Cha mẹ đừng biến mình thành nô lệ của con

05/04/2016 - 07:00

PNO - Quá chiều chuộng con, cha mẹ không những biến mình thành 'nô lệ' mà còn làm hại chính đứa con của mình

Ngày nay, các bậc cha mẹ luôn phải chịu một áp lực vô hình. Gánh nặng giáo dục khiến cho tinh thần, tâm lý của họ vận hành quá tải, dù có chịu đựng được hay không họ cũng phải gánh lấy nó. Khi con bé bỏng, cha mẹ lo lắng cho sự phát triển và sức khỏe của con, cùng với rất nhiều mối nguy hiểm khôn lường. Đến khi con lớn lên, cha mẹ lại phải chú ý đến vấn đề học tập của chúng.

Trong tám tiếng đồng hồ mỗi ngày, cha mẹ cần mẫn làm việc, bắt nhịp thời đại, còn phải không ngừng trau dồi tri thức, nắm bắt kỹ thuật mới, nâng cao địa vị của bản thân. Ngoài tám tiếng đó ra, cha mẹ dành toàn bộ thời gian cho con, bóp hầu bao mua sữa ngoại, nhịn ăn nhịn tiêu đóng tiền học phí vào nhà trẻ tư thục, không khiến con động tay dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, không có kỹ năng từ chối nhu cầu vật chất của con, cha mẹ giống như "máy in tiền" thực thụ.

Hễ thấy con bị chèn ép, cha mẹ lập tức ra mặt làm máy bay trực thăng bay lượn trên đầu con không để cho con phải chịu một chút uất ức. Các bậc cha mẹ làm "nô lệ của con" xuất phát từ tình yêu thương con cái vô bờ bến, nhưng, trên thực tế, họ lại tước mất quyền và cơ hội trau dồi tri thức, kỹ năng sinh tồn của con, kết quả là làm hại con.

Cha me dung bien minh thanh no le cua con
Cha mẹ luôn dành cho con những điều tuyệt vời nhất. Ảnh minh họa


Gần đây ở Trung Quốc, có 1 cặp vợ chồng đã buộc phải đưa đơn ra tòa để nhờ đến pháp luật yêu cầu ngừoi con gái, đã 36 tuổi, nhưng lười biếng của mình ra khỏi nhà để tự lập. Có hai phản ứng trước câu chuyện về phiên tòa đặc biệt này. Một là, mọi người lên án cô gái lớn tuổi mà không biết chăm lo cho cha mẹ. Đáng nhẽ ra tầm tuổi này cô gái không những phải tự lập kiếm sống mà còn phải hỗ trợ được phần nào cho cha mẹ về tuổi già. Ý kiến thứ hai là, khá nhiều người khiển trách đôi vợ chồng đó đã quá nuông chiều nên mới làm con hư.


Các bậc cha mẹ càng coi mình là nô lệ của con cái, càng có khả năng tạo ra "thế hệ ăn bám" đúng nghĩa. Rất nhiều bậc cha mẹ nói rằng, yêu con bao nhiêu cũng không đủ, họ cứ nghĩ cho con vào trường học tốt nhất, cung cấp những dưỡng chất tốt nhất, xây dựng lô cốt an toàn nhất, là chắc chắn sẽ tạo nên anh tài, tuấn kiệt.


Anh Tuấn Hùng (Ba Đình, Hà Nội) đã xin việc ở nhiều nơi nhưng làm ở đâu cũng chỉ được vài ngày là nghỉ ngang. Năm nay sắp bước vào tuổi băm nhưng anh Hùng vẫn còn lông bông, không có việc làm ổn định. Dù gia đình cũng buôn bán lớn nhưng không mấy khi anh Hùng phụ giúp cha mẹ. Mỗi lần cha mẹ nhờ vả việc gì, anh Hùng lại tìm cách lẩn tránh vì anh đã quen không phải làm gì nhưng khi về nhà, vẫn có người giúp việc dọn sẵn cơm nước. Cha mẹ nào cũng dễ dãi với con và chẳng hề so đo tính toán nên dù ở không nhưng đến tháng, anh Hùng vẫn có tiền xài thả ga.


Ngay cả khi lấy vợ về, dù cha mẹ dành sẵn một căn hộ nhưng anh không chịu ra riêng vì ngại… không kiếm được tiền lo cho vợ con. Vợ anh cũng không có nghề nghiệp gì, ngoại trừ những lúc được ba mẹ chồng nhờ ra chợ trông hàng tí chút, chị cũng ở không như chồng. Nhiều lần hàng xóm đã nghe cha mẹ anh Hùng than vắn thở dài chuyện phải vất vả “nuôi hai cái tàu há mồm lười ở nhà, lớn xác nhưng không chịu trưởng thành”.

Cha me dung bien minh thanh no le cua con
Được bao bọc quá mức, những đứa trẻ mãi 'không lớn' được. Ảnh minh họa


Vậy là cha mẹ nghiễm nhiên tự biến mình thành 'nô lệ' cho con, 'nô lệ' không công đến hết cuộc đời. Điều đó không những không tốt mà còn gây ra hậu quả vô cùng lớn. Kết quả người khổ nhất vẫn là cha mẹ và sau đó là đứa con, người không có cơ hội để 'trưởng thành'.

Minh Châu (Tổng hợp)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI