"Chạy mưa" ở làng hương Quảng Phú Cầu

10/11/2024 - 10:32

PNO - Để hương không bị ướt, ảnh hưởng đến màu sắc, mùi đặc trưng, mỗi khi trời đổ mưa, người dân tận dụng mọi thứ có thể để che mưa cho hương.

Làng hương Quảng Phú Cầu, nằm tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội, nổi tiếng với nghề làm hương truyền thống lâu đời.
Làng hương Quảng Phú Cầu (thuộc xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) hay còn gọi là làng hương Xà Cầu, cách trung tâm thủ đô khoảng 35km. Với đặc trưng của làng nghề gần 100 năm, đây là địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước tìm đến khi ghé Hà Nội.
Bạn có thể dễ dàng đi đến làng Quảng Phú Cầu bằng xe máy hoặc xe buýt nếu đi từ trung tâm Hà Nội. Nếu di chuyển bằng xe máy, hãy đi theo Quốc lộ 21B, Tỉnh lộ 429. Nếu bạn thích ngồi xe buýt ngắm cảnh, hãy chọn xe buýt số 91 đi từ bến xe Yên Nghĩa sẽ dễ dàng hơn khi đến với ngôi làng tuyệt đẹp này.
Để đến làng hương Quảng Phú Cầu, bạn có thể di chuyển bằng xe máy, theo hướng quốc lộ 21B, tỉnh lộ 429 hay bắt tuyến xe buýt số 91.
Khi bước vào khu vực của làng hương, du khách sẽ ồ lên thích thú với những bó hoa hương - những cây hương được bó khéo léo, tạo thành bó hương có hình dáng gần giống một đóa hoa đỏ hay vàng trong sân nhà, những bãi đất trống hay dọc đường làng.
Khi bước vào khu vực của làng hương, du khách sẽ ồ lên thích thú với những "bó hoa hương" - những cây hương được bó khéo léo, có hình dáng gần giống một đóa hoa đỏ hay vàng trong sân nhà, những bãi đất trống hay dọc đường làng.
Để tạo thành phẩm hoàn chỉnh đến tay người dùng, mỗi nén hương đều được đặt trọn tâm huyết của người thợ. Từ khâu vót tăm, nhuộm chân, se hương đến phơi khô, đóng gói đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Tuỳ từng loại hương, người thợ sẽ lựa chọn nguyên liệu phù hợp. Nguyên liệu của hương thường được làm từ trầm, tùng, trắc, bạch chỉ, hoắc hương, hoa hồi, quế chi, nhựa cây trám, củ, rễ cây hương bài, than xoan,...   Làng hương Quảng Phú Cầu Hương Quảng Phú Cầu khi se phải lăn thật nhẹ, chắc tay và đảm bảo phơi đủ nắng (Nguồn ảnh: sưu tầm) Theo cách làm truyền thống, đối với việc se hương, người thợ phải lăn thật nhẹ và chắc tay để cho bột bám đều vào que hương. Ngày nay, với công nghệ hiện đại, các cơ sở đều đầu tư máy móc để công đoạn này nhanh hơn, năng suất tăng gấp nhiều lần. Hương sau khi se xong phải phơi đủ nắng mới không bị mốc và để được lâu. Với nguyên liệu thảo mộc, bí quyết pha trộn riêng biệt, tỉ mỉ trong từng công đoạn, hương của Quảng Phú Cầu luôn thơm lâu, bền màu, đẹp mắt.
Với tuổi nghề gần 100 năm, mỗi khâu chế tác hương từ vót tăm, nhuộm chân, xe hương đến phơi khô, đóng gói... đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận và đều mang đậm văn hóa nông thôn Bắc Bộ.
Cho đến nay, làng hương Quảng Phú Cầu không chỉ bán hàng theo cách truyền thống cho thương lái như trước kia, các cơ sở của làng đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu riêng, áp dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Nhiều sản phẩm như hương vòng, hương nén,... của địa phương đã được chứng nhận OCOP 3-4 sao và được nhiều khách hàng đón nhận. Hiện nay, hương Quảng Phú Cầu không chỉ được người tiêu dùng Hà Nội ưa chuộng mà còn là mặt hàng quen thuộc ở nhiều thị trường khác trong và ngoài nước.   2.2 Chụp ảnh check-in cùng những “đóa hoa” hương rực rỡ Đến thăm làng hương Quảng Phú Cầu, đây là cơ hội để bạn tìm hiểu về nghề sản xuất tăm hương truyền thống và chụp thật nhiều bức ảnh check-in độc đáo.
Ngày trước, người thợ sẽ xe hương bằng cách lăn thật nhẹ và chắc tay để bột bám đều vào que hương. Ngày nay, để tăng sản lượng, các cơ sở đã nhờ đến sự hỗ trợ của máy móc. Tuy nhiên, người dân vẫn phải hoàn thành những công đoạn khác, trong đó, khâu quan trọng không kém là phơi hương sau khi xe xong.
Những "bó hoa hương" rực rỡ trong nắng
Ở làng nghề Quảng Phú Cầu, những bó tăm hương được bó lại với kích thước lớn, đầu chụm vào nhau và chân xoè trong đều như hoa đang nở. Hương Quảng Phú Cầu là loại hương màu vàng và đỏ - màu sắc may mắn của phương Đông nên rất đẹp và nổi bật. Chính vì vậy, trong nhiều năm liền, làng hương Hà Nội này là nơi được các nhiếp ảnh gia trong và ngoài nước chọn lựa để chụp ảnh và không ít các tác phẩm về làng hương này đoạt nhiều giải thưởng lớn.   Vì khung cảnh quá đỗi đẹp mắt và độc đáo mà làng hương Quảng Phú Cầu trở thành làng nghề truyền thống ở Hà Nội thu hút đông đảo nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Đến đây, du khách sẽ được dịp dạo khắp các thôn làng để ngắm những “đoá hương to lớn và chụp thật nhiều ảnh đẹp.   Tuy nhiên, ở Quảng Phú Cầu, người dân phơi hương khắp nơi. Khi muốn chụp ảnh cùng những sân hương của người dân, bạn nên xin phép trước và không nên tự ý vào chụp. Ngoài ra, để ủng hộ người dân trong làng, du khách đừng quên mua một vài bó hương về dùng hoặc làm quà tặng.
Thời gian trung bình để phơi hương tại làng hương Quảng Phú Cầu từ 1-2 ngày, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Tại làng hương, mưa là nỗi lo lớn nhất, bởi một khi bị ướt, hương không chỉ bị ẩm mốc mà còn mất màu, mất mùi đặc trưng.
Ngay từ những bước chân đầu tiên đến làng hương Quảng Phú Cầu, du khách sẽ bắt gặp một nhịp sống tất bật với công việc làm hương của người dân nơi đây.   Đi qua những cung đường làng, bạn sẽ thấy rất nhiều xe cộ, phương tiện vận chuyển lớn nhỏ ra vào để mang hương đi bán vô cùng tấp nập. Khắp nơi là những khoảng sân rộng phơi đầy những bó hương đỏ như những đoá hoa khổng lồ dưới ánh nắng vàng rực. Nơi đây, người dân tận dụng các sân nhà, sân đình, những bãi đất trống để phơi hương, tạo nên một khung cảnh vô cùng ấn tượng.
Vì lý do đó, mỗi lần trời bất chợt đổ mưa khi đang phơi hương, người dân sẽ tất bật xuôi ngược, người cố gắng mang hương vào nhà, người tận dụng mọi thứ từ nilon, dù... để che hương.

