Châu Âu tê liệt, phủ trắng băng giá, Bắc Cực ấm áp bất thường

01/03/2018 - 06:07

PNO - Cuối tháng 2/2018, các con phố tại London, Rome và nhiều thành phố châu Âu khác ngập trong tuyết trắng, rét đậm rét hại cướp đi nhiều sinh mạng trên khắp châu lục.

Trong khi châu Âu đang vật lộn với băng giá, Bắc Cực bất ngờ có mùa đông ấm áp bậc nhất từ trước tới nay. Vài ngày qua, nhiệt độ tại nhiều nơi thuộc Vòng Bắc Cực còn cao hơn nhiệt độ châu Âu.

Ruth Mottram, nhà khoa học khí hậu làm việc tại Viện Khí tượng Đan Mạch, cho biết: “Có thể nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhiệt độ Bắc Cực vào mùa đông lại cao như vậy.”

Chau Au te liet, phu trang bang gia, Bac Cuc am ap bat thuong
Người dân đi bộ trên Quảng trường St. Mark ngập tuyết trắng ở Venice, miền bắc nước Ý, sau khi tuyết rơi vào thứ tư (28/2/2018). Băng giá đang làm cả châu Âu tê liệt.

Theo Robert Graham, nhà khoa học khí hậu tại Na Uy, loài người từng trải qua mùa đông ấm áp nhưng hiện tượng này đang diễn ra thường xuyên và kéo dài hơn.

Chính vì vậy, ông và các nhà khoa học khác đã cùng nghiên cứu, đi đến kết luận ban đầu: Bão là nguyên nhân của các sự kiện nóng lên bất thường.

Theo đó, trong những năm gần đây, mỗi hiện tượng nóng lên liên quan tới một cơn bão lớn đi vào khu vực. Trong khi bão càn quét, gió mạnh từ phía Nam thổi không khí nóng ẩm từ Đại Tây Dương vào Bắc Cực.

Chau Au te liet, phu trang bang gia, Bac Cuc am ap bat thuong
Chiếc bảng điện tử cảnh báo “tuyết ở Tây Ban Nha và Bordeaux” khi một chiếc xe hơi đang trên đường cao tốc gần Bayonne, tây nam nước Pháp.

Dù chưa khẳng định các cơ chế chính xác thúc đẩy bão hình thành, các nhà nghiên cứu cho rằng căn nguyên của vấn đề chính là biến đổi khí hậu.

Bão khiến nhiệt độ tăng lên ở Bắc Cực có thể gây tác động ngược tại châu Âu vì chúng làm suy yếu "lốc xoáy vùng cực" vốn có vai trò giữ không khí băng giá ở Bắc Cực.

Các nhà khoa học lo ngại băng biển ở mức thấp kỷ lục sẽ đẩy nhanh tốc độ tan băng của vùng băng vĩnh cửu Bắc Cực và núi băng vùng cực, khiến mực nước biển dâng cao trên khắp thế giới và nhấn chìm nhiều thành phố.

Chau Au te liet, phu trang bang gia, Bac Cuc am ap bat thuong
Người dân đi bộ trên bờ hồ Neuchatel đã đóng băng dày tại Gorgier, Thụy Sĩ.

Mùa đông này thậm chí có thể tồi tệ hơn do gần 1/3 lớp băng trên biển Bering đã biến mất trong chỉ vài ngày.

Trong khi lãnh đạo khắp châu Âu đang triển khai các kế hoạch khẩn cấp nhằm hỗ trợ người vô gia cư và ngăn ngừa tử vong vì băng giá, Nhà Trắng dường như không quá quan tâm đến vấn đề này.

Chau Au te liet, phu trang bang gia, Bac Cuc am ap bat thuong
Người đàn ông chụp ảnh băng ghế tuyết phủ trên bờ hồ Neuchatel, Gorgier, Thụy Sĩ.

Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới từ chối ký kết thỏa thuận khí hậu Paris năm 2015, mặc dù hai quốc gia khác nằm ngoài thỏa thuận là Nicaragua và Syria đã đồng ý tham gia.

Người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đặt nhiều câu hỏi về khoa học biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại, phản ánh sự hoài nghi của chính phủ Hoa Kỳ về quy mô thách thức.

EPA cũng bác bỏ khẳng định rằng những cơn bão dữ dội gần đây trở nên trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu.

Chau Au te liet, phu trang bang gia, Bac Cuc am ap bat thuong
Xe tải bị mắc kẹt sau khi tuyết rơi dày trên đường cao tốc ở Briscous, gần Bayonne, phía tây nam nước Pháp.

Tuy nhiên, giới nghiên cứu biến đổi khí hậu và các đồng minh Mỹ trên thế giới cho rằng Trump sẽ phải hối tiếc vì quyết định của mình do những hiện tượng đáng lo ngại đang diễn ra rõ ràng hơn bao giờ hết.

Ngọc Anh (theo The Washington Post/Seattle Times)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI