Cầu truyền hình đặc biệt 'Hà Nội - Huế - TP.HCM - Nghĩa tình sắt son'

12/04/2015 - 09:28

PNO - PN - Tối 11/4, UBND TP.HCM, UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015) và kỷ niệm 55 năm Lễ...

edf40wrjww2tblPage:Content

Cau truyen hinh dac biet 'Ha Noi - Hue - TP.HCM - Nghia tinh sat son'

Cầu truyền hình có thời lượng 120 phút, diễn ra tại 3 điểm cầu: Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (trong khuôn viên Cột cờ Hà Nội), quảng trường Ngọ Môn (Huế) và Hội trường Thống Nhất (TP.HCM).

Đây là một trong những sự kiện chính trị đặc biệt nhằm ôn lại chặng đường mà ở đó ý chí tự lực tự cường, sự thông minh sáng tạo và lòng quả cảm của đồng bào, đồng chí 3 miền Bắc - Trung - Nam, đặc biệt là tấm lòng thủy chung, son sắt của hậu phương lớn miền Bắc “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, tình nghĩa keo sơn, gắn bó thủy chung giữa 3 thành phố kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn - TP.HCM đã góp phần làm nên đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử.

Cau truyen hinh dac biet 'Ha Noi - Hue - TP.HCM - Nghia tinh sat son'

Những thước phim tư liệu được trình chiếu trong chương trình là những giai đoạn lịch sử hào hùng đã thể hiện mãnh liệt nhất khát vọng “Nước Việt Nam là một - Dân tộc Việt Nam là một” của đồng bào ta, của Tổ quốc ta. Đó là những hình ảnh của sự chia cắt hai bên bờ sông Bến Hải - con sông hiền hòa nhưng lại mang trong mình sức mạnh thần kỳ của ý chí và niềm tin. Đó là phong trào đấu tranh của học sinh - sinh viên tham gia các cuộc xuống đường đòi hòa bình, thống nhất cho Việt Nam. Đó còn là những thước phim diễn biến của Chiến dịch Hồ Chí Minh; là những khoảnh khắc của ngày 30/4/1975 lịch sử; là tình cảm thiêng liêng của Bác Hồ dành cho miền Nam;…

Cầu truyền hình đặc biệt còn dành nhiều thời lượng để giao lưu với các nhân chứng lịch sử: Cô Nguyễn Thị Mười, nguyên đội trưởng đội Khoa học kỹ thuật thuộc Hợp tác xã Đại Xuân, xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; bà Chế Thị Mừng, một trong 11 nữ du kích sông Hương; Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Phó Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu; bà Hoàng Thị Khánh, Trưởng Ban liên lạc Cựu tù chính trị và Tù binh TP.HCM; Đại tá - họa sĩ - phóng viên chiến trường Phạm Thanh Tâm; nhạc sĩ Tôn Thất Lập; nhà thơ Phạm Đăng Khoa; ông Nguyễn Anh Minh, Phó giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh…

Cau truyen hinh dac biet 'Ha Noi - Hue - TP.HCM - Nghia tinh sat son'

Tình nghĩa keo sơn, gắn bó thủy chung, son sắt giữa 3 địa phương Hà Nội - Huế - TP.HCM không chỉ được thử thách trong khói lửa, đạn bom của những năm tháng đấu tranh cách mạng mà cả trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước.

55 năm trước, ngày 8/10/1960, lễ kết nghĩa giữa 3 TP Hà Nội - Huế - Sài Gòn đã diễn ra tại Ba Đình - Hà Nội. Ba thành phố - tiêu biểu cho 3 miền, có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Trải qua 2 thời kỳ kháng chiến và hòa bình xây dựng đất nước, Hà Nội - Huế - Sài Gòn - TP.HCM đại diện cho 3 miền Bắc -Trung - Nam luôn gắn bó sắt son, chia sẻ bao gian khổ, hy sinh để cùng cả dân tộc đi tới ngày “non sông liền một dải” và cùng chung tay xây dựng một nước Việt Nam hòa bình và thịnh vượng.

TRẦN ÁI

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI