Bạo hành gia đình: Đừng im lặng - nhưng gọi ai, gọi ở đâu? (Bài 3)

Chăm sóc sức khoẻ tâm thần là cách ngăn bạo hành gia đình

23/02/2022 - 19:30

PNO - Khi sức khỏe tâm thần bất ổn với dấu hiệu thường xuyên bực bội, tức giận, chán đời… ngay những người hiền lành cũng dễ trở nên giận dữ, mất kiểm soát. Họ có thể tấn công đối tượng yếu thế, không khả năng tự vệ, đó là đứa con bé nhỏ.

 

Không ít bà mẹ đánh con vì nóng giận, không thể kiểm soát hành vi (Ảnh minh họa)
Không ít bà mẹ đánh con vì nóng giận, không thể kiểm soát hành vi (Ảnh minh họa)

MẸ HIỀN HOÁ MẸ... HỔ 

Mắc COVID-19 khi đã được tiêm hai mũi vắc-xin, chị Bích H. (Q.Bình Tân, TP.HCM) nhẹ nhàng đánh bại “kẻ thù vô hình” sau nửa tháng cách ly tại nhà. Nhưng câu chuyện rối rắm bắt đầu từ sau đó, khi chị nghe nhiều thông tin về tình trạng hậu COVID-19 khuếch đại nỗi bi quan, ám ảnh.

Bệnh thiệt là bệnh gì?

Đi khám sức khỏe định kỳ, chị cố hỏi bác sĩ về tình trạng của mình và tỏ ra không tin tưởng khi bác sĩ khẳng định chưa thấy dấu hiệu bất thường trên các kết quả xét nghiệm, X-quang. Để chắc ăn, chị qua bệnh viện khác cũng khám tổng quát.
Nỗi lo lắng tột độ của chị tập trung nơi lá phổi. Dù các bác sĩ cho biết phổi chị ổn, nhưng chị vẫn tự khoanh vùng những vị trí chưa đều màu trên phim X-quang và cho rằng phổi của chị tổn thương trầm trọng. Chị quả quyết bác sĩ đã che giấu bệnh của chị vì lý do nhân đạo. 

Nỗi lo lắng khiến chị chán ăn, mất ngủ, cáu gắt với con. Áp lực bởi ý nghĩ “quỹ thời gian của mình không còn bao lâu” khiến chị cuống cuồng với việc dạy dỗ con, nhồi nhét cho con học giỏi, xây dựng nhân cách tốt.

Đứa con mười tuổi của chị tới tuổi tò mò đồ trang điểm của mẹ. Một lần, thấy con ngồi lì trong phòng, không chịu ăn cơm, chị xông vào phòng và thấy mặt con đầy phấn hồng son môi… Chị tức giận giật cây son trên tay con, vứt vào thùng rác, kèm theo lời lẽ xấu xa: “Tính ra đứng đường hay gì mà ngựa”… Đứa con gái ngỡ ngàng vì chưa bao giờ thấy mẹ mình “điên” như thế. 

Ông xã chị H. quá bận rộn với công việc, ít để tâm đến những điều vợ than vãn. Có khi anh cười nhạo: “Em quá quởn nên cứ lo nghĩ vẩn vơ, dễ gì mà chết”. Điều đó càng làm chị cảm thấy “chồng con chẳng ra gì, mình có chết cũng không ai thương khóc”. Chị không nói chuyện với chồng, con gái chị ngày càng xa lánh mẹ.

Thạc sĩ Trịnh Phúc chia sẻ trong một chuyên đề tâm lý
Thạc sĩ Trịnh Phúc chia sẻ trong một chuyên đề tâm lý

May mà kịp gặp chuyên gia

“Con đã chịu đứng chụp hình chung với mẹ, đã chịu video call với người thân trong gia đình…”, chị Kim L. (H.Thống Nhất, Đồng Nai) reo mừng phản hồi với chuyên gia tâm lý - thạc sĩ Trịnh Phúc (Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức, Đồng Nai). 

Chị Kim L. từng đơn độc trên hành trình giành lại cho con cảm giác muốn giao tiếp với thế giới xung quanh. Khi phát hiện ra vấn đề ở con thông qua các biểu hiện kéo dài và tăng nặng như chống đối, tự cô lập, né tránh giao tiếp, cáu gắt… chị lo lắng, muốn tìm sự hỗ trợ của chuyên gia, nhưng những người thân trong nhà lại thấy “cứ để từ từ nó hết”. 

Qua lần trao đổi đầu tiên với chị Kim L., thạc sĩ Trịnh Phúc đã nhìn thấy cả gút mắc ở con lẫn khó khăn tâm lý ở mẹ. Chị Kim L. ở nhà nội trợ, chăm chồng chăm con, ít giao tiếp xã hội, khi có xung đột với người thân, chị không tìm giải pháp mà cứ nhẫn nhịn cho qua. Là một người cởi mở, nhưng do biểu hiện kỳ lạ của con, thêm dịch bệnh ập đến, chị dần dần tự ti, bất an, thường xuyên cảm thấy bức bối, khó chịu, mệt mỏi và mất ngủ. 

Tiếp cận bằng quan sát, lắng nghe, đồng cảm, trao đổi lại, nhà chuyên môn bóc tách được cốt lõi vấn đề và người mẹ đã tự nhận diện mình rõ hơn, người con từ bất hợp tác đã dần hé miệng với mẹ. Hai mẹ con sau nhiều lần tham vấn đã nhẹ nhàng hơn, vui tươi hơn.

Thạc sĩ Trịnh Phúc cho biết: “Có những ca khẩn cấp, tôi phải phản hồi ngay lúc nửa đêm và khi bỏ điện thoại xuống thì đã sáng. Nếu mình không kết nối kịp với họ, biết đâu sẽ có điều đáng tiếc xảy ra”.

Khi bị thất nghiệp, chị M. trở nên “trái tính”, nên thay vì nhẹ nhàng với đứa con trai đang tuổi dậy thì ham chơi, chị lại kể lể bao công sức chị đã bỏ ra để nuôi dạy con. Đỉnh điểm là lúc nghe mẹ “mở đài”, con chị gắt: “Ai biểu bà đẻ tui ra”, thì chị cũng buột miệng: “Biết vậy, lúc nhỏ mày bệnh, tao để cho mày chết”. Cậu con trừng mắt nhìn mẹ, mẹ chạy đi lấy cây chổi…

Nhắc lại chuyện này, chị M. còn rùng mình: “Khi tinh thần xuống cấp, cả mẹ lẫn con mất hết năng lượng, nên bị tình huống kiểm soát”. May mắn là chị đã sớm nhận ra mình cần phục hồi lại sức khỏe tâm thần nên chủ động tìm đến và hợp tác với giới chuyên môn. 

Vĩ Sơn

CHỦ THỂ BẠO LỰC CÓ THỂ MANG "TÂM BỆNH"

Có hay không sự liên quan giữa hành vi bạo lực và sức khỏe tâm thần khiến một người mất kiểm soát hoặc không cưỡng lại được sự thôi thúc phải đánh đòn trẻ? Tiến sĩ Lê Minh Công - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ sức khỏe tinh thần (Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM) - đã chia sẻ cùng chúng tôi chủ đề này.

Tiến sĩ Lê Minh Công tham vấn tâm lý trực tuyến trong mùa dịch
Tiến sĩ Lê Minh Công tham vấn tâm lý trực tuyến trong mùa dịch

Phóng viên: Người lớn đánh đòn trẻ vì muốn dạy dỗ trẻ hay do họ không kiểm soát được hành vi?

Tiến sĩ Lê Minh Công: Nhìn về khía cạnh tâm lý học, hay sức khỏe tâm thần (SKTT), cá nhân có hành vi bạo lực có thể là một hành vi mang tính phòng vệ với các tổn thương mà họ đã từng trải qua. Ví dụ, một cá nhân trải qua tổn thương trong quan hệ hôn nhân, hoặc từng là nạn nhân của bạo lực gia đình… họ có thể sử dụng với con cái như cách thức giải tỏa căng thẳng/tổn thương của mình. 

Nhìn theo góc độ này thì cá nhân có hành vi bạo lực cũng mắc “tâm bệnh” cần phải được xử lý, giải quyết. Nhiều cá nhân thích hành xử bạo lực có vấn đề rối loạn tâm thần nào đó dẫn tới không thể kiểm soát hành vi, ví dụ người có nhân cách chống đối xã hội. Ngoài ra, có thể do tính cách của chủ thể bạo lực được hình thành thông qua quá trình học tập xã hội, như đã từng bị bạo lực trong ấu thơ và họ cho rằng đó là phương pháp giáo dục chính đáng, hay họ sử dụng bạo lực theo một mô hình phim ảnh hoặc môi trường xung quanh…

Như vậy, một cá nhân có hành vi bạo lực là tổng hòa của nhiều yếu tố ảnh hưởng (tổn thương, sang chấn tâm lý; có vấn đề SKTT; nhận thức và hành vi giáo dục được học tập qua môi trường sống…). Tuy nhiên các hành vi ấy được củng cố, duy trì hay không cũng phụ thuộc vào tiến trình cá nhân ấy sống, trong đó có yếu tố môi trường. 

* Xin tiến sĩ kể ra một số dấu hiệu cơ bản nhận biết SKTT bất ổn? 

- Rất khó để thấy một người đang bất ổn về SKTT, vì có quá nhiều triệu chứng khác nhau từ nhận thức, hành vi, cảm xúc, thái độ, nhân cách… Hiện các hiệp hội tâm thần hay Tổ chức Y tế Thế giới phân loại hàng trăm (cụ thể là hơn 300 mã rối loạn tâm thần khác nhau) nên không dễ chỉ ra một biểu hiện chung nhất cho toàn bộ các vấn đề SKTT. Tuy vậy, các chẩn đoán, hay xem xét về SKTT, hay một hành vi mang tính bệnh lý về tâm thần thường xem xét dưới bốn khía cạnh: 

1/ Cá nhân thường phải có một sự lệch chuẩn nào đó, hoặc cảm xúc như quá buồn chán hay quá lo âu… hoặc nhận thức như luôn suy nghĩ tiêu cực về mọi thứ… 

2/ Cá nhân thường mất năng lượng hay năng lực thực hiện các hoạt động chức năng xã hội hay vận động, hành vi. Ví dụ, cá nhân cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm gì cả.

3/ Cá nhân đã nhận ra các khác biệt hay triệu chứng của mình nhưng không thể nào tự xử lý được.

4/ Những vấn đề của cá nhân gây ra hậu quả/sự nguy hại cho bản thân hay những người xung quanh. 

Sức khoẻ tâm thần của các thành viên trong dịch bị ảnh hưởng rất nhiều (Ảnh minh họa)
Sức khoẻ tâm thần của các thành viên gia đình bị ảnh hưởng ít nhiều bởi đại dịch (Ảnh minh họa)

* Làm sao để nâng cao SKTT của mình và người thân, thưa tiến sĩ?

- SKTT là một phần quan trọng của sức khỏe con người. Vì thế, cần quan tâm đến SKTT của cá nhân, không nên định kiến và che giấu tình trạng SKTT của mình. Cần tìm hiểu để nhận biết sớm, hoặc tầm soát các vấn đề SKTT, xem mình có các vấn đề SKTT hay không để tìm phương án giải quyết, kể cả phải gặp các chuyên gia như bác sĩ chuyên khoa tâm thần, nhà tâm lý lâm sàng…

Chúng ta biết rằng, sức khỏe tinh thần và thể lý có mối quan hệ mật thiết. Vì thế, luôn giữ cho bản thân những thói quen tốt như cách thức phòng ngừa tình trạng SKTT: tập thể dục và vận động thể chất thường xuyên; xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng giữa công việc, nghỉ ngơi và vui chơi…

Nên theo đuổi những giá trị tích cực, các mục tiêu cuộc sống một cách phù hợp, tránh các tham vọng quá lớn có thể dẫn tới khủng hoảng bản thân. 

Cần quản lý thời gian một cách hiệu quả, trên cơ sở đó có sự cân bằng trong các hoạt động hằng ngày, nhất là dành thời gian cho gia đình, các hoạt động xã hội, niềm đam mê, yêu thích của bản thân…

Thiết lập các mối quan hệ xã hội tích cực, nhất là những người bạn thân thiết để có thể chia sẻ cảm xúc tiêu cực khi cần. 

Thiết lập các mối quan hệ tích cực là cách chống chọi với bất ổn về tinh thần (Ảnh minh họa)
Thiết lập các mối quan hệ tích cực là cách hữu hiệu để chống chọi với bất ổn về sức khoẻ tâm thần (Ảnh minh họa)

Nếu bị stress, cần có các chiến lược ứng phó ban đầu như ngắt kết nối với nguồn gây stress, trở về với bản thân, thiên nhiên, chú tâm vào hơi thở và có thể tập thiền, yoga, đi bơi hoặc giải trí…

Luôn suy nghĩ tích cực về mọi vấn đề. 

* Xin cảm ơn tiến sĩ! 

Tô Diệu Hiền (thực hiện)

 

Dịch COVID-19 đánh động tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần

Tại buổi sơ kết dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần (SKTT)” do Trung tâm Tâm lý học ứng dụng Hoàng Đức (Đồng Nai) phối hợp cùng Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Đồng Nai tổ chức vào cuối năm 2021, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hiên (Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam) khẳng định: COVID-19 mang lại rất nhiều hệ lụy, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức đối với tầm quan trọng của SKTT.

Bác sĩ Mai Hiên chia sẻ: “Khi chúng tôi trao đổi với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới ở Việt Nam, tổ chức này có nhấn mạnh là tiếp tục hỗ trợ Việt Nam để tăng cường các dịch vụ chăm sóc SKTT. Trong năm 2022, sẽ tập trung vào các hoạt động hỗ trợ như: ra thông tư quy định về hệ thống khám chữa bệnh tâm thần ở các cơ sở (vận động ngành y tế Việt Nam ra thông tư bắt buộc các bệnh viện đa khoa tuyến huyện phải có nhân viên cung cấp dịch vụ SKTT, xây dựng mạng lưới chăm sóc SKTT thật tốt), cùng với đó, đưa tâm lý trị liệu thành dịch vụ chính thức được bảo hiểm y tế chi trả, đẩy mạnh đào tạo phát triển điều dưỡng tâm thần, đẩy mạnh lồng ghép chăm sóc SKTT vào khám chữa bệnh đa khoa”. 

Đối với ngành y tế Việt Nam trong năm 2022 theo định hướng hỗ trợ SKTT, bác sĩ Mai Hiên cũng cho biết có nhiều nhóm hoạt động. Trong đó, cố gắng thúc đẩy xây dựng chiến lược quốc gia về chăm sóc SKTT giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Y tế đã phối hợp với Hội Tâm lý trị liệu Việt Nam bắt đầu thúc đẩy triển khai xây dựng mã nghề trị liệu tâm lý. Xây dựng quy trình kỹ thuật và định mức quy trình kỹ thuật cho 129 dịch vụ chăm sóc SKTT trong đó có 77 dịch vụ về tâm lý là cơ sở cho bảo hiểm y tế chi trả, cũng như cho việc thúc đẩy dịch vụ tâm lý trị liệu trong thời gian tới. 

Ngày 28/12/2021, Bộ Y tế ra Quyết định 4156 về tài liệu hướng dẫn chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà trong đó có riêng một chương về căng thẳng tinh thần và ứng phó. 

Đó là một số tín hiệu tích cực của sự tham gia toàn hệ thống xã hội trong hỗ trợ chăm sóc SKTT của người dân do tác động bởi COVID-19 đem lại và COVID-19 cũng đem lại nhiều tác động to lớn cho chúng ta thúc đẩy mảng này. 

Hoài Nhân (ghi)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.