Chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Thiếu và yếu từ nhà ra xã hội

23/08/2013 - 12:09

PNO - PN - Tại Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em do Bộ LĐ-TB-XH phối hợp cùng tổ chức Unicef, Plan và Tầm nhìn thế giới tổ chức ngày 22/8 tại TP. Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhiều...

edf40wrjww2tblPage:Content

"Biết rồi vẫn khó giúp" là thực trạng nhiều địa phương đang vướng phải. Bà Bùi Thị Hiền, Phó chủ tịch UBND thị trấn Đăk Hà (Đăk Hà, Kon Tum) đơn cử một vụ việc: “Khi phát hiện em Lý Trần M.T., SN 2001 (tổ dân phố 12) mắc bệnh tự kỷ, tham vấn viên lập kế hoạch kết nối đến nhiều cơ quan để can thiệp, nhưng không can thiệp và hỗ trợ được vì thiếu kiến thức chuyên sâu và chưa có quy định thực hiện”.

Theo bà Hiền, ngay cả trong trường hợp can thiệp được, tính bền vững cũng không cao, vì nhiều trường hợp cần thời gian “đeo bám” đến bốn-năm tháng. Điển hình là trường hợp em Nguyễn Thị T. (tổ dân phố 6). Mẹ mất, cha đi làm ăn xa, T. sống với bà nội già yếu. Thiếu người quản lý, T. tập tụ theo bạn xấu bỏ nhà đi. Sau gần năm tháng thu thập nhiều nguồn thông tin từ môi trường xung quanh, tham vấn viên kết hợp với công an thị trấn tìm kiếm và phát hiện em đang làm tại TP. Kon Tum và bị bóc lột sức lao động. Theo bà Hiền, để thực hiện được việc này, đòi hỏi người tham vấn viên phải có tính hy sinh rất lớn, vì chế độ hỗ trợ hàng tháng rất thấp.

Cham soc, bao ve tre em: Thieu va yeu tu nha ra xa hoi

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Phát biểu tại Hội thảo, bà Lê Thu Hà, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em (Cục BVCS trẻ em), cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em, nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là do nhận thức, trách nhiệm, năng lực BVCS trẻ em của các cấp chính quyền còn thiếu hụt. “Hệ thống cán bộ làm công tác BVCS trẻ ở cơ sở còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực”, bà Hà nhấn mạnh: “Không chỉ chưa quan tâm bố trí đủ số cán bộ tối thiểu, tại nhiều địa phương công tác đào tạo, tập huấn và kiện toàn cán bộ BVCS trẻ cũng đang là thách thức lớn”. Tính đến tháng 12/2012, cả nước có 411 cán bộ làm công tác BVCS trẻ cấp tỉnh. Ở tuyến dưới, con số này có lớn hơn, nhưng phần lớn là người kiêm nhiệm, như: 709/ 892 người ở cấp huyện, và 10.486/ 11.241 người ở cấp xã. Theo bà Hà, bộ máy quản lý thiếu về số lượng, yếu về năng lực thì chỉ mỗi việc theo dõi, quản lý đối tượng đã là khó.

Khó khăn cũng đến từ tình trạng thiếu… kinh phí. Không chỉ là việc ngân sách Trung ương bố trí thực hiện Chương trình Quốc gia BVCS trẻ em chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện các mục tiêu đề ra (năm 2011-2012 hỗ trợ 69.650 triệu/180 tỷ đồng nhu cầu) mà tại các tỉnh, thành trong cả nước, ngân sách địa phương bố trí thực hiện cho chương trình này cũng chỉ đạt khoảng 40% tổng ngân sách được duyệt trong Chương trình BVCS trẻ em giai đoạn 2011-2015 của các địa phương.

Theo Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến 2015 giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5%, tăng tỷ lệ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc, phục hồi và hòa nhập cộng đồng lên 80% và có ít nhất 70% trẻ được phát hiện có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được can thiệp kịp thời. Các đại biểu thống nhất cho rằng, cần có cú hích toàn diện và quyết liệt mới có thể tháo gỡ khó khăn, đạt được mục tiêu đề ra.

Theo chuyên viên Claire O’ Kane của tổ chức Plan tại Việt Nam, công tác BVCS trẻ ở Việt Nam không chỉ gói gọn trong hành động ngăn chặn từ xa các nguy cơ “bên ngoài”, như: nạn đô thị hóa và di cư từ nông thôn lên thành thị đang có chiều hướng gia tăng… bằng các điều chỉnh về quy định, chính sách pháp luật, hay gia tăng kinh phí cho bộ máy quản lý nhà nước, mà còn phải được chú ý ngay từ cộng đồng, từ trong mỗi gia đình. “Văn hóa truyền thống không khuyến khích trẻ em Việt Nam tham gia thiết thực vào các cuộc trao đổi với người lớn những vấn đề liên quan đến trẻ em. Vì vậy, cần có sự thay đổi thái độ của cộng đồng để giảm thiểu việc đối xử không công bằng với trẻ”.

Ngoài ra, theo bà Claire, chính xu hướng sao nhãng chăm sóc con cái của các bậc cha mẹ do bận rộn công việc, cũng được xem là một hình thức khác của xâm hại trẻ em. “Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, việc sao nhãng của bố mẹ đã góp phần vào việc tăng tỷ lệ thương tích ở trẻ em”. Bà Claire O' Kane nhấn mạnh.

 Tùng Hương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI