Chạm để yêu thương

14/04/2023 - 06:03

PNO - Giao tiếp là điều kiện đầu tiên để gần gũi, tin cậy và yêu thương. Một ngày chỉ có 24 giờ, nên hiển nhiên khi thời gian dành cho công nghệ càng nhiều thì thời gian trò chuyện, chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình càng ít đi. Bạn có sẵn lòng để công nghệ lấn lướt và thay thế vị trí của mình trong lòng người thân?

Coi trọng ảo hơn thật - lỗi từ ai?

Khoảng 6 năm trước, giám đốc điều hành một công ty công nghệ lớn nhất nhì Việt Nam đưa con đi du lịch. Cô bé 5 tuổi vốn hiếu động đã ngoan ngoãn suốt mấy tiếng đồng hồ ở sân bay vì có chiếc máy tính bảng ba cho mượn. Dòng chú thích “Nhũ mẫu tuyệt vời nhất” ở bài đăng của anh đã nhận về hơn 1.000 lượt thích. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

Nhiều bậc cha mẹ thoải mái khi đưa cho con chiếc máy tính bảng đã tải sẵn một số ứng dụng trò chơi kết hợp học ngoại ngữ, vẽ, làm vườn ảo… rồi yên tâm làm việc của mình. Vậy tại sao đến khi con “sập cửa” trong thế giới riêng, không cần giao tiếp với người thân, chỉ cần vui với máy tính và coi chiếc điện thoại thông minh là cả thế giới, cha mẹ lại cảm thấy bất an?

Một bà mẹ có nhiều giờ trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý, luật sư khẳng định sự kiện cuối cùng gây tranh cãi, giọt nước tràn ly khiến cô con gái 16 tuổi quyết định bỏ đi là vì bị mẹ cấm dùng điện thoại. Chị khẳng định đã chăm sóc con rất kỹ, luôn động viên khi con lo lắng, căng thẳng trước các kỳ thi, luôn đưa đón con đến trường cũng như đi học thêm. “Nhưng, về đến nhà, sau bữa ăn, con lập tức về phòng riêng hoặc có ngồi ở phòng khách thì cũng cắm cúi với điện thoại. Khi tôi tịch thu điện thoại, cháu đã đóng sập cửa và hôm sau bỏ đi”. 

Bà mẹ ấy chăm sóc con chu đáo nhưng lại quên rằng với các cô cậu thế hệ Z, chiếc điện thoại thông minh là cả thế giới. Từ công dụng phổ biến như tính toán, dịch thuật, tra cứu thông tin, liên lạc, chụp hình, đến rộng hơn là cập nhật xu hướng, theo dõi thần tượng, nuôi ước mơ, đam mê, luôn cả những việc nhỏ như báo thức… đều nằm trên thiết bị nối chúng với cuộc sống. Thế giới ảo với người từng trải có thể được phân định rạch ròi, cân bằng với cuộc sống thật nhưng với trẻ thì khác. 

Tịch thu điện thoại là mẹ ngắt con ra khỏi thế giới một cách thô bạo. Chăm sóc kỹ lưỡng nhưng không biết con cần gì nghĩa là mẹ đã nhường hoàn toàn sân chia sẻ, gắn kết con cho thế giới ảo. Bỏ nhà ra đi chỉ là một trong những phản ứng tiêu cực phổ biến mà có khi dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, đau lòng hơn nhiều. 

Robot, các phần mềm trí tuệ nhân tạo phát triển không chỉ cướp đi công việc của vô số công nhân, kỹ sư, chuyên viên chăm sóc khách hàng, điều dưỡng viên, nhà thiết kế… mà còn dần dần lân la thay thế cả bảo mẫu, gia sư, thậm chí trở thành “bạn tâm giao biết tuốt” như chatbot. Điều đó ngày đáng sợ vì nhiều thành viên trong gia đình coi thế giới ảo quan trọng hơn việc giao tiếp thật với nhau. 

Nhưng, ai là người đặt chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh đầu tiên vào tay các con, nếu không phải là chính chúng ta?

Không thể đổ lỗi cho sự phát triển vì người tạo nên công nghệ, thế giới ảo (nên mới gọi là trí tuệ nhân tạo) nhưng dùng, kiểm soát ra sao để không bị phụ thuộc, không bị chúng lấn lướt, cũng là việc của chúng ta. 

Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK
Ảnh mang tính minh họa - SHUTTERSTOCK

"No connect to connect"

Đây là khẩu hiệu được sáng tạo bởi Yên Glamping ( "No connect to connect" tạm dịch là Ngắt kết nối để kết nối) - một khu cắm trại sâu trong rừng ở khu vực Cầu Đất, Đà Lạt (Lâm Đồng).

“Những ngày cha mẹ đi làm, con đến trường, về nhà gặp nhau được vài tiếng buổi tối rồi con phải đi ngủ sớm, cha mẹ luôn mong chờ cuối tuần để cả nhà được đi ăn sáng, uống cà phê, vào nhà sách cùng nhau. Nhưng, email vẫn đến, điện thoại vẫn reo nên cuối tuần cũng khó dứt khỏi công việc hoàn toàn.

Tình cờ đưa gia đình đến cắm trại ở đây khi nơi này còn là một mảnh đất trống, được hưởng trọn vẹn 2 ngày không có sóng điện thoại (thậm chí không có điện) giữa thiên nhiên trong lành, nhìn ánh mắt, nụ cười, vẻ mặt vui sướng, háo hức của các con khi được hái nấm, lội suối, nấu cơm bếp củi cùng cha mẹ…, các bạn tôi nhận ra việc trò chuyện và dạy con từng kỹ năng cơ bản trong đời thật là rất cần. Sự kết nối đầy âu yếm qua giao tiếp gần gũi là trách nhiệm mà cha mẹ càng hiện đại càng nên mang đến cho con.

Điều này cũng quan trọng ngang với tiền, ngang với việc làm quen với công nghệ hiện đại hằng ngày con trẻ đang tiếp nhận. Muốn cân bằng, cần có lúc ngắt kết nối công nghệ để kết nối cùng nhau. Thế là chúng tôi dựng khu cắm trại với khẩu hiệu đó” - chị Minh Nguyệt - điều hành khu cắm trại - chia sẻ. 

“Khách đến đây chủ yếu là các cặp đôi hoặc gia đình có trẻ em. Ở thành phố, hẳn bạn sẽ thấy rất nhiều khó khăn, chật vật, thậm chí “phát điên” vào một ngày cúp điện, đứt cáp, không internet… Vậy nhưng ở đây, tất cả đều coi đó là cơ hội để có những ngày đáng nhớ, đầy tràn năng lượng, cảm xúc thật tươi mới. Tôi tin rằng việc “ngắt kết nối để kết nối” giữa các thành viên trong gia đình sẽ được duy trì thường xuyên và tự nhiên hơn sau khi họ từ Yên trở về nhà. Họ sẽ thấy việc trò chuyện thủ thỉ, cười vui vẻ khi nhìn vào mắt nhau, cùng nhau nấu ăn… thú vị hơn nhiều so với việc chat chít, đừng nói là tâm sự với chatbot.

Với chatbot, ta hỏi thông tin thì được, chứ muốn tâm sự và chia sẻ thì phải ngồi bên nhau, nhìn vào mắt nhau. Không dùng điện thoại, không kiểm tra email, toàn tâm toàn ý khi ở bên nhau dù chỉ vài giờ nên là thói quen trong mỗi gia đình nếu cha mẹ thực sự muốn trở thành bạn thân của con” - chị Lan Anh - người đã chọn Yên Glamping cho gia đình vào một ngày cuối tuần - cho biết.

Bắt đầu từ đâu?

Hãy bắt đầu từ những bữa chiều ấm cúng hoặc bữa tiệc gia đình. Trò chuyện là cách đơn giản nhất để hiểu nhau và thêm gắn bó. Một bữa cơm đầm ấm cũng chính là thời điểm tốt nhất để trò chuyện.

Trong bữa cơm, các thành viên sẽ cập nhật ngày của họ trải qua ra sao; các con kể về bạn bè, thầy cô, những thay đổi trong phương pháp học tập ở trường… Khi được con hỏi về những điều bản thân cha mẹ cũng không có kinh nghiệm, cứ thẳng thắn thừa nhận “cha/mẹ không rõ, để cha/mẹ hỏi thêm rồi sẽ trả lời sau”. Không ai có thể tự tin rằng kiến thức tổng hợp của mình ngang bằng Google nhưng thấu hiểu, được con tin cậy đã là thành công và đáng tự hào. Nếu con có chút ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ, ta cũng nên vui hơn là nạt ngang: “Tra Google đi, gì cũng hỏi cha/mẹ là sao?” (Câu này hiện đã được đổi thành: “Hỏi chatbot ấy”).

Ngược lại, nhiều cha mẹ cũng chọn bữa tối để kể cho các con nghe những việc xảy ra với mình và hỏi trẻ về quan điểm, cách xử lý… để điều chỉnh, góp ý đồng thời học hỏi và bổ sung cho mình những góc nhìn mới từ vị trí của con. Việc tương tác và giao tiếp trên hiển nhiên giúp cả nhà gần nhau hơn. 

Việc tăng cường kết nối con với xã hội/thế giới thật là một khía cạnh cũng cần thiết không kém. Cho con đi siêu thị, nhà sách; khuyến khích con tham gia các nhóm thiện nguyện, các câu lạc bộ tập luyện, thậm chí khuyến khích con tham gia các cuộc thi cũng là cách để con tăng cường kỹ năng giao tiếp. “Tôi luôn khuyến khích các con thu xếp thời gian tham gia các cuộc thi.

Trong những cuộc thi đó, cách ứng xử của con với ban giám khảo, đối thủ, bạn bè, người thân khi cổ vũ động viên con bất kể thua hay thắng, có giải hay không mới là điều quan trọng hơn cả” - chị Q.H. - mẹ của một nữ sinh tham gia cuộc thi “Nữ sinh thanh lịch” của Trường THPT Phú Nhuận - cho hay. 

Sự chia sẻ, gần gũi cũng giúp ta chạm vào trái tim và cảm xúc, mở ra thế giới yêu thương, tin cậy. Chọn chạm gì là sự chủ động của mỗi chúng ta. 

Lê Lan Anh

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    Chuyện tình cha mẹ tôi: Ba mê rửa chén vì muốn mẹ nghỉ ngơi

    20-12-2024 06:34

    Mấy chục năm qua, chị em tôi đã quen thuộc với hình ảnh ba vào bếp. Ba tình nguyện làm "người đam mê rửa chén" vì ba yêu gia đình.

  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.