Câu chuyện tình yêu: Cuộc tình từ nụ cười đi lạc

01/08/2023 - 11:36

PNO - Theo dõi gia đình Nguyễn Thị Thanh Lưu và Jason qua Facebook, hình như ngày nào cũng đầy ắp những chuyện vui, những điều bất ngờ, những khoảnh khắc cảm động... Một nguồn năng lượng vui vẻ, yêu thương lan tỏa đến bạn bè; nhưng khi trò chuyện sâu hơn với họ mới thấy, quả thật không có hạnh phúc nào thiếu những vun vén, hy sinh và thấu hiểu.

Năm Thanh Lưu 24 tuổi, mới về làm việc tại Viện Văn học, trong buổi tọa đàm về cuốn sách Ba người khác của nhà văn Tô Hoài, Thanh Lưu ngồi ở bàn đối diện cửa ra vào. Khi anh Jason - cũng làm ở viện mấy năm rồi - bước vào, tự nhiên anh nhìn thấy một cô gái nhìn mình cười thật ấn tượng.

Thanh Lưu và Jason luôn hạnh phúc với bí kíp “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”
Thanh Lưu và Jason luôn hạnh phúc với bí kíp “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”

Mãi sau này, khi đã yêu nhau, anh mới kể về nụ cười hớp hồn ngày ấy thì hỡi ôi, nụ cười ấy không dành cho anh. Thật ra Thanh Lưu cười chào chị bạn cùng cơ quan đi sau Jason. Cô giải thích rằng ngày ấy cô “cổ điển” lắm, đâu có tự nhiên cười với người không quen biết.

Nụ cười đi lạc đó giúp anh có dũng khí đến bắt chuyện làm quen, nhưng vẫn ngại xin số điện thoại, phải hỏi xin qua một chị bạn.

Mấy hôm sau, anh gọi Thanh Lưu, hẹn đi uống cà phê, nhưng cô từ chối, nói làm cùng cơ quan thì lên cơ quan gặp. Ở Viện Văn học, mọi người chỉ đến cơ quan vào thứ Hai và thứ Năm, Jason đợi ngày đến cơ quan thì sang phòng làm việc của cô chơi.

Là một người tâm lý và trải đời, anh biết Thanh Lưu là cô gái trẻ và cổ điển nên cô sẽ ngại gặp gỡ người lạ ở một nơi xa. Vì thế, anh hẹn gặp cô ở quán cà phê gần cơ quan, nơi có nhiều người quen của cô, cô sẽ cảm thấy an toàn.

Gặp gỡ và trò chuyện với Jason, cô thấy anh dễ mến, lịch lãm, biết cách cư xử, lại còn hiểu và yêu Việt Nam. Quen biết được 2 tuần thì Jason phải quay về Mỹ, vì lúc đó anh đang học tiến sĩ tại Mỹ. Ngày đi, anh muốn cô ra sân bay tiễn, nói: "Anh có điều này muốn nói với em lắm, nhưng anh không muốn nói quá sớm, em chờ anh được không?" và Thanh Lưu hứa sẽ chờ nghe.

Vậy là từ ngày anh đi, hôm nào cũng gọi điện thoại về trò chuyện. 9 tháng sau thì anh gọi, kể chuyện đi chơi ở đảo đẹp lắm, anh muốn có Lưu ở đó cùng ngắm và bất ngờ Jason tỏ tình. Anh thú thực là muốn đợi đến lúc sang Việt Nam sẽ nói, nhưng không chờ được, phải nói luôn. Thanh Lưu hẹn khi nào anh sang Việt Nam cô sẽ trả lời.

cô có loạt chuyện kể về những thói tật đáng yêu, hài hước của anh chồng trên Facebook với hastag #chuyenchangVoi.
Thanh Lưu có loạt chuyện kể về những thói tật đáng yêu, hài hước của anh chồng trên Facebook với hastag #chuyenchangVoi

Vài tuần sau, anh có mặt tại Việt Nam và họ chính thức yêu nhau. Đó cũng là thời gian anh Jason ở Hà Nội lấy tư liệu để viết luận án tiến sĩ, ban đầu dự định ở 1 năm, nhưng vì bạn gái không muốn xa Hà Nội mà anh cứ nấn ná ở Hà Nội đến mấy năm. Họ cưới và sinh con rồi mà cô vợ vẫn lì lợm không chịu vào TPHCM.

Lúc này, công việc không cho phép anh trì hoãn nữa nên Jason đành phải bay đi bay về giữa TPHCM - Hà Nội.

Thanh Lưu cũng giải thích, cô quen nếp sống Hà Nội và chưa ở TPHCM bao giờ nên không muốn đi, vả lại công việc của cô cũng ở Hà Nội, thêm việc cô đang làm luận án tiến sĩ nên ở Hà Nội sẽ tiện hơn.

Vậy là Jason lập kế, anh nói vợ mang con vào TPHCM chơi 3 tuần thôi, nếu không thích thì anh lại ra; nhưng khi vào TPHCM, Lưu thấy đời sống dễ chịu, con người hào sảng, thế là cô mê tít, ở hẳn 1 năm.

Sau đó, vì công việc của Jason, cả gia đình lại sang Mỹ sống 4 năm để Jason hoàn thành luận án, rồi trở lại TPHCM sống 5 năm. Cách đây 3 năm, gia đình lúc này đã có 4 thành viên, họ lại quay về Hà Nội.

Chuyện tình yêu và hôn nhân của họ thực ra không được suôn sẻ. Từ đầu, gia đình Lưu phản đối vì lo lắng con gái yêu người nước ngoài, khác biệt văn hóa, sợ khó hạnh phúc; đồng thời giữa mẹ và Thanh Lưu khá khắc khẩu nên chưa hiểu nhau.

Tuy nhiên, theo thời gian, Jason đã tạo được niềm tin đối với gia đình vợ. Anh quan tâm và chu đáo đối với mẹ vợ. Đến giờ Thanh Lưu vẫn nói đùa: Mẹ quý con rể hơn con gái. Không những thế, anh còn là cầu nối giúp vợ và mẹ hiểu nhau hơn, bớt xung khắc.

Gia đình họ đã sang Mỹ sống 4 năm để Jason hoàn thành luận án, rồi trở lại Việt Nam
Gia đình đã sang Mỹ sống 4 năm để Jason hoàn thành luận án, rồi mới trở lại Việt Nam

2 người đã sống bên nhau nhiều năm nhưng vẫn luôn nói về nhau đầy hào hứng. Anh Jason chiều vợ, luôn để vợ được tự do với những sở thích riêng, vì anh yêu cô và vì cô xứng đáng. Anh hiểu vợ vì công việc của chồng đã hy sinh nhiều. Ngược lại, Thanh Lưu cũng thấy mình học hỏi nhiều từ chồng. Anh đã đến và “phóng thích” con người tự nhiên trong cô.

Trước đây, cô ít bày tỏ, hướng nội và cổ điển, bây giờ thì hoạt bát và cởi mở hơn nhiều, tuy vẫn còn giữ cho mình những khoảng lặng.

Thanh Lưu làm mẹ, làm vợ, học múa bụng, rồi học vẽ và đã thực hành hội họa; đến nay đã có nhiều triển lãm cá nhân và triển lãm chung. Không những thế, cô còn điều hành quỹ Song An của gia đình (tên 2 con Thảo An và Vĩnh An), bảo trợ và chăm sóc việc học cho các bé có hoàn cảnh khó khăn được học trường MVA (dự án trường học Mỹ trực tuyến).

Khi được hỏi: "Bạn tưởng tượng mình sẽ như thế nào nếu Jason không đến trong đời bạn?", Thanh Lưu nói: "Tôi nghĩ chắc mình lên phó giáo sư rồi vẫn đi làm ở Viện Văn học và dạy học ở đâu đó, chắc sẽ chẳng biết múa bụng và vẽ đâu, và tôi cũng sẽ hạnh phúc theo một kiểu khác, vừa mắt với người Việt Nam hơn".

Về Jason, anh là kiểu người thú vị và không chịu được đời sống tẻ nhạt. Anh từng dạy học ở Nhật, năm 1995 sang Việt Nam du lịch thì mê Việt Nam nên bỏ việc ở Nhật, quay về Mỹ tìm việc để sang Việt Nam làm.

Nhận được công việc dạy tiếng Anh ở Tây Ninh, vậy là anh đến Tây Ninh dạy học, trong khi một chữ tiếng Việt bẻ đôi không biết. 2 năm sau thì anh sõi tiếng Việt, còn có thể “nhậu quắc cần câu” với dân địa phương.

Có 2 đứa con, gia đình của Thanh Lưu và Jason nhiều tiếng cười hơn
Có 2 đứa con, gia đình của Thanh Lưu và Jason nhiều tiếng cười hơn

Sau đó anh ra Bắc dạy tiếng Anh. Anh từng học ngành ngoại giao ở Đại học Columbia, rồi chuyển qua học sử Việt Nam ở Đại học Cornell, học tiến sĩ ở Đại học UC Berkeley. Nhưng Thanh Lưu "bật mí", ngoài là một người đàn ông thú vị, hài hước, am hiểu văn hóa, anh còn rất hậu đậu, ỉ lại cứ như em bé, không biết làm gì, đi ra ngoài trong ví không bao giờ có tiền, vợ không đưa tiền thì không biết rút tiền từ cây ATM, chạy xe thì đểnh đoảng, còn đi Grab thì phải có vợ đặt xe giùm, gần đây anh mới biết tự đặt xe...

Nhiều lúc Thanh Lưu cũng tức điên lên với anh chồng, nhưng phần nhiều là thấy anh đáng yêu nên chẳng phàn nàn gì. Bởi vậy, cô có loạt chuyện kể về những thói tật đáng yêu, hài hước của anh chồng trên Facebook với hastag #chuyenchangVoi.

Những ngày đông vui vẻ của mẹ và con
Những ngày đông vui vẻ của mẹ và con

Về vợ mình, Jason nói, cô luôn làm anh kinh ngạc vì sự tự khám phá bản thân, tự làm mới, sự ham học và nhất là thái độ không phân biệt. Anh bảo, anh ở Việt Nam nhiều năm nhưng người ta vẫn nhìn anh như người ngoại quốc, dù anh nói tiếng Việt; nhưng vợ anh thì không. Cô đối xử với anh như một người đàn ông không bị giới hạn bởi điều người ta nhìn vào: màu tóc, dáng vóc, túi tiền...

Nhưng Thanh Lưu lại là cô vợ khá bướng bỉnh và thẳng tính mà Jason luôn tôn trọng. Anh không phán xét hay muốn vợ thay đổi theo ý mình. Dù không thích điểm gì ở vợ, anh cũng chỉ cười. Mà dù có cãi nhau chuyện gì, ai sai thì Jason cũng là người làm lành.

Vợ chồng họ ai cũng có những ưu và khuyết điểm, nhưng đã đi với nhau một chặng đường dài mà vẫn hạnh phúc, yêu đương, hẹn hò… Bí quyết Thanh Lưu gói gọn trong một câu: "Yêu nhau vạn sự chẳng nề/ Một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng".

Mỗi khi nhìn thấy Thanh Lưu hoạt bát, vui vẻ nhảy múa, ca hát, say mê trong xưởng vẽ tranh, xinh đẹp đi hẹn hò với chồng, giản dị đến những vùng sâu vùng xa để giúp những em bé hiếu học…

Tôi thầm ước sao tất cả phụ nữ đều biết được giá trị của mình, được hưởng thụ cuộc sống mà mình vốn có, được học thứ mình thích, được làm việc mình yêu, được cống hiến, được nâng niu... như cô ấy vậy. 

Nguyệt Cát

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI
  • 70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    70 tuổi, cha tôi vẫn miệt mài làm rẫy giữ đất

    19-12-2024 17:54

    Mỗi lần nghĩ đến hình ảnh cha già cặm cụi đi cắt cành, bón phân, kéo ống nước tưới cây, tôi thấy lòng đau như ai cắt từng khúc ruột.

  • Xuân… nhặt

    Xuân… nhặt

    19-12-2024 06:46

    Nhà không rộng, chỉ có khoảng ban công là có thể nuôi cây. Vậy là ba cứ đem cây về chăm sóc, tưới tắm, nâng niu.

  • Tôi đi thuê người yêu

    Tôi đi thuê người yêu

    18-12-2024 17:05

    Tại TPHCM, có một dịch vụ được chào mời vừa công khai lại vừa kín đáo: dịch vụ của những người yêu thuê giờ.

  • Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    Tuổi ăn đám cưới, tuổi viếng đám tang

    18-12-2024 10:30

    Tôi nhận ra, ở độ tuổi ngấp nghé 50 của mình, tôi đi viếng đám tang nhiều hơn những đám, tiệc khác.

  • “Tạm ứng” gối chăn

    “Tạm ứng” gối chăn

    18-12-2024 06:17

    Trong công việc, cuộc sống, người ta có thể tạm ứng nhiều thứ, nhưng tạm ứng gối chăn sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường.

  • Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    Chỉ đường cho hươu: Yêu người hơn tuổi

    17-12-2024 18:37

    Lòng con canh cánh về mối tình ngang trái của mình. Mỗi khi nghe ai đó nói “phi công trẻ”, “hồng hài nhi”… là con lại chộn rộn, mắc cỡ.

  • Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    Ai rồi cũng tập thể thao: Bước ngoặt huy hoàng trong công cuộc tập luyện của tôi

    17-12-2024 12:48

    Bạn thuyết phục ròng rã mấy tháng trời. Bạn bảo sẽ cùng tôi đi bộ về đích để tôi không thấy ngại.

  • Chữ hiếu trong kinh doanh

    Chữ hiếu trong kinh doanh

    17-12-2024 08:51

    Tôi thích được ngồi nghe mẹ kể chuyện xưa, được ăn cơm với mẹ, được cùng mẹ đi thăm bà con… Mấy món mẹ nấu là ngon nhất thế giới.

  • Trăm năm trong cái nắm tay

    Trăm năm trong cái nắm tay

    17-12-2024 06:03

    Người ta có thể dễ dàng đến bên nhau, nhưng liệu có bao nhiêu người đi được cùng nhau tới tuổi xế chiều?

  • “Siêu xe” của ông nội

    “Siêu xe” của ông nội

    16-12-2024 16:19

    Chiếc “siêu xe” của ông nội đã theo chủ nhân được gần 15 năm. Mỗi ngày, ông luôn dành thời gian chăm chút nó, như người bạn đồng hành đáng tin cậy.

  • Lời nói như dao

    Lời nói như dao

    16-12-2024 13:03

    Cần tránh những lời nói xúc phạm, miệt thị, thay vào đó là những lời nói lịch sự, tôn trọng, góp phần xây dựng mối quan hệ.

  • Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    Trẻ em cần thế giới thật đầy yêu thương

    16-12-2024 06:21

    Các nghiên cứu đã chứng minh trẻ em cần được neo giữ trong thế giới thật, quan hệ thật, trách nhiệm, tình yêu thật. Hoạt động ảo không thể thay thế được.

  • Khoảnh khắc dài nhất

    Khoảnh khắc dài nhất

    15-12-2024 17:58

    Chỉ cần gặp mẹ, được ngồi gần mẹ, mọi chênh chao, chơi vơi, xáo trộn đều được lắng xuống, chữa lành.

  • Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    Ngoại vẫn chắt chiu những hạt mè

    15-12-2024 16:54

    Có lẽ vì vị mè ướp đẫm mồ hôi của ngoại, cũng có thể vì khói bếp thân thương làm thơm chén cơm nóng hổi quyện cùng vị muối mè mằn mặn.

  • Con bình thường hay đặc biệt?

    Con bình thường hay đặc biệt?

    15-12-2024 06:48

    Mong con thông minh vượt trội hay chỉ cần con khỏe mạnh, bình thường, câu trả lời của bạn là gì?

  • Ngưng đổ lỗi!

    Ngưng đổ lỗi!

    14-12-2024 19:37

    Người luôn tự coi mình là nạn nhân hiếm khi nhận ra lỗi của chính mình, cũng khó có cơ hội nhận ra khả năng của bản thân khi cố gắng.

  • Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    Mẹ chưa bao giờ xa tôi

    14-12-2024 15:48

    Sau bao nhiêu năm cách lòng, tôi đã thật sự hiểu mẹ, hiểu rằng mẹ có những lý do để rời xa ba, nhưng chưa bao giờ mẹ rời xa tôi.

  • Nuôi dạy con xuyên biên giới

    Nuôi dạy con xuyên biên giới

    14-12-2024 06:14

    Vì công việc đặc thù, có những ông bố, bà mẹ phải chấp nhận cảnh nuôi dạy con xuyên biên giới.