Chân khỏe, dáng đẹp

22/10/2014 - 19:22

PNO - PN - Đôi chân đẹp không chỉ về mặt hình thức là suôn thẳng, hồng hào, không tỳ vết, mà còn phải khỏe để “chống đỡ” thân hình, tạo dáng đi đẹp. Giới y khoa ví đôi chân như “bộ não thứ hai” của con người, bởi chân có...

edf40wrjww2tblPage:Content

Chan khoe, dang dep

Chính vì thế, bạn nên thường xuyên kiểm tra đôi chân để phát hiện kịp thời những bất thường về sức khỏe.

Nứt da, sưng tấy: Hiện tượng nứt da, sưng đau dưới bàn chân có thể do ảnh hưởng của thời tiết lạnh, nhưng đó còn là dấu hiệu đường huyết cao làm tổn thương mạch máu và dây thần kinh ở chân. Nếu không điều trị, các vết loét sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Lông chân bỗng nhiên rụng: Một thời điểm nào đó, bạn phát hiện lông chân rụng một cách đáng kể, nguyên nhân chính có thể là máu không lưu thông đều và đủ. Bạn nên đi gặp bác sĩ vì có thể tim không bơm đủ máu đến chân.

Móng chân lõm và tái nhợt: Khi tắm, thỉnh thoảng bạn nên kiểm tra móng chân, ngoài việc móng chân (móng tay) tái nhợt, nếu kèm theo tình trạng móng dễ bị gãy, lạnh chân, chóng mặt, buồn nôn, thì nhiều khả năng bạn bị thiếu máu. Ngoài ra, nếu móng chân bỗng nhiên lõm xuống giống như hình muỗng thì cũng có thể bạn mắc chứng thiếu máu.

Nếu bạn thường xuyên sơn, móng chân cũng dễ bị tái nhợt, vì thế bạn nên dùng chanh tẩy để móng không bị khô và nhợt nhạt.

Móng chân vàng và dày hơn: Đây là dấu hiệu của nấm móng chân. Đôi khi móng bị nấm ngả sang màu đen và có mùi khó chịu, hiện tượng này hay gặp ở người bị tiểu đường hoặc viêm đa khớp. Nấm móng cần chữa trị bằng cách kết hợp thuốc bôi, thuốc uống và cắt đi phần móng bị nấm để tránh lây lan.

Ngón chân sưng: Nếu ngón chân sưng đau vào buổi sáng, bạn nên cẩn thận với bệnh gút, dạng viêm khớp do cơ thể dư nhiều axít uric trong máu và xuất hiện nhiều ở nam giới. Khi phát hiện ngón chân cái sưng tấy, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh biến chứng đa cơ quan như suy thận, suy gan…

Chan khoe, dang dep

Ngoài ra, nếu có hiện tượng sưng, đau ở ngón chân, đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp hay viêm thoái hóa khớp. Cơn đau xuất hiện đột ngột, kèm theo sưng và tấy đỏ ở các khớp bàn chân, ngón chân. Cần điều trị sớm để giảm đau, tránh biến chứng lệch hay biến dạng bàn chân.

Chuột rút: Tương tự, bạn thường xuyên bị chuột rút ở bàn chân khi đang ngủ, ngồi lâu, thậm chí đang đi lại... có thể do máu lưu thông kém hoặc do chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, kali, magiê. Tình trạng này hay xảy ra ở người thừa cân, suy tĩnh mạch, người có bệnh lý tim mạch đang dùng thuốc… Cần uống thuốc bổ sung, thay đổi chế độ dinh dưỡng để tăng chất sắt và vitamin C. Bạn cần phải đi khám bệnh để biết chính xác nguyên nhân.

Nếu bị chuột rút, bạn thả lỏng, xoa bóp nơi bị đau, không nên căng mình vì càng làm đau hơn. Ngoài ra, trước khi ngủ, hãy tập động tác kéo dãn gân cơ để tránh hiện tượng này. Nếu tình trạng chuột rút xảy ra thường xuyên, bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Lạnh chân: Bệnh chân lạnh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng, trừ khi liên quan đến mạch máu và tiểu đường. Vì vậy, nên dùng vớ để giữ chân ấm.

Tuy nhiên, phụ nữ trên 40 tuổi thường cảm thấy bàn chân lạnh, có thể là hệ quả của bệnh tuyến giáp, viêm tắc mạch máu, hoặc máu kém lưu thông.

Chan khoe, dang dep

Tê bì như kim châm ở chân: Cảm giác này là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên, do dây thần kinh bị chèn ép, hoặc cũng có thể là bệnh lý tủy sống. Bạn cần phân biệt tê chân tay sinh lý là do đứng nhiều, hoặc ngồi xổm, do ảnh hưởng thời tiết… làm máu khó lưu thông, bị ứ đọng, sinh ra các chất axít, cũng có thể làm chân tay bị tê buốt (chỉ cần tránh giữ lâu ở các tư thế đó là... khỏi bệnh).

Chân nặng, phù nề, cảm giác châm chích như kiến bò: Những dấu hiệu này xảy ra về đêm, hoặc đứng ngồi lâu, cho thấy khả năng bạn bị suy dãn tĩnh mạch chân, tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây khó chịu, đau đớn và mất thẩm mỹ, cản trở sinh hoạt.

 Mỹ Hạnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI