Cháy rừng khốc liệt ở vùng đất lạnh giá quanh năm

21/07/2020 - 12:54

PNO - Hàng trăm vụ cháy lớn, nhỏ đã khiến nhiều cánh rừng ở Siberia cũng như các vùng khác của Nga bị thiệt hại nghiêm trọng.

 

 Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á - Âu. Siberia có khí hậu quanh năm lạnh giá, nhiệt độ cao nhất nơi đây rơi vào khoảng tháng 7. Từ đầu tháng 7 này, nền nhiệt cao cộng với khí hậu khô đã gây ra hàng loạt đám cháy rừng tại Siberia. Ngày 12/7, tờ The Moscow Times dẫn lời cơ quan lâm nghiệp Nga cho biết đã có hơn 300 vụ cháy rừng lớn, nhỏ trên khắp vùng Siberia. Trong ảnh là đám cháy nhìn từ trên cao ở Krasnoyarsk.
Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á - Âu. Siberia có khí hậu quanh năm lạnh giá, nhiệt độ cao nhất nơi đây rơi vào khoảng tháng 7. Từ đầu tháng 7, nền nhiệt cao cộng với khí hậu khô đã gây ra hàng loạt đám cháy rừng tại Siberia. Ngày 12/7, tờ The Moscow Times dẫn lời cơ quan lâm nghiệp Nga cho biết đã có hơn 300 vụ cháy rừng lớn, nhỏ trên khắp vùng Siberia. Trong ảnh là đám cháy nhìn từ trên cao ở Krasnoyarsk.
Đám cháy bùng phát dữ dội vào hôm 17/7 tại Krasnoyarsk.
Đám cháy bùng phát dữ dội vào hôm 17/7 tại Krasnoyarsk. 
Khói bay mù mịt từ đám cháy rừng ở Krasnoyarsk và lan ra nhiều cánh rừng xung quanh.
Khói bay mù mịt từ đám cháy rừng ở Krasnoyarsk và lan ra nhiều cánh rừng xung quanh. Cháy rừng vẫn diễn ra vào mùa khô ở Siberia nhưng các chuyên gia nhận định tình hình năm nay nghiêm trọng hơn vì thời tiết ấm lên bất thường từ đầu năm. Hôm 16/7, tại vùng Verkhoyansk, một trong những nơi thưa dân, lạnh lẽo nhất thế giới ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục lên tới 38 độ C. Nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận tại khu vực này là vào năm 1988: 37,3 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ cao nhất ở vùng cực Bắc từng được ghi nhận năm 1915 là 37,8 độ C.
Một mảng rừng bị thiêu trụi sau đám cháy.
Một mảng rừng bị thiêu trụi sau đám cháy.
Các nhân viên trong Bộ tình huống khẩn cấp của Nga phun nước vào từng ngóc ngách để loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn
Các nhân viên trong Bộ tình huống khẩn cấp của Nga phun nước vào từng ngóc ngách để loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn gây cháy sau khi một đám cháy được dập tắt ở khu tự trị Khanty-Mansiysk Autonomous.
Hai mảng màu khác biệt trong cánh rừng khi một đám cháy quét qua. Khói cũng khiến mảng xanh ở vùng lân cận bị ảnh hưởng.
Hai mảng màu khác biệt trong cánh rừng khi một đám cháy quét qua. Khói cũng khiến mảng xanh ở vùng lân cận bị ảnh hưởng.
Ngọn lửa và cột khói bốc cao đến hơn chục mét trong đám cháy ở khu tự trị Khanty-Mansi Autonomous
Ngọn lửa và cột khói bốc cao đến hơn chục mét trong đám cháy ở khu tự trị Khanty-Mansi Autonomous.
Đám cháy lan rộng ở Yakutla hôm 16/7.
Đám cháy lan rộng ở Yakutla hôm 16/7. Cách đó hơn 1 tuần, theo thông tin từ cơ quan lâm nghiệp Nga, có khoảng 159 đám cháy nằm xa khu dân cư nên việc triển khai lực lượng đến dập lửa rất tốn kém. Các đám cháy này thiêu rụi 333.000ha rừng.
Các nhân viên trong Bộ Tình huống khẩn cấp hoạt động liên tục để giảm thiểu diện tích rừng bị thiệt hại.
Các nhân viên trong Bộ Tình huống khẩn cấp Nga hoạt động liên tục để giảm thiểu diện tích rừng bị thiệt hại.
Nhân trong lực lượng dịch vụ bảo vệ rừng trên không của Nga cũng được huy động để dập tắt đám cháy tại Krasnoyarsk hôm 10/7.Lực lượng dịch vụ bảo vệ rừng trên không của Nga cũng được huy động để dập tắt đám cháy tại Krasnoyarsk hôm 10/7. Cơ quan này cho biết nhận nhiệm vụ dập tắt 136 đám cháy làm cháy 43.000 ha rừng. Họ sử dụng nhiều biện pháp như: thả nước từ trên không, phun hoá chất vào mây để gây mưa, sử dụng chất nổ ngăn đám cháy lan rộng...
Các đám cháy được dập tắt nhưng than, khói cộng với thời tiết khô hanh dễ khiến bùng phát trở lại.
Các đám cháy được dập tắt nhưng than, khói cộng với thời tiết khô hanh dễ khiến ngọn lửa bùng phát trở lại.
Cháy rừng kéo dài ở Yakutla khiến chính quyền địa phương chính quyền địa phương phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở hai thành phố Krasnoyarsk và Irkutsk
Cháy rừng kéo dài ở Cộng hoà Sakha khiến chính quyền địa phương phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở hai thành phố Krasnoyarsk và Irkutsk.
Những cánh rừng chìm trong biển lửa do khí hậu ấm lên bất thường kéo theo những lo ngại về việc
Những cánh rừng chìm trong biển lửa do khí hậu ấm lên bất thường kéo theo những lo ngại về việc biến đổi thời tiết trong tương lai, đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Thuỳ Anh (theo Reuters, The Moscow Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI