Cha mẹ cãi vã vì tiền, con rối nhiễu tiền

03/06/2018 - 20:00

PNO - Thực tế, rất nhiều người do tuổi thơ ám ảnh với cái nghèo và sự cãi vã của cha mẹ về tiền bạc có thể rơi vào các rối nhiễu liên quan đến tiền.

Trẻ 2-3 tuổi có thể bắt đầu được dạy và có ý niệm về tiền bạc. Tuy nhiên, lúc này trẻ vẫn chưa hoàn toàn hiểu được giá trị của tiền. Bốn tuổi, trẻ hiểu tiền dùng để mua cái gì đó. Năm, sáu tuổi, trẻ hiểu muốn mua gì đó thì phải có tiền và tiền đã mua là mình không còn nữa.

Khoảng bảy tuổi, trẻ hiểu giá trị của tiền và việc kiếm tiền, đổi chác tiền. Đương nhiên, các mốc thời gian này có tính tương đối, có thể xê dịch tùy trẻ. Với gia đình mà trẻ được cha mẹ dạy về tiền sớm thì trẻ có nhận thức về tiền sớm hơn. 

Cha me cai va vi tien, con roi nhieu tien
Ảnh minh họa

Nếu nói với con rằng: “Ba không mua xe mới được vì ba không có tiền. Con kiếm tiền cho ba mẹ để mua xe nhé”, có thể gây ảnh hưởng tạo nên “áp lực về tiền bạc” ở trẻ có độ tuổi trên bảy. Lúc này, trẻ có thể tìm cách kiếm tiền bằng cách lao động để giúp ba mẹ. Lớn thêm chút nữa, trẻ thậm chí có ý định bỏ học để đi kiếm tiền.

Đây là một hệ lụy không tốt. Thực tế, rất nhiều người do tuổi thơ ám ảnh với cái nghèo và sự cãi vã của cha mẹ về tiền bạc có thể rơi vào các rối nhiễu liên quan đến tiền (money disorders) như: né tránh về tiền, thờ phụng tiền hoặc cư xử không phù hợp về tiền bạc trong các mối quan hệ. Do đó, các cha mẹ cần lưu ý nhiều hơn về những ảnh hưởng lâu dài này đến trẻ để cư xử đúng mực và chủ động dạy con về tiền bạc.

TS tâm lý Phạm Thu Huyền

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI