Căn hộ số 69 hay là sự lúng túng của nhà quản lý

24/06/2014 - 03:59

PNO - PNO - Không phải cho đến khi bộ phim 18+ Căn hộ số 69 gây sốt trên cộng đồng mạng người ta mới nhìn thấy được sự bối rối lẫn bất cập của việc quản lý các sản phẩm văn hoá trên môi trường internet.

edf40wrjww2tblPage:Content

Can ho so 69 hay la su lung tung cua nha quan ly

Tình trạng phát hành các sản phẩm văn hoá trên internet để tránh kiểm duyệt đã tồn tại nhiều năm qua, từ giới underground đến mainstream. Điều khó hiểu là vì sao đã quá lâu và có quá nhiều trường hợp gây bức xúc mà cơ quan quản lý vẫn chưa “trám” được lỗ hổng của mình, nếu gọi đó là một lỗ hổng?

Cho đến thời điểm bị Cục Điện ảnh tuýt còi bằng việc gửi đơn đến Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Công An và Bộ VH-TT-DL đề nghị thanh tra, xử lýviệc phát hành phim , tập đầu tiên của phim này đã có lượt truy cập lên đến 2 triệu chỉ sau vài tuần phát hành trên YouTube. Những cảnh nóng bỏng trong phim liên tục được chia sẻ trên mạng xã hội, tạo nên một làn sóng đón chờ tập tiếp theo không hề nhỏ, mà theo lời “nhà sản xuất” là mỗi tháng sẽ phát hành một tập với mục đích phi lợi nhuận.

Sẽ không có gì đáng nói nếu trong phim không có quá nhiều hình ảnh, lời thoại không phù hợp với người xem thanh thiếu niên. Theo Cục Điện ảnh, những người phát hành phim này đã vi phạm Luật điện ảnh, mà cụ thể là Điều 51 quy định về Hành vi vi phạm trong phổ biến phim (chiếu phim, phát sóng phim chưa có giấy phép phổ biến của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh hoặc chưa có quyết định phát sóng của Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh - truyền hình cấp tỉnh). Đó là chưa kể việc sản xuất phim, theo luật, chỉ thuộc về một đơn vị đã được cấp phép chức năng này, trong khi đó được sản xuất và phát hành bởi một nhóm bạn trẻ, tự góp tiền và công sức làm nên mà không hề có pháp nhân chính thức.

Can ho so 69 hay la su lung tung cua nha quan ly

Thực tế, có pháp nhân hay không không phải là vấn đề chính trong trường hợp của Căn hộ số 69. Không chỉ phim này, hiện có rất nhiều phim độc lập của nhiều bạn trẻ đang hiện diện trên internet với đầy đủ thể loại, từ kinh dị đến tình dục… Vấn đề được đặt ra là tại sao những bộ phim này được tồn tại, được phát hành rộng rãi trong thời gian rất dài mà không hề có cơ quan nào quản lý? Và, tại sao một bộ phim bị kêu ca về nội dung phản cảm như Căn hộ số 69, lại chỉ có thể áp dụng xử phạt hành vi phát hành phim không đúng chức năng?

Từ trước đến nay, quả bóng trách nhiệm thẩm định nội dung, ngăn chặn và xử lý sai phạm các sản phẩm văn hoá trên internet luôn được đá qua lại giữa các cơ quan chức năng của Bộ TT-TT và Bộ VH-TT-DL. Theo đó, phía VH-TT-DL cho rằng mình chỉ có chức năng thẩm định nội dung các sản phẩm văn hoá vật chất (băng, CD, VCD…), còn nội dung trên internet thuộc về TT-TT. Trong khi đó, phía TT-TT cho rằng mình không đủ thẩm quyền để quyết định bài hát này, bộ phim nọ có được phép phổ biến hay không, mà trách nhiệm đó thuộc về VH-TT-DL.

Kẽ hở trong phân quyền quản lý này, sau bao năm vẫn chưa được “trám”, dù điều đó không hề quá khó khăn.

Mới đây, hàng loạt đơn vị chủ quản website nhạc số đã bị Bộ TT-TT xử phạt vì lưu hành các bài hát phản cảm trên website của mình, sau khi có công văn đề nghị phối hợp xử phạt của Bộ VH-TT-DL. Đây rõ ràng không phải là lỗ hổng quá to lớn, hoàn toàn có thể “trám” được bằng sự phối hợp giữa các ban ngành. Chỉ tiếc, để có sự phối hợp hiếm hoi như thế, nhiều năm dài và hàng trăm sản phẩm không phù hợp với văn hoá Việt Nam đã được giới trẻ “thưởng thức”.

Can ho so 69 hay la su lung tung cua nha quan ly

Hầu hết, trước những cáo buộc, tác giả của những sản phẩm không phép trên mạng đều viện dẫn rằng đây là một sản phẩm không mang mục đích lợi nhuận, không kinh doanh nên không cần phải xin phép phát hành. Chưa bàn đến việc có thật đây là dự án phi lợi nhuận hay không, nhưng cho dù có là phi lợi nhuận thì việc không phải xin phép phát hành đó chỉ dành cho những trường hợp đảm bảo nhiều yếu tố: tuân thủ đúng quyền thân nhân, không gây ảnh hưởng đến việc phát hành của đơn vị sở hữu tác quyền và đó phải là một sản phẩm đã được cho phép phổ biến.

Trong trường hợp của Căn hộ số 69 hay hàng loạt các phim khác trên internet lẫn bài hát Phiếu bé ngoan, MV quảng cáo rượu của Hồ Ngọc Hà, MV cảnh giường chiếu của Mai Khôi… hoàn toàn không hề có yếu tố “đã được cho phép phổ biến”. Có thể, khác với trường hợp Phiếu bé ngoan, việc thanh tra và xử lý trường hợp Căn hộ số 69 không hề đơn giản, nhất là khi YouTube là một website mà máy chủ đặt tại nước ngoài, khiến việc xác định chủ thể phát hành phim không dễ dàng. Việc xử lý này cần hơn nữa sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng.

Với bối cảnh hiện tại, môi trường số gần như là môi trường chính cho việc thưởng thức, tiêu thụ các sản phẩm văn hoá. Nhiều năm dài cơ chế quản lý đã cho thấy sự chậm chạp của mình trước đà phát triển của môi trường này, dẫn đến nhiều sản phẩm độc hại nghiễm nhiên tồn tại. Bao giờ tình trạng này chấm dứt, bao giờ những mức phạt đủ để răn đe những ý đồ phi văn hoá, vẫn còn là câu hỏi khó.

NGUYÊN VĨNH

Từ khóa Căn hộ số 69
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI