Để lễ hội áo dài TP.HCM thành sản phẩm du lịch

Cần một chiến lược dài hạn cho sự kiện

09/03/2022 - 13:18

PNO - "Cần có một chiến lược dài hạn trong việc tổ chức một sự kiện lớn mang tầm quốc tế của áo dài, từ thời gian, không gian đến các chuỗi hoạt động văn hóa".

Trao đổi với Báo Phụ Nữ TP.HCM, đại diện nhiều doanh nghiệp (DN) du lịch, lữ hành, cung ứng dịch vụ cho rằng, để Lễ hội Áo dài TP.HCM được nâng tầm thành sự kiện văn hóa đẳng cấp, trở thành một lễ hội thường niên thu hút du khách; trước tiên sự kiện phải được người dân hưởng ứng và tham gia, đón nhận.

Theo ông Nguyễn Hữu Y Yên - Giám đốc lữ hành Saigontourist - để Lễ hội Áo dài định vị thành một thương hiệu mang tính quốc gia, thì sự kiện này phải gắn với quần chúng, giống như lễ hội té nước ở Thái Lan, đấu bò ở Tây Ban Nha, lễ hội kimono và hoa anh đào ở Nhật Bản… tất cả người dân phải cùng tham gia thì mới thành công. Do đó, để Lễ hội Áo dài mang tính đại chúng, trong tuần lễ đó, có thể vận động người dân đi học, đi làm… cùng mặc áo dài, làm sao đưa áo dài vào cuộc sống thay vì chỉ biểu diễn trên sân khấu.

“Đồng thời, cần thêm các yếu tố điện ảnh, quảng bá áo dài ra thế giới, cần tổ chức thêm các cuộc thi thiết kế, vẽ áo dài… bên cạnh các hoạt động nghệ thuật. Chẳng hạn chúng ta cho khách tự chọn vải, chọn mẫu thiết kế, rồi có một đội ngũ nghệ nhân ráp nhanh áo dài cho khách trong lúc họ tham gia lễ hội, để họ có thể mang về như một món quà lưu niệm. Đây cũng là một hình thức quảng bá hiệu quả áo dài Việt Nam ra thế giới”, ông Yên nói. 

Ông Phan Xuân Anh - Chủ tịch Công ty Du lịch Viet Excursions (chuyên khách du lịch nước ngoài) - cho biết: “Là đơn vị chuyên phục vụ khách nước ngoài nên tất cả nhân viên đón du khách, lễ tân, biểu diễn nghệ thuật phục vụ của đơn vị chúng tôi đều mặc áo dài để tạo ấn tượng đẹp cho du khách. Tôi đề xuất nên chọn ngày phụ nữ Việt Nam (20/10) làm cột mốc, rồi kéo thêm một hai tuần “Lễ hội Áo dài”, thay vì chọn ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 như hiện tại. Cơ quan quản lý phải phối hợp với các DN du lịch, lữ hành, tổ chức sự kiện, tạo điều kiện cấp phép sự kiện, cơ chế… thì sự kiện mới đồng bộ, có kế hoạch, định hướng rõ ràng thì mới đạt hiệu quả cao nhất”.

Ông Nguyễn Khoa Luân - Giám đốc Công ty Ảnh Việt Hop on-Hop off Việt Nam đầu tư xe buýt mui trần phục vụ du lịch - cho rằng, để nâng tầm “Lễ hội Áo dài”, nên chọn một ngày toàn dân mặc áo dài. Bên cạnh đó, tổ chức thật nhiều sự kiện, hoạt động như “roadshow” - lễ hội đường phố trình diễn áo dài từ cổ chí kim, quy tụ nhiều ngành nghề thêu, dệt, may, thiết kế… kết hợp lễ hội âm nhạc, ẩm thực… tạo thành một “đại lễ hội” có yếu tố giao thoa, cộng hưởng.

Ông Luân cho rằng, cần có một chiến lược dài hạn trong việc tổ chức một sự kiện lớn mang tầm quốc tế của áo dài, từ thời gian, không gian đến các chuỗi hoạt động văn hóa. Để từ đó, DN sẽ có kế hoạch chào bán tour cho khách quốc tế đến Việt Nam hằng năm. “Cần kêu gọi xã hội hóa, chỉ cần cơ quan quản lý có chủ trương thì các DN du lịch, lữ hành, hàng không, khách sạn… đến các công ty thời trang nhà thiết kế, công ty sự kiện sẽ hiến kế cho thành phố tổ chức một lễ hội xứng tầm”, ông Luân nói thêm. 

Quốc Thái 

Làm sao để người dân thành phố yêu tà áo dài hơn

Sau những ảnh hưởng của dịch COVID-19, kỳ lễ hội trong hai năm trở lại buộc phải có những thay đổi nhất định, phù hợp với xu thế đời sống. Tuy nhiên, Lễ hội Áo dài TP.HCM đang được duy trì như một hoạt động thường niên, mà ở đó, chưa thấy được sự đặc sắc và hơi thở đời sống. 

Hãy tưởng tượng ở một góc phố nào đó của TP.HCM, có một gian hàng trưng bày áo dài cổ của người Việt thập niên 1960 chẳng hạn. Du khách đến đó sẽ được mặc trang phục truyền thống, được nghe những điển tích cũ, được hướng dẫn thế nào là tư thế ngồi duyên dáng giống nếp văn hóa xưa. Và những khách sạn của thành phố cứ mỗi độ mùa Lễ hội Áo dài TP.HCM diễn ra, thì mỗi nhân viên đều mặc lên người chiếc áo dài đón khách, sẵn sàng là thuyết minh về trang phục mà họ đang mặc.

Ở từng hàng quán của Sài Gòn khi đó đều có khu trưng bày, hoặc cho thuê áo dài để thực khách mặc và chụp ảnh check-in. Xa hơn, chúng ta có những địa điểm mà đến đó, du khách được hiểu thêm về áo dài, và có những sản phẩm để họ mua làm quà lưu niệm, hoặc chí ít để chụp hình đăng lên mạng xã hội nhằm lan tỏa hình ảnh.

Muốn đi xa phải đi sâu và chi tiết vào từng hoạt động cụ thể. Để làm được việc này, ban tổ chức cần có sự chung tay hợp lực từ nhiều cơ quan, cá nhân, tổ chức, thực hiện liên tục sáng tạo, đổi mới. Cách mà Lễ hội Áo dài TP.HCM đang làm hiện cũng giống như Lễ hội Hoa ở Đà Lạt, Festival Huế, Lễ hội Pháo hoa ở Đà Nẵng, thiếu sự kết hợp, đặc sắc riêng.

Tôi vẫn mong một tháng Ba nào đó, bước ra đường phố nào cũng đều bắt gặp những tà áo dài. Chúng ta hướng đến mục tiêu lớn, đưa Lễ hội Áo dài TP.HCM trở thành sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, thì trước nhất, những hành động nhỏ phải thực hiện. Làm sao để người dân thành phố yêu tà áo dài hơn và xem sự hiện diện của chúng trong đời sống là một lẽ dĩ nhiên. Còn về góc độ của một người làm du lịch, khi muốn một sự kiện văn hóa trở thành một sản phẩm du lịch có thể bán được, đại diện cho thành phố, đơn vị tổ chức cần đưa ra những lựa chọn khác nhau, rằng có những điểm đến, trải nghiệm nào lý thú cho du khách. Hiện tại, nếu du khách chọn tour du lịch bốn ngày ba đêm ở TP.HCM để trải nghiệm Lễ hội Áo dài, liệu có đủ sự kiện, và sự kiện liệu đủ hấp dẫn để giữ chân họ? 

Ông Phan Bửu Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Du lịch Sài Gòn

Diễm Mi(ghi)

Tình yêu với áo dài Việt phải được lan tỏa không ngừng

Là một trong những đại sứ của Lễ hội Áo dài TP.HCM nhiều năm qua, tôi thấy so với thời điểm đầu tổ chức, hoạt động giờ đây đã trở thành sự kiện thu hút được sự quan tâm, tạo nên điểm nhấn cho thành phố. Có thể thấy rằng không phải đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm khi Lễ hội Áo dài TP.HCM diễn ra, người dân thành phố mới mặc áo dài, mà vào các dịp lễ tết, trang phục truyền thống này đã xuất hiện ở nhiều góc phố. Đó là tín hiệu tốt. 

Với tình yêu lớn dành cho trang phục truyền thống, không phải đến mỗi kỳ lễ hội, tôi mới mặc áo dài, mà trong nhiều hoạt động, ở nhiều thời điểm trong năm, áo dài thường là trang phục tôi chọn. Ngoài số lượng đặt may, tôi còn mặc áo dài của một số đơn vị tài trợ, và con số lên đến khoảng 1.200 - 1.300 chiếc. 

MC Quỳnh Hoa:  Tình yêu với áo dài Việt  phải được lan tỏa không ngừng Là một trong những đại sứ của Lễ hội Áo dài TP.HCM nhiều năm qua, tôi thấy so với thời điểm đầu tổ chức, hoạt động giờ đây đã trở thành sự kiện thu hút được sự quan tâm, tạo nên điểm nhấn cho thành phố. Có thể thấy rằng không phải đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm khi Lễ hội Áo dài TP.HCM diễn ra, người dân thành phố mới mặc áo dài, mà vào các dịp lễ tết, trang phục truyền thống này đã xuất hiện ở nhiều góc phố. Đó là tín hiệu tốt.  Với tình yêu lớn dành cho trang phục truyền thống, không phải đến mỗi kỳ lễ hội, tôi mới mặc áo dài, mà trong nhiều hoạt động, ở nhiều thời điểm trong năm, áo dài thường là trang phục tôi chọn. Ngoài số lượng đặt may, tôi còn mặc áo dài của một số đơn vị tài trợ, và con số lên đến khoảng 1.200 - 1.300 chiếc.  Mỗi lần du lịch đến các nước, tôi đều mang theo thật nhiều áo dài. Nhớ lần sang Columbia dự Ngày hội Thơ, tôi mang hai va-li lớn toàn áo dài, khăn đóng, và giới thiệu với bạn bè quốc tế về trang phục truyền thống của người Việt. Tôi mong mọi người nhìn thấy được áo dài có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh, với nhiều thiết kế thuận tiện cho người mặc, hoàn toàn thoải mái, đủ sức làm nên vẻ rạng ngời.  Lễ hội Áo dài TP.HCM sẽ được tổ chức trong nhiều năm tiếp theo. Với vai trò là một trong những đại sứ, tôi hy vọng sự kiện được tổ chức sáng tạo hơn. Sáng tạo trong tổ chức là điểm mấu chốt để sự kiện có thể thu hút sự chú ý của cộng đồng. Ngoài ra, sau khi dịch bệnh xuất hiện và tạo ra những ảnh hưởng nhất định, tôi mong đơn vị tổ chức đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trên nhiều nền tảng trực tuyến, để việc kết nối cộng đồng rộng rãi hơn, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn tình yêu áo dài Việt. n Diễm Mi (ghi)
 

Mỗi lần du lịch đến các nước, tôi đều mang theo thật nhiều áo dài. Nhớ lần sang Columbia dự Ngày hội Thơ, tôi mang hai va-li lớn toàn áo dài, khăn đóng, và giới thiệu với bạn bè quốc tế về trang phục truyền thống của người Việt. Tôi mong mọi người nhìn thấy được áo dài có thể xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh, với nhiều thiết kế thuận tiện cho người mặc, hoàn toàn thoải mái, đủ sức làm nên vẻ rạng ngời. 

Lễ hội Áo dài TP.HCM sẽ được tổ chức trong nhiều năm tiếp theo. Với vai trò là một trong những đại sứ, tôi hy vọng sự kiện được tổ chức sáng tạo hơn. Sáng tạo trong tổ chức là điểm mấu chốt để sự kiện có thể thu hút sự chú ý của cộng đồng. Ngoài ra, sau khi dịch bệnh xuất hiện và tạo ra những ảnh hưởng nhất định, tôi mong đơn vị tổ chức đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động trên nhiều nền tảng trực tuyến, để việc kết nối cộng đồng rộng rãi hơn, góp phần lan tỏa mạnh mẽ hơn tình yêu áo dài Việt.

MC Quỳnh Hoa
Diễm Mi
(ghi)

Tăng cường công tác quảng bá

Để thu hút du khách cả nước hay quốc tế, sự kiện cần tăng cường quảng bá, chẳng hạn đăng tải các bài viết về lịch sử áo dài, giải thích ý nghĩa và sự thay đổi của các kiểu áo dài theo thời gian trên trang thông tin của Bộ hoặc Sở Du lịch từng địa phương… Khán giả, du khách tham dự lễ hội cần được khuyến khích mặc áo dài bằng cách tặng những món quà tặng nhỏ và ý nghĩa. 

Các địa điểm tôn giáo như chùa, đình miếu, nhà thờ… khuyến khích mọi người mặc áo dài. Nên tổ chức các cuộc thi mặc áo dài ở quy mô cả nước và quốc tế (phân theo giới tính, độ tuổi, quốc gia… áo dài truyền thống hay cách tân…), cuộc thi may áo dài hoặc tìm hiểu, viết về sự phát triển của áo dài qua các giai đoạn… Những người được lọt vào vòng chung kết sẽ được tài trợ chi phí và ăn ở, tham quan những nơi có giá trị lịch sử về áo dài hay làng nghề truyền thống liên quan. Họ sẽ trở thành gương mặt đại diện để quảng bá áo dài Việt Nam tại quốc gia họ. 

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hòa - Phó Trưởng khoa Quản trị du lịch - nhà hàng - 
khách sạn Đại học Công nghệ TP.HCM

Quốc Thái (ghi)

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI