PNO - Nơi ở của đức Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) tại TP Huế um tùm cỏ dại do không được chăm sóc trong thời gian dài.
Ngôi nhà 2 tầng kiến trúc kiểu Pháp, mặt trước hướng về sông An Cựu, ở số 145 Phan Đình Phùng (TP Huế) là nơi ở của bà Từ Cung từ lúc còn trẻ cho đến cuối đời. |
Bà Từ Cung - hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn - mua lại căn nhà vào năm 1955, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu toàn bộ cung An Định |
Hơn 4 năm trước, căn nhà được Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho một doanh nghiệp thuê để kinh doanh cà phê. |
Tuy nhiên, doanh nghiệp này đã ngừng kinh doanh gần 3 năm nay, khiến căn nhà ngày một hoang phế. |
Do thời tiết khắc nghiệt, khu nhà hiện đã có dấu hiệu xuống cấp. |
Theo di nguyện của đức Từ Cung, sau khi bà qua đời (bà Từ Cung mất năm 1980) căn nhà được chuyển giao cho chính quyền địa phương quản lý. Hiện tại căn nhà do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý. Do nguồn kinh phí bố trí cho công tác trùng tu, tôn tạo còn gặp nhiều khó khăn nên trung tâm vẫn chưa có kế hoạch trùng tu, sửa chữa căn nhà. |
Trong căn nhà trước đây có rất nhiều hình ảnh, tư liệu về cuộc sống của gia đình bà Từ Cung cũng như hoàng hậu Nam Phương. Hội đồng Nguyễn Phước tộc và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đem các tư liệu, hiện vật tại nhà bà Từ Cung sang cung An Định gửi tạm để tránh hư hỏng. |
Một người dân sinh sống gần căn nhà này cho biết, kể từ ngày doanh nghiệp kinh doanh cà phê ngừng hoạt động, nơi đây cỏ dại mọc um tùm do không có ai trông nom, bảo vệ. Các đối tượng nghiện ngập cũng thường xuyên ra vào để sử dụng ma túy |
Tuy cửa trước khóa, nhưng cửa sau ngôi nhà lại bị phá, do đó, bà con sinh sống ở gần căn nhà rất lo lắng về tình hình mất an ninh trật tự. |
Có thể thấy nhà cửa đã xuống cấp, kết cấu bê tông sậm màu rêu mốc, khuôn viên sân vườn um tùm cây dại và rác hữu cơ do bỏ hoang nhiều năm. Theo tìm hiểu, được biết trung tâm đang lên phương án cải tạo nơi này thành trung tâm giáo dục di sản - cụ thể là địa điểm trưng bày các hiện vật liên quan đến triều Nguyễn - trong thời gian tới. |
Thuận Hóa
Chia sẻ bài viết: |
Vài ngày qua, thông tin chỉ có 2/12 rạp hát tại TPHCM được sử dụng gây chú ý trong dư luận.
TP Hội An sẽ tổ chức nhiều sự kiện nhằm kỷ niệm 25 năm Đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới.
Trên màn ảnh Việt, người khuyết tật có cơ hội đóng phim chỉ ở những vai nhân vật khuyết tật.
Không để thiếu em nào có lẽ là một trong những bộ phim “khiêm tốn” nhất của Trương Nghệ Mưu, với kinh phí cực kỳ ít ỏi.
Gần đây, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa trong ngành xuất bản giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra.
Những năm qua, di sản văn hóa đã gắn chặt với việc bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị, thúc đẩy du lịch phát triển.
Tác giả Lê Hà (sinh năm 1983, TP Huế) đã đưa bạn đọc trở về những ngày xưa cũ, để thưởng thức những món ăn bình dị, dân dã...
Việc Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phải làm rào chắn, lần nữa cho thấy văn hóa ứng xử kém của một bộ phận công chúng.
Trong hải trình về với quân dân vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc (từ 9 - 16/11), âm nhạc như chất xúc tác đặc biệt,
“Hẹn sáng Chủ nhật ở chợ quê nghen”. Chợ quê mà chị em nhắn nhau rần rần trên Facebook nằm ở số 7 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TPHCM
Đề tài bạo lực học đường đã đi vào trang sách, trở thành chủ đề trò chuyện cho trẻ thơ.
Bộ ba sách ra đời là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, cảm xúc và những giá trị cốt lõi về đạo đức, trí tuệ, và nghị lực.
Cùng cha mẹ già đi (Nhà xuất bản Dân trí) của tác giả Tất Khiếu Nam như một minh chứng cho sự đồng hành giữa 2 thế hệ...
Trước thềm ngày họp Quốc hội bỏ phiếu về việc tăng thuế VAT ngành văn hóa, hơn 30 DN sản xuất phát hành phim trong nước ký đơn kiến nghị phản đối.
Những ngày qua, ca khúc "Mẹ yêu con" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bỗng trở thành một trong những xu hướng thịnh hành trên mạng xã hội.
NSND Trung Hiếu khẳng định mô hình sân khấu hóa ở TPHCM cần được cả nước học tập.
Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM thông tin về tình trạng không hoạt động thời gian dài tại các địa điểm rạp Đại Đồng, rạp Long Phụng và rạp Công Nhân...
Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.