"Cây đo đỉnh lũ" và khó khăn chồng chất của người dân Quảng Bình sau cơn đại hồng thủy

28/10/2020 - 07:09
Cơn lũ lịch sử vừa
Cơn lũ lịch sử vừa qua đã khiến nhiều huyện của tỉnh Quảng Bình ngập sâu trong nước. Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình, tính đến ngày 25/10, toàn tỉnh có 19 người tử vong, 2 người mất tích và 93 người bị thương trong mưa lũ. 
Cơn lũ đi qua, nhiều thôn xóm của tỉnh Quảng Bình chìm trong màu bùn đất. Nhiều diện tích cây cối, hoa màu bị vùi lấp.
Cơn lũ đi qua, nhiều thôn xóm của tỉnh Quảng Bình chìm trong màu vàng sậm bùn đất. Nhiều diện tích cây cối, hoa màu bị vùi lấp, tài sản trong nhà người dân đa số đã trôi hoặc hư hỏng hết. Người dân nhiều vùng tranh thủ trời không mưa đem lúa ra phơi với hy vọng"vớt được chút nào hay chút đó". Bà Tâm (xã Xuân Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vừa phơi lúa vừa nói như khóc: "Nước lên nhanh quá không kịp cất lúa, ngâm nước mấy ngày hư hết rồi, bốc mùi nặng. Bây giờ tranh thủ phơi để vớt được bao nhiêu đỡ bấy nhiêu, nấu cho heo bò không biết nó có chịu ăn hay không nữa".
Chợ Thùi thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy - ngôi chợ đi vào thơ ca của người dân tỉnh Quảng Bình sau cơn lũ cũng sơ sát, nhiều ki-ốt xung quanh cũng đổ nát vì mưa lũ.
Chợ Thùi thuộc xã An Thủy, huyện Lệ Thủy - ngôi chợ đi vào thơ ca của người dân tỉnh Quảng Bình sau cơn lũ cũng xơ xác, nhiều ki-ốt xung quanh cũng đổ nát vì mưa lũ.
Dấu vết dễ nhận biết nhất của cơn lũ lịch sử, ngoài những ngôi nhà đổ sập là hàng cây cạnh đồng của hai xã Lộc Thủy và An Thủy. Những túi ni-lon, rác thải, vật dụng sinh hoạt của người dân bị dòng nước cuốn đi vướng vào những cây xanh này.
Dấu vết dễ nhận biết nhất của cơn lũ lịch sử, ngoài những ngôi nhà đổ sập là hàng cây ngoài đồng của hai xã Lộc Thủy và An Thủy. Những túi nilon, rác thải, vật dụng sinh hoạt của người dân bị dòng nước cuốn đi vướng vào những cây xanh này.
Một số người dân khi tiếp xúc với tôi gọi hàng cây là 'Cây đo lũ' hoặc gọn hơn là 'Cây lũ'
Một số người dân gọi hàng cây là "Cây đo lũ" hoặc gọn hơn là "Cây lũ" vì khi nước lên cao cuốn đi nhiều túi nilon, đỉnh lũ cao nhất sẽ đưa những túi nilon vướng vào cành cây cao nhất".
Bà cụ nói với tôi: 'Chú cứ tìm cái bì ni lông nào cao nhất thì lũ cao tới đó, là đỉnh lũ. Chưa năm nào khủng khiếp như trận ni'.
Bà cụ nói: "Chú cứ tìm cái bì nilon nào cao nhất thì lũ cao tới đó, là đỉnh lũ. Chưa năm mô khủng khiếp như trận ni". Đứng nhìn, có thể ước lượng cơn lũ khi vào huyện Lệ Thủy có thể cao hơn 3 mét.
Người phụ nữ trong ảnh tôi không kịp hỏi tên vì chị đi rất nhanh để kịp được gặp nhóm cứu trợ đã dừng cách đó khoảng 500m. Chị kể, lũ vào nhà sập, chỉ có hai mẹ con giờ không biết xoay sở thế nào. Khi nghe hàng xóm báo có đoàn tự thiện ghé, chi phải nhanh chân đi ra vì 'mình ở trong sâu quá, sợ người ta không kịp tìm đến'.
Người phụ nữ trong ảnh tôi không kịp hỏi tên vì chị đi rất nhanh để kịp được gặp nhóm cứu trợ đã dừng cách đó khoảng 500m. Chị kể, lũ vào nhà sập, chỉ có hai mẹ con giờ không biết xoay sở thế nào. Khi nghe hàng xóm báo có đoàn từ thiện ghé, chị phải nhanh chân đi ra vì "mình ở trong sâu quá, sợ người ta không kịp tìm đến".
Nhìn từ hướng này
Nhìn từ hướng này, cả khoảng trống ngày thường là cánh đồng nay chẳng khác nào con sông lớn mênh mông nước dữ, sóng gió vỗ liên hồi còn hàng cây thì nổi bật bởi màu sắc của những chiếc túi nilon bị lũ đưa vào vướng lại.
'Ai nơi khác tới cứu trợ nhìn thì rất lạ, có người bảo đẹp. Nhưng buồn lắm em à', một người dân đi xin hàng cứu trợ về nói khi thấy tôi đưa máy muốn chụp ảnh hàng cây.
"Ai nơi khác tới cứu trợ nhìn thì nói rất lạ, có người nói đẹp. Nhưng buồn lắm em à", một người dân đi xin hàng cứu trợ về nói khi thấy tôi đưa máy muốn chụp ảnh hàng cây.
Hàng tre
Hàng tre bên dòng sông Kiến Giang của xã Lộc Thủy cũng đầy ắp những túi nilon, rác thải do lũ đưa về.
Anh Quang (đội 4
Anh Quang (thôn Phú Thọ, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy) thẫn thờ trước căn nhà đang trống tứ bề do lũ lớn. "Mái thủng hết, nhà sau sập, vách cũng đổ nhiều mảng, tài sản vật dụng theo dòng nước đi hết rồi", anh Quang buồn nói. Trong lúc lũ lên cao, anh đưa cả gia đình vào sâu bên trong thôn nương tựa những ngôi nhà kiên cố hơn vì sợ căn lầu nhà anh khó có thể trụ vững trước dòng nước mạnh. "Chúng tôi lên đó rồi nhưng sóng đánh ầm ầm sợ không trụ nổi, rất nguy hiểm nên chỉ còn cách rời nhà. Về lại thì không còn gì", người đàn ông trung niên nói trong nước mắt.
Cách nhà anh Quang khoảng vài trăm mét là nhà vợ chồng ông Cường cũng lâm vào tình trạng đổ sập gần hết.
Cách nhà anh Quang khoảng vài trăm mét là nhà vợ chồng ông Cường cũng lâm vào tình trạng đổ sập gần hết. Vợ ông Cường kể, ngôi nhà bấy lâu nay của gia đình giờ chỉ còn được "mặt tiền", bên trong đổ nát hết, buổi tối cũng không dám vào trong ngủ vì sợ phần còn lại có thể sập bất cứ lúc nào. "Chúng tôi già yếu rồi, lấy đâu ra để làm lại nhà bây giờ", người vợ nói.
Không chỉ nhà anh Quang và vợ chồng ông Cường, quanh hai xã Lộc Thủy và An Thủy, hàng chục ngôi nhà bỗng phút chốc trở thành đống gạch vụn sau cơn lũ lịch sử.
Không chỉ nhà anh Quang và vợ chồng ông Cường, quanh hai xã Lộc Thủy và An Thủy, hàng chục ngôi nhà bỗng phút chốc trở thành đống gạch vụn sau cơn lũ lịch sử.
Gần đó, chân cầu An Lạc bắt qua sông Kiến Giang đang tụ lại những bãi rác lớn là vật dụng, tài sản của người dân bị lũ cuốn đi.
Gần đó, chân cầu An Lạc bắc qua sông Kiến Giang đang tụ lại những bãi rác lớn là vật dụng, tài sản của người dân bị lũ cuốn đi.
Nước sông vẫn đang một màu đục ngầu và chảy mạnh. Người dân Quảng Bình đang rất lo lắng vì lũ lớn vừa qua thì cơn bão cuồng phong kéo đến.
Nước sông vẫn đang một màu đục ngầu và chảy mạnh. Người dân Quảng Bình đang rất lo lắng vì lũ lớn vừa qua thì cơn bão cuồng phong kéo đến. Dự báo hoàn lưu bão sẽ gây mưa rất lớn nên ai cũng sợ nước lại dâng lên, lũ chồng lũ thì rất khó chống chọi.q
Trong tinh thần
Trong tinh thần lá lành đùm lá rách, sau những ngày lũ rút đi, rất nhiều đoàn của các nhà hảo tâm đã đến Lệ Thủy, Quảng Ninh và nhiều huyện khác của miền Trung để hỗ trợ người dân vượt qua cơn khốn khó này.

Trường Nguyên

Ý KIẾN BẠN ĐỌC(2)
 
TIN MỚI

news_is_not_ads=