với các DN để tìm kiếm nơi thực tập cho SV, đồng thời tiếp thị và cung cấp nhân lực do trường đào tạo cho các DN. Nhờ vậy, tỷ lệ SV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp tại Trường ĐH Lạc Hồng là 96-98%. Còn tại ĐH Hoa Sen, tỷ lệ có việc làm ngay sau khi ra trường năm 2012 ở hệ ĐH là 83%, hệ ĐH hợp tác quốc tế là 86,2%, hệ CĐ là 92,5%, hệ kỹ thuật viên cao cấp là 83,75 và hệ trung cấp chuyên nghiệp là 63,1%. Mức lương trung bình từ 4,5-20 triệu đồng tùy từng hệ đào tạo và từng ngành nghề.

 Minh Nhật

Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong?

Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong? Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong?

Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong? Chi chon truong tu khi “het cua” vao truong cong?

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI