Chai nhựa không dễ nhiễm dioxin!

22/09/2013 - 11:44

PNO - PN - Trước thông tin nước lọc đóng chai nhựa để trong ôtô dễ gây hại cho sức khỏe khiến nhiều người lo lắng, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế) khẳng định: chai nhựa...

edf40wrjww2tblPage:Content

* Hiện những loại chai nhựa chứa nước uống có được kiểm nghiệm là an toàn cho người sử dụng không, thưa ông?

- Tất cả những chai nhựa, loại đã được cấp giấy chứng nhận an toàn (chứ không phải loại trôi nổi) đều được cấp phép theo quy định của pháp luật và được chứng nhận điều kiện an toàn thực phẩm.

Chai nhua khong de nhiem dioxin!

* Có thông tin chai nhựa chứa nước để lâu sẽ bị nhiễm dioxin, việc này đã có bằng chứng khoa học chưa?

- Chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Dioxin vào được trong nước thì nhựa (bình đựng nước) phải nhiễm dioxin. Tiếp nữa, nhựa đó phải được đốt nóng trên 1.300-1.500oC mới sinh ra dioxin. Một số loại tái chế do đốt nhựa mới có khả năng nhiễm dioxin. Dioxin sẽ bám ở bề mặt chai nhựa đồng nhất với nguyên liệu làm thành chai, thôi nhiễm ra ở điều kiện nhiệt độ 60oC, thời gian 30 phút. Với những cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn rất khó có nguy cơ nhiễm dioxin.

* Rõ ràng chai nhựa vẫn có nguy cơ sinh chất độc nếu không được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp?

- Vỏ chai nhựa được khuyến cáo không cho vào đun và sử dụng lò vi sóng. Nhiệt độ môi trường cũng không thể trên 60oC thì không thể nói là có khả năng thôi nhiễm dioxin. Nhưng, nếu dùng chai trôi nổi không rõ nguồn gốc với nguyên liệu không rõ nguồn gốc, hoặc bằng nhựa tái chế thì có nguy cơ nhiễm độc.

* Vậy, những bình sữa cho trẻ em bằng nhựa thường được hâm nóng hay vệ sinh bằng nước sôi liệu có bị thôi nhiễm độc tố từ nhựa?

- Phải mất đến hơn 20 năm các nhà khoa học mới tìm ra được chất tạo bóng, bền và cứng cho vỏ bình sữa khi sản xuất. Chất này được phủ lên bề mặt trong và ngoài của bình sữa tạo cảm giác trong suốt. Tuy nhiên, sau này người ta phát hiện, nếu sử dụng liên tục sẽ gây tình trạng phát dục sớm ở trẻ gái và béo phì ở trẻ nam. Cộng đồng châu Âu đã cấm sử dụng chất này khi làm bình sữa nhưng tại Mỹ vẫn cho phép sử dụng với hàm lượng hợp lý. Bình sữa tại Việt Nam chưa phát hiện ra chất này.

* Có nên tránh sử dụng những sản phẩm như bình sữa hay các hộp đựng thực phẩm bằng nhựa không, thưa ông?

- Các thức ăn có chất béo dưới tác động của nhiệt độ sẽ phân tán dioxin trong nhựa vào thức ăn và sau đó nhiễm vào cơ thể chúng ta. Dioxin sinh ung thư và đặc biệt rất độc với tế bào trong cơ thể. Nên sử dụng các dụng cụ bằng sành hay thủy tinh thay thế các chai lọ hay hộp đựng thức ăn bằng nhựa, kể cả bình sữa cho trẻ em. Tuy nhiên, dioxin chỉ có thể phân tán ở nhiệt độ cao nên cũng không quá lo lắng.

* Xin cảm ơn ông!

Trúc Khuê (thực hiện)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI