Chất độc Sarin nghi có trong tên lửa của Triều Tiên nguy hiểm như thế nào?

14/04/2017 - 14:07

PNO - Cả thế giới đang dấy lên lo ngại trước thông tin Triều Tiên có khả năng trang bị đầu đạn chứa chất độc thần kinh sarin cho tên lửa đạn đạo.

Cả thế giới đang dấy lên lo ngại trước thông tin Triều Tiên có khả năng trang bị đầu đạn chứa chất độc thần kinh sarin cho tên lửa đạn đạo.

Đặc biệt trong bối cảnh nước này tuyên bố sẵn sàng tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân vào Mỹ nếu như có bát cứ dấu hiệu nào gây hấn.

Chỉ cần 200 miligam chất độc Sarin sẽ chết ngay mà không kịp xuất hiện triệu chứng

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên giảng viên khoa Hóa (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết, Sarin là một chất hóa học ở dạng khí, có tác động thần kinh cực mạnh. Chỉ cần hít phải một lượng nhỏ, thần kinh con người lập tức bị tê liệt và tử vong nhanh trong vài phút.

Thông thường, triệu chứng của người tiếp xúc với sarin là đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, chảy nước dãi, co giật, ngừng hô hấp và bất tỉnh… Tuy nhiên, với hàm lượng chỉ khoảng 200 miligam, thậm chí, nạn nhân sẽ tử vong mà chưa kịp xuất hiện triệu chứng.

Chat doc Sarin nghi co trong ten lua cua Trieu Tien nguy hiem nhu the nao?
Chất độc sarin nghi có trong tên tên lửa của Triều Tiên có khả năng giết người trong một vài phút

Giải chất độc Sarin bằng cách nào?

Theo các tổ chức y học trên thế giới, với các trường hợp hít phải chất độc Sarin với một liều lượng chưa gây chết người, có thể cấp cứu và sử dụng chất giải độc atropine và pralidoxime.

Nếu không kịp thời điều trị, những người này có thể bị tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Sarin khi trộn với nước có thể vào cơ thể nên trong quá trình sơ cứu, buộc phải cởi bỏ lớp quần áo dính chất độc.

Cũng chính vì tác động cực độc của Sarin mà kể từ khi chất hóa học này được sử dụng vào mục đích quân sự, cả thế giới đã phải kinh sợ về những hậu quả mà chúng mang lại.

Được biết, sarin ra đời với mục đích ban đầu không phải phục vụ cho những cuộc công kích, chiến tranh mà là một loại thuốc trừ sâu mạnh hơn nhiều lần sản phẩm thông thường.

Tuy nhiên, sau khi được các nhà khoa học Đức thâu tóm để sản xuất vũ khí từ năm 1938, chất độc này đã trở thành đã trở thành một công cụ “giết người” đầy ám ảnh.

Lịch sử thế giới ghi lại những cuộc tấn công bằng bom hóa học, trong đó có chất độc Sarin đã khiến 5 ngàn người thiệt mạng trong một cuộc đánh bom tại Iraq (năm 1988), hay vụ tấn công bằng khí sarin trên tàu điện ngầm ở Tokyo khiến 13 người tử vong (1995)…

Mới đây nhất, Mỹ cũng nghi ngờ chất hóa học sarin đã được sử dụng trong tấn công tại Tây Bắc Syria.

Tuấn Minh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI