Chen chân xin chữ, cầu may học hành ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

15/02/2024 - 22:58

PNO - Xin chữ để cầu may trong học hành thi cử, là tục lệ đẹp dịp đầu năm của người Thủ đô và các vùng "đất học" miền Bắc.

 

Đầu năm, Văn Miếu đông không thua các ngôi chùa linh thiêng ở miền Bắc
Đầu năm, cụm di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám đông đúc không thua các ngôi chùa linh thiêng 

Những ngày đầu năm, khu di tích Văn Miếu - Quốc tử Giám (phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP Hà Nội) đón lượng khách đông nhất trong năm. Người dân Hà Nội nô nức đến Văn Miếu như một tục lệ đẹp đầu năm, cùng nhau nguyện cầu bình an, hạnh phúc, học hành đỗ đạt...

Ban quản lý mở 2 cửa bán vé bằng tiền giấy và một bàn bán vé bằng app, nhưng dòng người xếp hàng luôn dằng dặc
Ban quản lý mở 2 cửa bán vé bằng tiền giấy và 1 bàn bán vé qua mã QR, nhưng dòng người xếp hàng chờ mua vé luôn dài dằng dặc. Vé người lớn 70 ngàn đồng, học sinh sinh viên 35 ngàn đồng, trẻ dưới 15 tuổi được miễn phí.

Văn Miếu xây dựng từ năm 1070 để thờ Khổng Tử và Nho giáo, có chức năng của một trường học Hoàng gia. Năm 1076, Quốc Tử Giám được xây dựng bên cạnh Văn Miếu - là trường đại học quốc gia đầu tiên tại Việt Nam, đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước. 

Vì ý nghĩa đặc biệt như vậy, có thể khẳng định đây là điểm văn hóa tín ngưỡng có lượng khách trẻ tuổi lui tới đông nhất. Ngoài nguyện cầu điều tốt lành, may mắn trong cuộc sống, người dân và du khách thường cầu xin học hành tấn tới, thi cử đỗ đạt... 

Muốn gặp nhiều học sinh sinh viên dịp đầu năm - xin mời ghé Văn Miếu Quốc Tử Giám
Muốn gặp nhiều học sinh sinh viên dịp đầu năm, xin mời ghé Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Em Minh Đặng (18 tuổi, tới từ tỉnh Hà Nam) đã lên chuyến tàu trưa mùng Một để có mặt tại Văn Miếu với mong muốn "sờ đầu rùa" ở vườn bia tiến sĩ, và cầu xin cho kỳ thi đại học trước mắt.

Em gái tên Bích Loan 15 tuổi nhà ở khu Cầu Giấy (TP Hà Nội) dùng ngón trỏ "vẽ tay" vào tường (để không gây bẩn tường) viết ra điều nguyện ước thi đỗ vào trường cấp 3 Yên Hòa gần nhà.

Tường của di tích bị viết vẽ chằng chịt các nội dung cầu nguyện lâu nay là vấn nạn của nhiều điểm đến. Các du khách ý thức được điều này nên hầu hết đều dùng bút không mực, hoặc ngón tay "vẽ không khí" lời nguyện ước.

Tường di tích chằng chịt lời ước nguyện
Tường di tích chằng chịt lời ước nguyện của học sinh sinh viên

Một bé gái 10 tuổi tới từ TPHCM khá thông minh khi dùng đầu gôm của bút chì viết tên trường đại học mơ ước, sau đó dùng tay xóa sạch.

Quanh các gian miếu thờ 3 đời vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông, người thầy vĩ đại Chu Văn An..., có rất nhiều học sinh sinh viên chắp tay nguyện cầu.

Đây là nơi có cặp hạc đẹp đánh giá là đẹp nhất Việt Nam
Đây là gian thờ được cho là có cặp hạc đồng đẹp nhất Việt Nam
Các em tiểu học cũng thành tâm cầu học tốt, thực hiện ước mơ chinh phục những đỉnh cao tri thức
Các em tuổi tiểu học cũng thành tâm cầu cho mình bền chí, chăm học hành, thực hiện ước mơ tri thức

Dãy bàn các ông đồ tặng chữ đầu năm luôn đông nghịt người xếp hàng xin chữ. Làn người di chuyển chậm chạp, mất khoảng từ 30 phút tới hơn 1 tiếng mới có thể mua tấm giấy điều xin chữ. Tuy nhiên, ai cũng kiên nhẫn và vui vẻ.

Mức phí giấy để viết chữ năm nay là 120 ngàn và 180 ngàn tùy vào loại trục cuốn.

Khách xếp hàng dài chờ xin chữ ngày mùng 1 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám
Khách xếp hàng dài chờ xin chữ ngày mùng Một tết tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Phí mua giấy có 2 loại 120.000đ (trục thường), và 180.000đ (trục biểu). Việc cho tặng chữ là miễn phí.
Phí mua giấy có 2 loại 120.000đ (trục thường) và 180.000đ (trục biểu). Các thầy đồ cho tặng chữ miễn phí.
Khách kiên nhẫn chờ cho chữ
Nhóm bạn gái háo hức xem ông đồ viết chữ
Nhiều trung niên đeo đuổi con đường học vấn cũng tới xin chữ, mong suôn sẻ để đỗ đạt các nguyện vọng, các học vị, học hàm...
Nhiều người tuổi trung niên xin chữ mong mình hoặc người thân may mắn trong thi cử học hành, đỗ đạt; thành công trên con đường chinh phục học vị, học hàm...
Khách đưa ra yêu cầu và được ông đồ tư vấn thêm
Một ông đồ vừa mài mực vừa tư vấn tận tình cho khách

Khách xin chữ chuộng chữ cổ hơn chữ quốc ngữ, nên các ông đồ chữ Hán Nôm làm việc không ngơi nghỉ. Riêng ông đồ ở 2 bàn chữ quốc ngữ khá vắng, nên có nhiều phút nghỉ ngơi.

Trái với thầy đồ chữ Nho, khu vực cho chữ quốc ngữ khá vắng
Trái với thầy đồ chữ Hán Nôm, các thầy ở khu vực cho chữ thư pháp quốc ngữ khá vắng 
Nam sinh này cũng vui không kém
Nam sinh này và người thân hân hoan sau khi xin chữ thành công
Sau khi thầy đồ cho chữ, khách cần mở tấm giấy một lát để chờ mực khô mới có thể cuốn lại
Sau khi được thầy đồ cho chữ, khách phải phơi tấm giấy một lát chờ mực khô mới có thể cuốn lại cho gọn

Tôn vinh xã hội tri thức, phát triển nhà nước dựa trên hệ thống trường lớp và văn hóa toàn dân, trọng dụng người tài, là truyền thống đẹp của dân tộc Việt.

Một ông đồ đang dùng mực tàu giấy đỏ chuẩn truyền thống ngàn năm văn hiến
Một ông đồ đang dùng mực tàu giấy đỏ theo yêu cầu của khách
Không chỉ bên trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các con đường bên ngoài cũng có nhiều gian hàng cho tặng bán chữ đầu xuân. Trong hình, du khách ngoại quốc hứng thú bàn chuyện đầu năm với ông đồ già.
Không chỉ bên trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám, các con đường ngoài khu di tích cũng đỏ rực bởi gian hàng cho chữ của các ông đồ. Trong hình là du khách ngoại quốc hứng thú nói chuyện cùng ông đồ già.
Văn Miếu là điểm du lịch nổi tiếng hàng đầu của Thủ đô, nơi giúp du khách tìm hiểu về ngàn năm văn hiến
Văn Miếu là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, là điểm du lịch được nhiều du khách chọn làm nơi check-in và tham quan

Chữ các em nhỏ xin hoặc mua vật phẩm liên quan nhiều nhất là chữ "đỗ đạt". Chữ người lớn tuổi chọn nhiều nhất là chữ An, chữ Phúc, Lộc, Thọ...

Một bé gái mua vật phẩm có chữ đỗ đạt giá 20 ngàn đồng
Một bé gái mua vật phẩm đồng xu có chữ "đỗ đạt" giá 20 ngàn đồng. Đây là cách giản tiện của những ai ngại xếp hàng cả tiếng để xin chữ mực tàu của ông đồ.

Những dòng người nối dài xin chữ và thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ mùng Một kéo dài suốt tháng Giêng, tháng Hai và nhiều dịp lễ quan trọng trong năm, minh chứng cho việc đề cao, gìn giữ và phát triển "đạo học" của người Việt.

Bài và ảnh: Hồng Phương

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI