Cảnh báo ''thế hệ voi còi'': "Em vẫn muốn con mập thêm''

28/12/2015 - 07:52

PNO - Trao đổi với báo Phụ nữ TP HCM, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Hoa cho biết trẻ em béo phì ngày một tăng nhanh, tiềm ần những nguy cơ khôn lường.

Trẻ em béo phì tại thành phố tăng nhanh

Trong một vài năm gần đây, số lượng trẻ em mắc bệnh béo phì ngày một cao và có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hải Phòng, Đà Nẵng,...

Canh bao ''the he voi coi'':

Vào 3/2014 Viện Dinh dưỡng đã tổ chức báo cáo kết quả chương trình giáo dục dinh dưỡng học đường sau một năm triển khai thí điểm, tỷ lệ trẻ thừa cân tăng nhanh tại các thành phố đạt đến tỷ lệ báo động khoảng 10-15 %. Một số trường tại TP.HCM tỷ lệ này còn lên tới 20%.

BS Trịnh Hồng Sơn (Viện Dinh dưỡng) từng chia sẻ số liệu: Nếu như năm 2000, tỉ lệ béo phì, thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 0,62% thì đến năm 2010 tăng lên 5,6%. Chỉ trong 10 năm, tỉ lệ béo phì, thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi đã tăng đến 9 lần.

Số liệu khảo sát mới nhất của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, qua kiểm tra ở 30 trường học tại TP Hồ Chí Minh đợt vừa qua, có đến 15,4% học sinh bị tăng huyết áp. Gần như 100% trẻ béo phì đều tăng huyết áp. Đây là một thực tế đáng lo ngại.

Quan điểm sai lầm "nhỏ béo, lớn gầy là vừa"

Trao đổi về nguyên nhân dẫn đến béo phì ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành phố, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa - Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh béo phì là do mất thăng bằng năng lượng, tức là năng lượng ăn vào lớn hơn năng lượng tiêu hao.

Canh bao ''the he voi coi'':

Trẻ em ở thành phố có đời sống vật chất phát triển nhiều hơn mà đặc biệt là những thức ăn nhanh, ví dụ nước ngọt, mì ăn liền... Trong khi đó năng lượng tiêu hao thì quá ít. Ví như, đi học thì bố mẹ chở đến trường, còn ở nông thôn phải đạp xe đạp.

Trẻ em thành phố giống như những chú gà công nghiệp, chỉ ăn với học, học thêm, về nhà thì xem phim, chơi những trò chơi không phải vận động như nông thôn, ít tham gia những hoạt động ngoài trời dẫn đến ít tiêu hao năng lượng... Đó là nguyên nhân gốc của vấn đề.

Thứ hai là do quan điểm sai lầm của các ông bố, bà mẹ Việt Nam chúng ta, sau thời gian khó khăn bước sang thời gian đổi mới, họ luôn luôn muốn con mình mũm mĩm. Nên ngay từ khi sinh ra, họ đã không nuôi con một cách khoa học. Nhiều cha mẹ có một số quan điểm hết sức sai lầm, đó là "hồi nhỏ béo không sao, lớn lên gầy là vừa".

Thêm một sai lầm nữa là của xã hội, người ta cứ hễ nhìn thấy con cái nhà ai gầy gò, ốm yếu là nhận xét ngay. Điều ấy đã vô tình tạo ra sức ép dư luận cho gia đình cháu bé. Và các cháu bé bắt đầu được nhồi nhét dẫn đến bị béo phì", bác sĩ Hoa cho biết.

Sự thiếu hiểu biết về chỉ số đo cân đối cũng như về căn bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng.

Qua khảo sát của phóng viên báo Phụ nữ, hầu hết các bậc cha mẹ khi được hỏi: “Con bạn có thiếu cân, trọng lượng bình thường hay thừa cân, béo phì không?”, đa số phụ huynh nghĩ rằng trọng lượng của con em mình là bình thường. Và gần như họ không hề hay biết về việc dựa trên chỉ số khối cơ thể của các cháu bé để đánh giá về tình trạng thừa, thiếu cân. Trong khi đó, không ít những phụ huynh dù biết con hiện đang thừa cân nhưng lại không có kế hoạch can thiệp.

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI