Cần những thủ tục gì để tố cáo người thứ ba?

08/08/2019 - 11:30

PNO - Rất hiếm ai biết rõ mình phải làm gì, gửi đơn tới đâu để tố cáo một cuộc ngoại tình, hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng của người thứ hai, người thứ ba.

Nhiều người sẵn sàng khoe việc mình là người thứ ba, thậm chí mối quan hệ đó còn diễn ra một cách công khai vời sự ủng hộ của người vợ chính thức. Điều này khiến cho dư luận đi từ bất ngờ đến phẫn nộ. Vậy phụ nữ và những người có trách nhiệm cần làm gì để bảo vệ mình trước hành vi ngoại tình của chồng?

Can nhung thu tuc gi de to cao nguoi thu ba?
Kiều Thanh và người đàn ông đang là tâm điểm của ồn ào hiện nay nhưng chưa thấy ai lên tiếng tố cáo cô

Về nguyên tắc,  “Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ nhất định trong các mối quan hệ xã hội. Điều này đã được thể hiện trong Hiến Pháp 2013. Trong đó có các quyền về tố cáo. Người tố cáo có thể là bất cứ công dân, tổ chức nào. Không bắt buộc là người bị ảnh hưởng, nhưng phải đảm bảo tố cáo đúng sự thật và hành vi, người bị tố cáo phải là người có dấu hiệu vi phạm pháp luật". Giả sử trong vụ việc của diễn viên Kiều Thanh. Kiều Thanh có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bất cứ ai cũng có quyền tố cáo vụ việc để bảo vệ cho các giá trị đạo đức và nền tảng gia đình đã được pháp luật thừa nhận.

Để bảo vệ được quyền và lợi ích cho bản thân trong vấn đề này, bạn phải xác định được vị trí của mình: là người bị hại, người liên quan hay chỉ là công dân tố cáo sai phạm. Sau đó bạn chọn cách áp dụng.

Trong trường hợp việc ngoại tình là công khai hoặc có căn cứ, hãy lựa chọn tố cáo đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm lối sống, tác phong, đạo đức của cán bộ, công chức viên chức (nếu người đó là lao động biên chế của một đơn vị nào đó hoặc những trường hợp tương tự).

Can nhung thu tuc gi de to cao nguoi thu ba?
Tố cáo hành vi ngoại tình để bảo vệ chế độ một vợ một chồng? Ảnh minh họa

Thủ tục tố cáo được quy định tại Luật Tố cáo 2018.

Khoản 1 điều 48 Luật Tố cáo 2018 quy định: “Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.” 

Lĩnh vực hôn nhân và gia đình, thuộc thẩm quyền chuyên môn của Ủy ban nhân dân các cấp, ngành văn hóa và ngành tư pháp. Và sau khi có đơn tố cáo, sẽ bắt đầu trình tự, thủ tục tiếp nhận, phân loại, xác minh, kết luận nội dung tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện theo quy định tại các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 của Luật tố cáo. 

Luật sư Trần Đăng Sĩ

(Đoàn luật sư TP.HCM)

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI