Chân gà hoàng kim và 7 món ngon nhâm nhi thời gian hạn chế ra ngoài

15/08/2020 - 14:26

PNO - Chân gà hoàng kim, chân gà chiên nước mắm... đều là dễ ăn, dễ làm để nhấm nháp cùng gia đình và bạn bè những ngày hạn chế ra ngoài.

chân gà
Với đặc trưng ẩm thực của đất nước Chùa Tháp, chân gà sốt Thái đủ vị chua cay mặn ngọt cùng hương thơm của hạt ngò giã nhuyễn. Chân gà sốt Thái có cách chế biến như sau: chân gà xử lý kỹ với rượu trắng, gừng (hoặc bạn có thể ngâm làm rượu gừng), luộc chín tới (không nứt), ngâm nước đá lạnh, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Trộn nước sốt gồm nước mắm, đường, gừng, sả, riềng, hạt ngò giã nhuyễn. Ngâm chân gà đã làm lạnh vào nước sốt, xốc đều, đặt chân gà sốt Thái trong tủ lạnh ít nhất 2 tiếng là có thể thưởng thức. Ảnh: Võ Quốc. 
Chân gà
Chân gà hấp chấm nước sốt tiêu sữa: Như tên gọi, món ăn này có điểm nhấn là phần nước chấm. Loại nước chấm này được pha theo công thức làm muối tiêu chanh cộng với sữa đặc theo tỷ lệ nhất định. Sao cho khi chấm cùng chân gà, nước chấm có vị béo, thơm, chua, cay mặn. Lưu ý, tuy chân gà trong món ăn không phải điểm nhấn nhưng bạn cũng cần ngâm rửa chân gà với rượu gừng để loại bỏ mùi đặc trưng. Hấp chân gà vừa chín tới rồi ngâm ngay vào nước đá lạnh, đặt trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 1 giờ trước khi ăn. Ảnh: Võ Quốc
Chân gà chiên mắm được xử lý kỹ không còn mùi đặc trưng mà dai, giòn, sần sật và cùng vị đậm nhẹ của mắm.
Trong chân gà chiên nước mắm, chân gà được làm chín hai lần. Lần thứ nhất là chần sơ với nước sôi, rồi ngâm cùng đá lạnh để tạo độ giòn. Sau khi được ngâm đá lạnh (có thể đặt trong tủ lạnh khoảng 1 giờ), chân gà được ướp với nước mắm tỏi, xốc đều và đặt trong ngăn mát tủ lạnh ít nhất 4 tiếng, rồi chiên vàng. Thường chân gà chiên nước mắm đã được ướp vừa ăn, nhưng bạn có thể chấm kèm muối tiêu tắc để tăng độ đậm đà của món ăn. Ảnh: An Huỳnh
Bánh mì chân gà mật ong: Mới mẻ, lạ miệng, bánh mì chân gà mật ong đun trong niêu nóng hổi cũng làm không ít đôi bạn mê mẩn.  Chân gà hầm vừa tới chứ không nhừ tơi, ngấm gia giảm nên có cảm giác thơm, đậm đà. Thịt lưỡi ngon giòn sần sật. Đặc biệt, nước canh hầm gà dễ khiến khách ưng nhờ vị ngậy của cốt dừa, ngọt dễ chịu từ mật ong và đủ mặn mà để ăn cùng bánh mì. Món ăn dễ trở thành khoái khẩu của những người ưa mút mát, gặm nhấm.
Chân gà mật ong: Chân gà hầm vừa tới chứ không nhừ tơi, ngấm gia vị nên có cảm giác thơm, đậm đà. Ngoài mật ong, món ăn còn có sự tham gia của nước cốt dừa nên có độ béo, thơm. Thích hợp để chấm cùng bánh mì. Ảnh: Hoàng Linh
chân gà
Chân gà hoàng kim hay chân gà sốt lòng đỏ trứng muối cũng được làm chín hai lần. Lần đầu, cách xử lý tương tự chân gà chiên mắm. Tuy nhiên, sau khi ngâm đá lạnh, để ráo, chân gà được chiên chín với tỏi phi, cuối cùng mới thêm nước sốt hoàng kim (trứng muối vào), để chân gà thấm trứng muối khoảng 3 phút thì tắt bếp. Nhờ đặc trưng của loại sốt này, món ăn có vị mặn mặn, thơm thơm khá ngon miệng và ''bắt" bánh mì. Ảnh: An Huỳnh 
chân gà
Chân gà xì dầu thường được tính là một trong những món nhóm dimsum. Trong món ăn này, sau khi được xử lý ở bước thứ nhất (trụng sơ, làm lạnh với nước đá), chân gà được ướp cùng hắc xì dầu, vỏ quýt, lá quế (hai thành phần sau có thể không cần tùy bếp) cho thấm rồi hầm nhừ. Khi ăn, phần da chân có vị mềm, béo; gân vẫn có độ giòn. Ảnh: An Huỳnh
Chân gà
Chân gà rang muối tôm: Sau khi trụng sơ, ngâm nước đá lạnh, chân gà được xào sơ với tỏi phi, rồi đồng loạt cho muối tôm và nước lọc vào. Khi nước lọc cạn hết, muối tôm cũng bám quanh chân gà. Khi thưởng thức, món ăn có vị cay, mặn của loại muối này. Ảnh: Ốc Ken
Chân gà sả tắc từng làm mưa gió cộng đồng mạng một thời gian. Đến nay, dù không còn được rao bán rầm rộ trên các trang mạng, món ăn vẫn có sức hút nhất định bởi vị chua, cay, mặn, ngọt đặc trưng. Ảnh: Bếp Á-Âu
Chân gà sả tắc từng làm mưa gió cộng đồng mạng một thời gian. Đến nay, dù không còn được rao bán rầm rộ trên các trang mạng, món ăn vẫn có sức hút nhất định bởi vị chua, cay, mặn, ngọt đặc trưng. Ảnh: Bếp Á-Âu

An Huỳnh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI