Câu chuyện tình yêu: Không có đám cưới, họ vẫn rạng rỡ bên nhau

23/01/2024 - 06:00

PNO - Cuộc hôn nhân của cô đào hát và ông bầu kiêm diễn viên hài đã đi qua gần nửa thế kỷ và vẫn mặn nồng, son sắt, dù anh chị chưa một lần mặc áo cô dâu chú rể.

Dù rất mê cải lương, tôi không nghĩ người phụ nữ “trông quen quen”, nói chuyện nhỏ nhẹ và ăn mặc sành điệu - ngồi đối diện trong một quán ăn lại là nghệ sĩ (NS) gạo cội Xuân Lan. Đây là nàng công chúa Bích Vân kiêu kỳ trong tuồng Bên cầu dệt lụa nổi tiếng. Chị trẻ trung, nhanh nhạy đến khó tin ở tuổi U80. 

Chị có điện thoại. Tên người gọi hiển thị 4 chữ A: “Em ơi, ngày mai đám giỗ NS T.N, anh chở em đi nha!”. Chị quay sang tôi than thở… trong nụ cười hạnh phúc: “Ông xã chị đó. Mấy chục năm, đi đâu ảnh cũng đòi chở chị, nhưng giờ mắt ảnh yếu nên chị phải bán xe, ảnh lại mượn xe của mấy đứa em”. 

Người tài xế đặc biệt ấy là NS Tấn An - chồng NS Xuân Lan. Cuộc hôn nhân của cô đào hát và ông bầu kiêm diễn viên hài đã đi qua gần nửa thế kỷ và vẫn mặn nồng, son sắt, dù anh chị chưa một lần mặc áo cô dâu chú rể.

Người đẹp tôn thờ "chủ nghĩa độc thân" 

NS Xuân Lan kể: “Gia đình tôi không ai theo nghệ thuật, nhưng ba tôi quá mê cải lương nên cho con gái theo học thầy Bảy Trạch (thầy của NSND Minh Vương) khi tôi 14 tuổi và làm đào hát luôn từ đó”. Ban đầu chị đóng vai con nít, quần chúng, người hầu… Những khi không có vai diễn thì chị nhắc tuồng, kéo màn…

Đến năm 16, 17 tuổi chị lên đào nhì ở đoàn Kiên Giang. Một lần, khi về đây dựng vở Tuyệt tình ca, soạn giả Hoa Phượng đã gây bất ngờ cho cả đoàn khi chọn chị đóng vai chính Trường An. Chị ngạc nhiên đến mức hỏi soạn giả lý do. Ông trả lời: “Giọng ca hay thì có nhiều, con cũng nằm trong số đó. Nhưng con có ưu điểm nổi trội là ca rõ lời. Ca rõ lời mới truyền tải trọn vẹn cái hay, cái thần của nhân vật đến khán giả”. Bài học này là kim chỉ nam cho chị không chỉ trong nghệ thuật, mà còn trong mọi giao tiếp ứng xử: phải luôn rõ ràng, minh bạch. 

Năm 1974, khi 24 tuổi, chị về đoàn Việt Nam Minh Vương để thay NS Thanh Nga (NS Thanh Nga về Sài Gòn hát để gần gia đình). Ở sân khấu này, chị đã diễn nhiều vở như: Mùa xuân ngủ trong đêm, Tình khúc cho em… với kép chính là NSND Minh Vương. Tưởng đâu chị đóng khung với tuồng màu sắc kiếm hiệp, nhưng sau đó, chị về đoàn Hương Dạ Thảo với các tài danh Minh Phụng, Ngọc Bích và thử sức, khám phá bản thân với các vở tuồng cách mạng.

Chị kể: “Đời NS, mỗi lần được thử nghiệm vai diễn mới là mỗi lần hạnh phúc. Tôi được hóa thân thành những phụ nữ kiên trung như chị Sứ, chị Út Tịch… trong niềm vui khó tả”. Năm 1976, chị về đoàn Thanh Minh - Thanh Nga và có vai diễn để đời là công chúa Bích Vân. 

Chị hoài niệm về nghề bằng cả sự say mê và nụ cười hạnh phúc. Chị khoe tấm ảnh chân dung của chị khi ngoài 20 tuổi: nhan sắc rạng ngời với đôi mắt to đen láy, chiếc mũi thanh tú và đôi môi chín mọng. Thế nhưng, cô gái đẹp này lại tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Chị tâm sự: “Khi đó tôi không nghĩ tới chuyện yêu đương, chỉ muốn dành trọn tâm sức cho nghề”. NS Mỹ Châu là hình mẫu của chị. “Chị Mỹ Châu không vướng bận chồng con nên có thể tập trung cho nghề. Chị thăng hoa trên sân khấu và có đời sống mẫu mực, được nhiều người quý trọng” - chị kể.

Từ đó, chị tâm niệm chỉ phụng sự cho sân khấu nên luôn trau dồi nghề nghiệp và ý thức giữ gìn phẩm cách, tên tuổi của mình. Chị đâu biết rằng, chính tính cách này của chị đã hút hồn nhiều người, trong đó có “sếp” Phạm Tấn An - Phó đoàn cải lương Bình Minh - nơi chị đang diễn cùng NSND Minh Vương, Thanh Tú, Trang Bích Liễu…

Bước qua "lời nguyền" 

Nhắc đến chuyện tình cảm, NS Xuân Lan bật cười và gương mặt thoáng vẻ thẹn thùng. Chị bồi hồi nhắc “người xưa”: “Nói theo kiểu cải lương thì anh An là “ma đầu giáo chủ” trong giới. Anh từng trải, mạnh mẽ, quyết liệt, không chịu thua ai cái gì.

Anh Minh Vương và Thanh Tú ghép đôi tôi với anh An hoài, nhưng tôi không để ý. Một hôm, có ông thầy bói mù ghé đoàn chơi. Ông khẳng định năm nay (1980) tôi lấy chồng và tả chồng tương lai tôi, mà anh Thanh Tú kêu lên “giống hệt ông An” - “to con, da trắng, lanh lợi, tâm tánh tốt”. Tuy vậy, NS Xuân Lan cũng không nghĩ ngợi gì, vì đã quyết sống đời độc thân.

Nhưng, anh An ngày càng thể hiện rõ quyết tâm chinh phục chị. Chị nhớ lại: “Đi hát ngày xưa, mỗi lần dời bến rất cực, phải thu dọn quần áo, tủ trang điểm, võng, ghế bố, mền gối… Anh An lúc đầu dọn tiếp tôi ghế bố, rồi mỗi lần thêm từng món và cho đến một ngày tôi không còn gì để xách. Anh đã thu dọn xuống ghe hết. Anh không nói lời yêu vồn vã, nhưng cứ lặng lẽ chăm sóc.

Ban đầu tôi cũng không lung lay. Nhưng nhìn anh cặm cụi chu toàn hết việc cho mình, còn tôi chỉ mỗi việc tối lên sân khấu, không phải lo tối nay trải ghế bố ở đâu? Quần áo trời mưa ướt không? Tối nay ăn gì?… Tự dưng thấy… khỏe và ấm lòng. Trước đây, khi đi chung đoàn với chị Thanh Nga, tôi rất ngưỡng mộ chị, vì đi diễn là anh Lân - chồng chị - lo hết mọi thứ, việc của chị là lên sân khấu và tỏa sáng. Tôi nghĩ ông trời đã cho chúng tôi gặp nhau, nên tôi dần mở lòng với anh”. 

Cũng trong năm 1980, NS Xuân Lan đưa anh An về giới thiệu với má chị. Còn anh cũng đưa chị về ra mắt gia đình. Từ đó, anh chị chính thức nên duyên chồng vợ, không hôn lễ rình rang. Tôi chưa kịp thắc mắc, chị “bật mí” luôn: “Anh chị suốt ngày đi hát, lại ở bên nhau như hình với bóng nên đám cưới chỉ là hình thức. 2 đứa đi đăng ký kết hôn và ra mắt 2 họ bằng bữa cơm gia đình là xong thủ tục”.

Còn anh An, khi nhắc về những ngày thanh xuân của tình yêu, anh không giấu được giọng vui tươi: “Thời đó, tôi cũng “dữ” lắm. Nhưng thấy Xuân Lan, tôi lại đâm “ớn” và từ bỏ những tật xấu đó. Kiểu như trước một người nghiêm túc, đứng đắn, tự dưng cái sai của mình được mình soi rọi rõ hơn. Ớn thì ớn, nhưng tôi tin đây là người phụ nữ của đời mình nên “cắm mốc chủ quyền” ngay”.

Hơn 40 năm hôn nhân, anh An vẫn xem vợ là cô đào hát như ngày nào. Ở nhà, chị “xí” được vai “bếp trưởng”. Chị thích khoảnh khắc vào bếp nấu bữa ngon và vợ chồng vừa ăn, vừa hàn huyên.

Càng trò chuyện, tôi càng khám phá nhiều điều thú vị về vợ chồng NS Xuân Lan. Ở tuổi xế chiều, cuộc sống của anh chị vẫn rất nhiều màu sắc, chủ động trong mọi việc. Dù kinh tế ổn định, anh chị vẫn đi làm. Chị là nhóm trưởng của một công ty bảo hiểm lớn, còn anh An là “lính” của vợ.

Với chị, “vợ chồng đi làm, vừa vui vừa có thu nhập”. Tạo niềm vui cho mình, mang đến niềm vui cho đời là cách sống vợ chồng NS Xuân Lan lựa chọn để tuổi già trôi qua thật đẹp và ý nghĩa. Hằng tháng, anh chị đều đến viện dưỡng lão NS thăm, tặng quà các đồng nghiệp. Ở đó, những NS lão làng mừng rỡ chuyện trò, ôn lại kỷ niệm và ca hát cùng nhau rất vui. Chị cũng duy trì việc biểu diễn khi là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Trần Văn Khê. 

Chị cho tôi xem những hình ảnh vợ chồng đi chơi. Trong đó, có ảnh anh chị mặc đồ màu tím trẻ trung, nổi bần bật. Chị cười, giọng theo “trend” giới trẻ: “Em coi, mặc đồ đôi đồ. 2 đứa già rồi mà còn xí xọn lắm, đi chơi, đi làm hay mặc giống nhau, nhìn ngộ, vui mắt”. Chị tự nhận máu hài hước là chị bị nhiễm từ chồng. Vì anh An vốn là diễn viên hài, giờ vẫn còn bén nghề và anh hay trổ “mảng miếng hề” với vợ, con, nên - như chị nói - “dần dần chị cũng bị ảnh hưởng”. 

Trước khi về, tôi xin chị “xé” vài trang bí kíp “vợ chồng ứng xử sao lúc giận hờn, mâu thuẫn”, NS Xuân Lan ngẫm nghĩ rồi bật lên: “Em hỏi chị mới nhớ ra, chung sống 44 năm, nhưng chị không có kinh nghiệm chuyện này vì anh chị không có cãi vã, giận hờn. Vợ chồng chị sống đơn giản, thiệt tình, tôn trọng nhau, dù ngày xưa mới quen hay giờ đã lên chức ông bà nội. Vì vậy, 2 đứa không bao giờ nói lời khó nghe, làm tổn thương nhau. Sống vậy nhẹ nhàng, khỏe lắm em ơi”. 

Thùy Dương

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.