PNO - Dự kiến sáng mai (ngày 28/4), cầu Thủ Thiêm 2 chính thức thông xe. Công trình không chỉ thúc đẩy kinh tế - xã hội cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thành phố Thủ Đức, mà còn được xem là biểu tượng cho sự phục hồi mạnh mẽ của TPHCM sau dịch bệnh.
Đại công trình vượt “bão” COVID-19
Bắt đầu từ đợt bùng dịch thứ tư vào cuối tháng 4/2021, người dân TPHCM phải trải qua nhiều đợt giãn cách trên toàn thành phố. Tuy nhiên, cầu Thủ Thiêm 2 là một trong số ít công trình trọng điểm được lãnh đạo thành phố cho phép thi công “xuyên dịch” và cũng trở thành dự án hiếm hoi vượt gian khó, hoàn thành theo tiến độ đề ra.
|
Clip: Toàn cảnh cầu Thủ Thiêm 2 sẵn sàng đưa vào vận hành |
Ông Phan Công Bằng - Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết - lãnh đạo thành phố và ngành giao thông đánh giá đây là công trình trọng điểm có ý nghĩa rất quan trọng của thành phố. Dự án được quan tâm, đầu tư cả về mặt kết cấu, thẩm mỹ và đặc biệt là chất lượng công trình. Trong suốt quá trình thi công, dự án được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước nghiệm thu nhiều đợt, từng phần. Cuối tháng 4/2022 công trình đã được nghiệm thu toàn bộ trước khi đưa vào thông xe nhằm đảm bảo độ bền thiết kế 100 năm.
Toàn cảnh cầu Thủ Thiêm 2 trước ngày khánh thành |
Đại diện Công ty Đại Quang Minh, chủ đầu tư dự án cho biết, công trình đáng lẽ có thể hoàn thành vào năm 2018 theo dự kiến ban đầu nhưng gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, đặc biệt là ở phía bờ quận 1. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công trình đã gặp rất nhiều khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng và giao nhận vận chuyển dẫn đến mất cân đối, thiếu hụt tài chính.
Cầu Thủ Thiêm 2 dài hơn 1,4km, rộng 6 làn xe, tổng vốn đầu tư khoảng 3.100 tỷ đồng. |
Khi thành phố bắt đầu trở lại trạng thái “bình thường mới”, công trường cầu Thủ Thiêm 2 vẫn làm việc 24/24 giờ mọi ngày trong tuần, kể cả lễ tết, huy động mọi vật tư, xe cộ, máy móc; ban đêm gấp rút thi công, ban ngày trả lại mặt bằng giao thông để người dân đi lại.Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn cố gắng bố trí đầy đủ tài chính, vật tư, nhiên liệu để thi công, đảm bảo dự án triển khai theo tiến độ đề ra. Đây là sự nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công cũng như hỗ trợ của UBND TPHCM, các sở ngành. Từ tháng 4/2021, dù thành phố bước vào cao điểm dịch, đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân đã không quản ngại khó khăn, bám trụ công trường để thi công “xuyên dịch”.
Công trình của trí tuệ Việt và quốc tế
Theo ông Lương Minh Phúc - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, đây là công trình có tính chất kỹ thuật phức tạp, được thi công với sự giám sát chất lượng nghiêm ngặt. Tất cả các vật tư chủ yếu được nhập từ các nước Châu Âu như cáp dây văng, khe co giãn, gối cầu, hệ thống giảm chấn cho dây văng... Các chủng loại vật tư chính được chọn lựa kỹ lưỡng, được kiểm soát chất lượng chặt chẽ tại nhà máy và trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật dự án.
Mọi khâu của dự án từ tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế và nhà thầu đều lựa chọn những đơn vị uy tín quốc tế và trong nước.
Trong đó, tư vấn thiết kế cầu Thủ Thiêm 2 là đơn vị đến từ Phần Lan - công ty WSP Finland (thuộc Tập đoàn toàn cầu WSP Parsons Brinckerhoff) chuyên tư vấn đa ngành cung cấp các dịch vụ bền vững trong lĩnh vực xây dựng, tư vấn, khảo sát và thiết kế. Đây cũng là công ty đã thiết kế Cầu Bính và Cầu Rào 2 ở Hải Phòng, cầu Trần Thị Lý ở Đà Nẵng... và mới đây nhất đã đạt giải nhất về phương án thiết kế kiến trúc công trình cầu vượt sông Hương của thành phố Huế.
Công trình cầu Thủ Thiêm 2 có kiến trúc cầu rồng. Kiến trúc này đem lại cho cầu tính thẩm mỹ độc đáo và tạo điểm nhấn kiến trúc trên sông Sài Gòn.
Với diện tích mặt phẳng dây văng lớn, để đảm bảo an toàn, trong quá trình thiết kế kỹ thuật, đơn vị tư vấn thiết kế WSP đã tổ chức thí nghiệm tại hầm gió ở Châu Âu, với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhằm mục tiêu kiểm tra các kết cấu công trình dưới tác động của gió trong quá trình thi công cũng như khai thác, tối ưu hóa kết cấu.
Tư vấn giám sát của dự án là Công ty TNHH Dasan Consultants của Hàn Quốc. Đơn vị thi công là liên danh các nhà thầu Freyssinet International Et Compagnie, Công ty TNHH Freyssinet Việt Nam và Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Thiên An đều có nhiều kinh nghiệm thi công các dự án lớn. Trong đó, Công ty Freyssinet (của Pháp) đã thi công các dự án nổi bật như Keangnam Landmark Tower, Indochina Plaza Ha Noi, hầm Hải Vân, cầu Cao Lãnh...
“Chắp cánh” cho TPHCM bay cao
Cuối năm 2020, thành phố Thủ Đức - “thành phố trong thành phố” đầu tiên của cả nước - được thành lập với kỳ vọng tạo bước chuyển mình mạnh mẽ cho TPHCM phát triển về phía đông. Trong đó, Khu đô thị mới Thủ Thiêm được định hướng sẽ thành trung tâm kinh tế tài chính mới của thành phố, “chia lửa” với khu trung tâm hiện hữu. Theo quy hoạch, Thủ Thiêm được kết nối với khu nội thành thành phố bởi 5 cây cầu và 1 đường hầm. Theo ý tưởng của các nhà quy hoạch, 5 cây cầu này sẽ như “bàn tay xòe ra kết nối Thủ Thiêm với phần còn lại của thành phố”. Trong đó, cầu Thủ Thiêm 1 (nối Thủ Thiêm với quận Bình Thạnh) đã được thông xe từ năm 2010, hầm Thủ Thiêm (nối Thủ Thiêm với quận 1) cũng được đưa vào sử dụng từ năm 2011. Còn cầu đi bộ (kết nối Công trường Mê Linh đến Quảng trường trung tâm Thủ Thiêm), cầu Thủ Thiêm 3 (kết nối đến quận 4), cầu Thủ Thiêm 4 (kết nối đến quận 7) đang tìm nguồn vốn để triển khai.
Cầu Thủ Thiêm 2 là cây cầu đầu tiên kết nối giữa trung tâm quận 1 hiện hữu và trung tâm Thủ Thiêm mới trong tương lai.
Tiến sĩ Võ Kim Cương - nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TPHCM - cầu có vai trò giao thông rất quan trọng, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển từ trung tâm thành phố sang TP Thủ Đức và ngược lại, giảm áp lực giao thông đáng kể cho cầu Sài Gòn, hầm Thủ Thiêm và cầu Thủ Thiêm 1.
Cầu Thủ Thiêm 2 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giải quyết ách tắc giao thông, thúc đẩy kinh tế - xã hội hai bên đầu cầu.
Ở phía Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2 nối vào trục song song với đường Lương Định Của về phía xa lộ Hà Nội và cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, trở thành một trong hai trục giao thông chính của khu vực cửa ngõ phía đông, sẽ giúp giảm kẹt xe các tuyến đường hiện hữu như Lương Định Của, Mai Chí Thọ vốn thường xuyên quá tải.
Cầu cũng có vai trò giải tỏa kẹt xe đáng kể cho phía đầu cầu quận 1, bởi hiện nay lưu lượng xe từ các tuyến đường Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng đổ vào đường Tôn Đức Thắng rất lớn để vào đường Nguyễn Hữu Cảnh ra cầu Sài Gòn. Ở hướng ngược lại, dòng xe từ cầu Sài Gòn qua cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh để vào trung tâm thành phố cũng khiến áp lực giao thông tại đây luôn căng thẳng.
Quan trọng nhất, cầu sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm và thúc đẩy kết nối với sân bay Long Thành trong tương lai và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cầu Thủ Thiêm 2 nối từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) qua quận 1, có điểm đầu tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn (quận 1), điểm cuối kết nối vào đại lộ vòng cung (tuyến R1) Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Tổng chiều dài công trình là 1.465m, trong đó phần cầu có chiều dài 885,7m, gồm nhịp chính có kết cấu dây văng và các nhịp dẫn bằng kết cấu bê tông cốt thép, mặt cắt ngang cầu đáp ứng 6 làn xe (gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe hỗn hợp). - Phía quận 1 gồm 3 nhánh cầu: + Nhánh chính: Nối từ giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn đến giao lộ Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Chiều dài nhánh là 437m với 4 làn xe. + Nhánh N1: Nối từ công trường Mê Linh, xuôi theo tuyến Tôn Đức Thắng và sông Sài Gòn sau đó vào cầu chính để đi qua Khu đô thị Thủ Thiêm. Nhánh có chiều dài 195,5m. + Nhánh N2: Xuất phát từ phía Thủ Thiêm đi sang quận 1, điểm cuối tại giao lộ Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh có chiều dài 192,7m. - Phía quận 2 có 1 nhánh cầu dài 140m nối từ Đại lộ vòng cung tại Khu đô thị Thủ Thiêm. |
Bài: Minh Linh
Ảnh: Tam Nguyên; Clip: Minh An
Chia sẻ bài viết: |
Đợt mưa ngập ngày 5/11, TP Đà Nẵng đã tiến hành sơ tán hơn 800 người ra khỏi các khu vực thấp trũng, ngập nước...
Ca sĩ Quốc Kháng tự giới thiệu là cháu lãnh đạo rồi cấu kết với một số người khác nhằm “chạy án” cho 1 bị can với số tiền 9 tỉ đồng.
Sáng ngày 5/11, Báo SGGP đã tổ chức lễ họp báo, công bố về danh sách, các hạng mục danh giá của bóng đá Việt Nam năm vừa qua.
Lực lượng công an xuyên đêm tìm kiếm du khách nước ngoài bị lạc đường tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện và bắt giữ tàu hàng vận chuyển khoảng 700.000 lít dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong tuần tới sẽ ra mắt một công cụ AI để kiểm soát doanh thu trên sàn thương mại điện tử.
Sáng 5/11, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị - đã đến dự, chung vui trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP Huế.
Đường Mẹ Suốt được xem là “rốn lũ” ở Đà Nẵng. Sáng nay, mực nước ngập ghi nhận dâng cao lên 81cm buộc chính quyền phải di dời người dân.
Hơn 400 hộ dân cùng khu nuôi trồng thủy sản xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang bị nước biển xâm thực ngày mỗi lớn.
Công an quận Hoàn Kiếm khởi tố vụ án để điều tra, xử lý nhóm thanh thiếu niên đua xe, gây tai nạn khiến cô gái 27 tuổi thiệt mạng.
Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường đã chỉ đạo các sở, ngành giải quyết ngay nhiều công việc nhằm "giải cứu" dự án ngăn triều 10 ngàn tỉ đồng.
Đà Nẵng tiếp tục mưa rất to từ rạng sáng 5/11 đến nay, nhiều tuyến phố đã ngập sâu, quân đội được điều động di dời dân và bảo vệ tài sản.
Sáng nay, Đà Nẵng bắt đầu mưa rất to kéo dài, nhiều trường và phụ huynh đã chủ động cho học sinh nghỉ học.
Phải khuyến khích người dân "dù khó khăn đến mấy, cũng nỗ lực cho con hoàn thành trình độ phổ thông".
Công an tỉnh Sóc Trăng vừa triển khai phương án đảm bảo an ninh, trật tự cho lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ VI.
Dự án Hạc Thành Tower (Thanh Hóa) được giao đất với giá chưa đến một nửa theo quy định, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 55,8 tỉ đồng.
Bằng các thủ đoạn giả danh lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang, Thiện đã lừa đảo chiếm đoạt tổng số tiền hơn 4,5 tỉ đồng.
Sau khi gây tai nạn khiến một người tử vong, nhóm thanh thiếu niên đã điều khiển xe bỏ chạy khỏi hiện trường.