Cận tết, vựa hoa miền Trung vẫn ngóng người mua

04/01/2025 - 15:43

PNO - Dù hoa cúc Nghĩa Hiệp (Quảng Ngãi) được chứng nhận OCOP (mỗi xã một sản phẩm đặc trưng) nhưng đa phần người dân trồng theo kinh nghiệm truyền thống, không rõ định hướng, khó tiếp cận thị trường nên việc sản xuất hoa tết vẫn theo kiểu "may nhờ rủi chịu".

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, thế nhưng tại nhiều nhà vườn ở “thủ phủ” hoa cúc Tết xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) vắng bóng thương lái đến xem hoa, đặt cọc như mọi năm, khiến nông dân đứng ngồi không yên.
Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ, thế nhưng tại nhiều nhà vườn ở thủ phủ hoa cúc tết xã Nghĩa Hiệp (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) vắng bóng thương lái đến xem hoa, đặt cọc như mọi năm.

Xã Nghĩa Hiệp có 500 người trồng hoa trên diện tích khoảng 30ha. Hiện có khoảng 250.000 chậu hoa cúc sẵn sàng cho Tết. Thống kê của địa phương, chỉ có khoảng 50% hoa cúc được thương lái đặt cọc, mua.
Xã Nghĩa Hiệp có 500 người trồng hoa trên diện tích khoảng 30ha. Hiện có khoảng 250.000 chậu hoa cúc sẵn sàng cho tết. Thống kê của địa phương, chỉ có khoảng 50% hoa cúc được thương lái đặt cọc, mua.

Hiện nông dân nơi đây đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chăm sóc hoa trước khi xuất bán ra thị trường dịp Tết Nguyên đán.
Hiện nông dân nơi đây đang bước vào giai đoạn cuối của quá trình chăm sóc hoa trước khi xuất bán ra thị trường dịp tết.

“Năm nay thời tiết bất lợi, mưa liên tục nhưng cúc vẫn nở đúng Tết, riêng hoa vạn thọ coi như mất trắng”, ông Nguyễn Tư, một chủ vườn cho biết.
“Năm nay thời tiết bất lợi, mưa liên tục nhưng cúc vẫn nở đúng tết, riêng hoa vạn thọ coi như mất trắng” - ông Nguyễn Tư - một chủ vườn - cho biết.

Theo ông Tư, thời điểm này những năm trước thương lái đã đến xem hoa tại vườn và đặt cọc trước cả tháng rồi, nhưng năm nay đến giờ vườn nhà ông vẫn chưa có thương lái nào đến xem hay đặt mua.
Theo ông Tư, thời điểm này những năm trước thương lái đã đến xem hoa tại vườn và đặt cọc trước cả tháng rồi, nhưng năm nay đến giờ vườn nhà ông vẫn chưa có thương lái nào đến xem hay đặt mua.

Dù vật tư trồng hoa tăng cao hơn so với mọi năm, nhưng giá hoa cúc vẫn được giữ nguyên. Giá hoa cúc hiện tại được người dân bán tại vườn tùy theo kích cỡ chậu (từ 50cm - 1m) dao động từ 130.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/chậu.
Dù vật tư trồng hoa tăng cao hơn so với mọi năm, nhưng giá hoa cúc vẫn được giữ nguyên. Giá hoa cúc hiện tại được người dân bán tại vườn tùy theo kích cỡ chậu (từ 50cm - 1m) dao động từ 130.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/chậu.

Gia đình ông Đinh Trình Được cũng đang thấp thỏm khi 2.500 chậu cúc của gia đình chỉ mới bán chưa được một nửa. 'Số hoa tôi bán được là nhờ những mối cũ, chứ chẳng ai đến vườn xem hoa. Không hiểu sao năm nay buôn bán chậm đến vậy. Chưa kể thời tiết bất lợi khiến 200 chậu vạn thọ của gia đình chưa cho nụ, xem như mất trắng”, ông Được nói.
Gia đình ông Đinh Trình Được cũng đang thấp thỏm khi 2.500 chậu cúc của gia đình chỉ mới bán chưa được một nửa. "Số hoa tôi bán được là nhờ những mối cũ, chứ chẳng có khách mới đến vườn xem hoa. Không hiểu sao năm nay buôn bán chậm đến vậy. Chưa kể thời tiết bất lợi khiến 200 chậu vạn thọ của gia đình chưa cho nụ, xem như mất trắng” - ông Được nói.

30 năm trồng hoa, ông Được cho biết chưa bao giờ thấy ế ẩm như năm nay. Để đầu tư một vụ hoa thì chi phí lên đến cả trăm triệu đồng.
30 năm trồng hoa, ông Được cho biết chưa bao giờ thấy ế ẩm như năm nay. Để đầu tư một vụ hoa thì chi phí lên đến cả trăm triệu đồng.

Hầu như người trồng hoa ở xã Nghĩa Hiệp như đang ngồi trên đống lửa, khách mua thì lưỡng lự. “Mọi năm khu này người đến mua hoa đông như 30 Tết, năm nay vắng hoe. Sáng nay có người đến hỏi, tôi chốt theo ý họ rồi, vậy mà họ nấn ná rồi bỏ đi mất”, bà Phương, một hộ trồng hoa nói.
Hầu như người trồng hoa ở xã Nghĩa Hiệp như đang ngồi trên đống lửa, khách mua thì lưỡng lự. “Mọi năm khu này người đến mua hoa đông như 30 tết, năm nay vắng hoe. Sáng nay có người đến hỏi, tôi chốt theo ý họ rồi, vậy mà họ nấn ná rồi bỏ đi mất” - bà Phương - một hộ trồng hoa - nói.

“Năm nào tôi cũng mua hoa của các chủ vườn ở làng hoa Nghĩa Hiệp để bán vào dịp Tết. Tuy nhiên năm nay thời tiết mưa nhiều, sợ hoa không nở kịp nên tôi cũng hơi e ngại nên chưa dám đặt cọc mua, ôm vào bán không được là lỗ”, anh Đinh Trường Giang, một thương lái từ Quảng Nam cho hay.
“Năm nào tôi cũng mua hoa của các chủ vườn ở làng hoa Nghĩa Hiệp để bán vào dịp tết. Tuy nhiên năm nay mưa nhiều, sợ hoa không nở kịp nên tôi chưa dám đặt cọc mua, ôm vào bán không được là lỗ” - anh Đinh Trường Giang - một thương lái ở Quảng Nam - cho hay.

Ông Nguyễn Văn Tuyên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp - cho rằng, dù hoa cúc Nghĩa Hiệp được chứng nhận OCOP nhưng đa phần người dân trồng theo kinh nghiệm truyền thống, không rõ định hướng, khó tiếp cận thị trường nên việc sản xuất hoa Tết vẫn theo kiểu 'may nhờ rủi chịu'. Việc xuất bán phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Chỉ cần vắng người mua là bà con như ngồi trên lửa. Địa phương mong có cơ quan chuyên môn quảng bá, tăng đầu ra cho vựa hoa cúc lớn nhất miền Trung.
Ông Nguyễn Văn Tuyên - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp - cho rằng, dù hoa cúc Nghĩa Hiệp được chứng nhận OCOP nhưng đa phần người dân trồng theo kinh nghiệm truyền thống, không rõ định hướng, khó tiếp cận thị trường nên việc sản xuất hoa tết vẫn theo kiểu "may nhờ rủi chịu". Việc xuất bán phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Chỉ cần vắng người mua là bà con như ngồi trên lửa. Địa phương mong có cơ quan chuyên môn quảng bá, tăng đầu ra cho vựa hoa cúc lớn nhất miền Trung.

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI