Căn hầm bí mật trong ngôi đình cổ ở TPHCM

17/12/2023 - 11:05

PNO - Căn hầm bí mật dài gần 100m nằm ngay dưới chánh điện đình cổ Phong Phú từng là nơi nuôi giấu cán bộ cách mạng vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay.

 

Căn cứ vào những ghi chép còn sót lại và các lời kể của dân làng, đình Phong Phú được xây dựng vào khoảng cách nay ngót 150 năm về trước, khi những lưu dân từ miền Bắc, miền Trung đến đây khai hoang lập ấp.
Theo ghi chép còn sót lại và lời kể của dân làng, đình Phong Phú được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, là nơi thờ Thành Hoàng theo tục thờ thần của người dân Việt. Ngôi đình cổ hiện nằm trên đường Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức.
Giá trị nổi bật tại đình Phong Phú là các sự kiện lịch sử cách mạng diễn ra liên tục tại đây trong suốt hai thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Đình Phong Phú gắn liền với các sự kiện lịch sử cách mạng diễn ra liên tục tại đây trong suốt 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tại đây, hiện vẫn còn đường hầm bí mật được đào xong từ năm 1959, là nơi hoạt động của bộ đội.  
Lối xuống Lối xuống hầm hình tròn, trước kia nguỵ trang thành miệng cống nhà tắm, rộng khoảng 40 cm, chỉ đủ một người lớn chui lọt. Hầm có bậc thang đi xuống, sâu khoảng 2 m.
Lối xuống hầm hình tròn, rộng khoảng 40cm, chỉ đủ một người lớn chui lọt. Hầm có bậc thang đi xuống, sâu khoảng 2m.
Hầm dài gần 100 m, rộng khoảng 50 cm vừa đủ một người đi, độ cao từ 1,5 đến 1,7 m. Xung quanh hầm trát xi măng kiên cố
Hầm có chiều dài gần 100m, rộng khoảng 50cm, cao từ 1,5 đến 1,7m được trét xi măng kiên cố.
Bên trong hầm được chia thành nhiều khu vực để trữ lương thực, đồ y tế...
Bên trong hầm được chia thành nhiều khu vực để trữ lương thực, vũ khí...
Giữa hầm là khu vực rộng khoảng 2 m2, có xây bậc để ngồi, nghỉ ngơi, hội họp bí mật hoặc cất giữ vũ khí.
Giữa hầm là khu vực rộng khoảng 2m2, có xây bậc để ngồi, nghỉ ngơi, hội họp bí mật của các chiến sĩ cách mạng.
Lối thoát hầm dẫn ra khu rừng cây rậm rạp, cách đình khoảng 100 m. trước đây, lối thoát được nguỵ trang thành ụ mối
Lối thoát hầm dẫn ra khu rừng cây rậm rạp, cách đình khoảng 100m. Trước đây, lối thoát được nguỵ trang thành ụ mối.
Lỗ thông hơi được nguỵ trang trong rừng cây. Ngày nay, Ban quản lý đình đã xây dựng kiên cố để bảo quản và cho du khách tham quan.
Lỗ thông hơi được nguỵ trang trong rừng cây. Ngày nay, Ban quản lý đình đã xây dựng kiên cố để bảo quản và cho du khách tham quan.
Đình thờ Thành hoàng, hai bên là bàn thờ Tả ban, Hữu ban (những tướng sĩ đi theo hộ vệ thần). lễ Kỳ Yên, diễn ra trong 3 ngày, từ 14 đến 16 tháng 11 âm lịch hàng năm.
Ngôi đình thờ Thành Hoàng, hằng năm, lễ Kỳ Yên diễn ra trong 3 ngày, từ 14 -16 tháng 11 âm lịch.
Với những đóng góp của hội đình cho công cuộc giải phóng dân tộc và việc bảo tồn nếp sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, đình phong Phú đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia từ năm 1993.
Với giá trị bề dày lịch sử cùng với những đóng góp cho công cuộc cách mạng, đình Phong Phú đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia từ năm 1993.

Minh An

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=