Cảnh tượng này không phải là hiếm thấy tại Quảng Phú Cầu, nhất là trong những ngày mùa mưa. Những người phụ nữ, những người đàn ông trong làng, không quản ngại thời gian, luôn sẵn sàng ra ngoài, nhanh chóng di chuyển từng bó hương vào nơi khô ráo, bảo vệ sản phẩm của mình. Đôi khi, họ còn đứng im dưới mưa, tay vẫn ôm bó hương, miệng dặn dò nhau: “Mưa chỉ vài phút thôi, đợi nó qua rồi tiếp tục phơi.” Tình yêu với nghề, sự chăm chỉ và tỉ mỉ của người dân làng hương đã làm nên tên tuổi của Quảng Phú Cầu.  Hơn nữa, những bó hương được phơi khô, bảo quản tốt không chỉ là một sản phẩm, mà là biểu tượng của truyền thống văn hóa lâu đời của vùng đất này. Công việc che mưa cho hương cũng như bao công việc khác trong làng, thể hiện sự gắn bó, tình yêu đối với nghề truyền thống và sự tôn trọng đối với sản phẩm mình làm ra. Cảnh tượng ấy là một phần không thể thiếu trong bức tranh sinh động của làng hương Quảng Phú Cầu, phản ánh sự khéo léo, kiên trì và tinh thần lao động của những con người nơi đây.
Lưu ý khi đến làng hương, muốn chụp hình cũng "bó hoa hương", bạn phải xin phép chủ nhà; cẩn thận khi tạo dáng để không làm ngã đổ hương; nên mua một ít hương về làm quà cho người thân và bạn bè.
Cảnh người dân che hương khi trời mưa

An Bùi - An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI