Câu chuyện tình yêu: Để sóng gió không vào nhà

10/07/2022 - 05:42

PNO - 31 năm hôn nhân, nhạc sĩ Lê Thanh Xuân (Giám đốc Nhạc viện Sen Hồng TP.HCM) và giảng viên thanh nhạc Nguyễn Thị Thu Hương vẫn yêu thương và tôn trọng nhau. Cuộc tình của họ càng bền chặt hơn khi trong nhà có hai bà mẹ già. Họ nói: "Chỉ có mẹ chúng ta chứ không có mẹ chồng, mẹ vợ’’.

Yêu âm nhạc và yêu nhau

 

Tình yêu của nhạc sĩ Thanh Xuân và vợ chớm nở tại Nhạc viện TPHCM - nơi cả hai cùng theo học. Cả hai về cùng một nhà năm 1991. 

Bắt đầu chung sống cũng là lúc bắt đầu nhen những ước mơ chung của hai vợ chồng. Từ chối ở lại nhạc viện làm giảng viên, nhạc sĩ Lê Thanh Xuân quyết định theo đuổi ước mơ mang âm nhạc bác học đến với đại chúng. Từ chối tương lai rộng mở, ca sĩ Thu Hương chọn trở thành cô giáo, đồng hành cùng ước mơ của chồng. Thầy Xuân và cô Hương về mở lớp nhạc tại Nhà văn hóa Thanh thiếu niên quận 11.

Không chọn quận trung tâm - nơi có đông học sinh theo học, cặp vợ chồng trẻ quyết định lập nghiệp tại một quận nghèo, nhiều thiếu thốn. Con trai đầu chào đời, không muốn làm phiền ba mẹ hai bên, cô Hương mang con đến trường mỗi khi lên lớp. Tình yêu âm nhạc cháy trong họ mãnh liệt, song hành cùng tình yêu của mái ấm gia đình. 

Vợ chồng nhạc sĩ Lê Thanh Xuân bên hai con
Vợ chồng nhạc sĩ Lê Thanh Xuân bên hai con

Năm 1997, Trung tâm Âm nhạc Sen Hồng ra đời (nay là Nhạc viện Sen Hồng). Cô Hương lùi về sau, chỉ tham gia công việc giảng dạy chuyên ngành thanh nhạc tại Sen Hồng, chu toàn mọi công việc gia đình và con cái, để chồng có thời gian tập trung vào công việc chuyên môn và quản lý.

25 năm, từ một trường nhạc nhỏ, Sen Hồng đã trở thành nhạc viện tư nhân đầu tiên của Việt Nam, với lộ trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Thầy Xuân cố gắng hoàn thiện hệ thống giáo trình cho trường và đương đầu với những khó khăn, chẳng một lời kêu ca vì sợ vợ lo lắng. Cô Hương cố gắng lo toan gia đình, chăm sóc con cái, chẳng than vãn vì sợ chồng phân tâm. 

Ba thập kỷ song hành cùng nhau, điều duy nhất vợ chồng từng bất đồng ý kiến là chuyện dạy con khi chúng còn nhỏ. ‘’Tôi là con trưởng, ảnh hưởng bởi cách dạy dỗ của cha, nên tôi cũng muốn dạy con thật nghiêm khắc. Anh ấy thì ngược lại, chiều con nổi tiếng khắp xóm. Con muốn gì cũng mua’’, cô Hương kể. 

Con trai đầu lòng mê chơi siêu nhân, chồng giấu vợ mua cho con cả thùng đồ chơi siêu nhân. Cậu con út thích mùi dầu gội, sữa tắm. Thương con, người cha mua tất cả mùi con thích, rồi bảo với vợ là được người ta cho. Từ nhỏ đến lớn, các con đều ngủ chung với cha. Cha phụ trách đưa đón hai con đến trường. Bây giờ, cậu con trai đầu đang du học tại Nhạc viện Hoàng gia Bỉ, cậu con trai thứ hai đang học tại Nhạc viện TP.HCM.

Mẹ anh, mẹ em chung một nhà

Những năm gần đây, vợ chồng nhạc sĩ Lê Thanh Xuân đón cả bà nội và ngoại về chăm sóc, sau khi hai ông mất. Bà nội gần 90 tuổi, vẫn khỏe mạnh, trước kia bà sống ở Cà Mau. Bà ngoại 82 tuổi, bị gãy cổ xương đùi cách đây nhiều năm nên không đi lại được. Ngoài ra, bà ngoại còn mắc bệnh Alzheimer, trí não không tốt, lúc nhớ lúc quên.

Thông thường, cô Hương sẽ đi siêu thị và mua thức ăn cho cả tuần. Mẹ chồng không ăn được thịt, chỉ ăn cá, cơm ăn phải thật nhão và mềm. Con trai cô không ăn được cá, chỉ ăn thịt. Mẹ ruột thì hầu như chỉ ăn được cháo. Còn vợ chồng cô thì... có gì ăn nấy. Hiểu rõ sở thích và thực đơn của cả nhà, mỗi ngày, cô Hương phải nấu ít nhất hai loại thức ăn.

Thầy Thanh Xuân và cô Thu Hương tham dự hội nghị Âm nhạc châu Á tổ chức ở Nam Ninh, Trung Quốc vào năm 2019
Thầy Thanh Xuân và cô Thu Hương tham dự hội nghị Âm nhạc châu Á tổ chức ở Nam Ninh, Trung Quốc vào năm 2019

Mỗi bà ở một phòng. Bà nội chỉ cần chuẩn bị thức ăn và hỗ trợ di chuyển. Riêng bà ngoại bây giờ không nhận thức được. Bà không biết tắm, không biết tự ngủ, không có cảm xúc, mỗi lần thấy bà sui cầm thức ăn là lại hỏi: “Cái gì đấy? Ăn được không? Cho tôi với...”. Ngày bà mới bị tai nạn gãy xương đùi, bà từng được bác sĩ chẩn đoán chỉ sống được thêm vài tháng. Bảy năm nay, vợ chồng nhạc sĩ Thanh Xuân chăm sóc kỹ lưỡng nên hiện tại bà không còn phải uống thuốc như trước’’. 

Một ngày của cô Hương bắt đầu lúc 6 giờ sáng. Thức dậy, cô tranh thủ cắm nồi cơm, nấu nồi cháo, chuẩn bị sẵn thức ăn rồi hỗ trợ vệ sinh cho mẹ ruột.

Dạy học sinh tại nhà và tại trường, hầu như thời gian đều kín mít, nhưng cô vẫn khéo léo chu toàn chăm sóc hai người mẹ cùng chồng con.

Vẫn hẹn nhau ngoài quán  

31 năm về với nhau, vợ chồng nhạc sĩ Lê Thanh Xuân vẫn giữ thói quen hẹn hò. Đều đặn 19 giờ mỗi tối Chủ nhật, thầy cô cùng các học trò lại ghé quán cóc gần nhà để tâm sự. Bữa nào học trò vắng mặt, hai vợ chồng vẫn đến quán cùng nhau. "Chủ quán trêu rằng, bấy lâu nay, nhiều cặp hẹn hò rồi chia tay, chỉ có cặp vợ chồng già này là bền chặt nhất’’, thầy Xuân cười nói. 

Khi được hỏi về những sóng gió hôn nhân, cô Hương bảo may mắn vì cuộc sống vợ chồng của cô bình lặng. Biết nhiều bạn nữ có tình cảm vượt lên khỏi quan hệ thầy trò với chồng, cô Hương vẫn bình tâm và một lòng tin tưởng chồng: "Tôi luôn tự nhủ sóng gió từ chính chúng ta tạo ra mới là điều đáng sợ.

Còn mọi tác động ở bên ngoài không có cơ hội để ảnh hưởng đến hôn nhân của tôi. Tôi mong muốn được đối xử thế nào thì chính tôi sẽ đối xử với mọi người trước như thế. Chúng tôi sống với nhau không có ranh giới, chỉ có mẹ chúng ta chứ không có mẹ anh, mẹ tôi’’. 

Với thầy Xuân, người đàn ông phải luôn biết đặt những điều quan trọng lên trên hết. Với thầy, điều quan trọng là công việc và gia đình. Trong mối quan hệ vợ chồng, ông đặt ra nguyên tắc phải luôn trung thực, thủy chung, tôn trọng nhau. Tất cả chúng được đặt bên dưới nền tảng là tình yêu thương vô bờ bến cho vợ và các con của mình. 

Thương, thấu hiểu cho ước mơ và đam mê công việc của chồng. 31 năm qua, có những giai đoạn dài chỉ gặp chồng vào những bữa cơm, cô Hương vẫn không nửa lời trách móc. Dù phải đảm đương nhiều việc, cô Thu Hương vẫn thấy mình chẳng gặp bất kỳ khó khăn nào vì luôn có sự động viên và khích lệ từ chồng. Mỗi buổi trưa tan trường sớm, thầy về nhà, lại lao vào phụ cô nhặt rau, nấu ăn hay mang thức ăn lên cho hai người mẹ. 

Cô thương chồng ở sự cần mẫn, đam mê với công việc và tình yêu to lớn với vợ và các con. Nếu không có những điều ấy, ước mơ chung chẳng thể nào đạt được. Nhắc về vợ, nhạc sĩ Thanh Xuân bảo ông sẽ chẳng nhận được bất cứ thành tựu gì nếu không có sự hỗ trợ và hy sinh của bà xã. 

Tuệ Minh

 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.