PNO - Chiều 9/5, Hội Nữ trí thức TP.HCM phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo lấy ý kiến của nữ trí thức về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ phát biểu góp ý cho dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Nạn nhân của bạo lực gia đình ngày càng "lan rộng"
Luật sư Nguyễn Thị Thanh - nguyên Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, Chi hội trưởng Chi hội Nữ trí thức luật gia - luật sư, Hội Nữ trí thức TP.HCM - đề xuất, tạo diễn đàn để giới nữ trí thức góp ý cho dự án luật quan trọng này. Theo bà, thực tế công việc của các luật gia, luật sư, chuyên gia tâm lý, những nhà nghiên cứu và hoạt động xã hội… có điều kiện tiếp cận, trợ giúp rất nhiều nạn nhân bị bạo lực gia đình (BLGĐ) nên rất thấu hiểu vấn đề. Bà Thanh nhìn nhận, Luật Phòng, chống BLGĐ 2007 chỉ nêu chín hành vi BLGĐ, nhưng dự thảo lần này có đến sáu chương, 62 điều, bổ sung 16 điều với nhiều quy định mới. “Dự thảo luật lần này đã khắc phục những hạn chế, bất cập của luật hiện hành, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống BLGĐ cũng như hoàn thiện các thể chế pháp lý, bảo vệ các quyền con người, đặc biệt là xử lý nghiêm người có hành vi BLGĐ, người vi phạm pháp luật trong phòng, chống BLGĐ, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tuy nhiên, vẫn còn những điều luật chưa hợp lý, khó cho việc thực thi” - luật sư Thanh nói.
Đồng tình với quan điểm của luật sư Thanh, phó giáo sư - tiến sĩ Trương Thị Hiền trăn trở: “Một số điều luật còn thiếu sót, mơ hồ. Trong BLGĐ cần phải đặt yếu tố bảo vệ nạn nhân lên hàng đầu, không chỉ người yếu thế là phụ nữ, trẻ em mà cần lên tiếng bảo vệ đối với trường hợp nạn nhân bị bạo lực là nam giới và cả người thuộc giới tính thứ ba”. Luật sư Võ Thị Như Ngọc bổ sung: “Đối tượng BLGĐ giờ đây không chỉ là phụ nữ, trẻ em và người cao tuổi mà nó “lan rộng” đến cả nam giới, người tàn tật và người có cùng giới tính”. Tiến sĩ tâm lý Lý Thị Mai cho rằng, nên thêm nội dung “không được ép con cháu và các thành viên khác trong gia đình phải học hay làm những việc do mình chọn lựa”, bởi theo bà như thế cũng là bạo lực.
Luật sư Trần Thị Hồng Việt - nguyên Chánh văn phòng Tòa án nhân dân TP.HCM - tâm tư: “Đã có những trường hợp bạo lực xảy ra, nhưng khi lên tiếng thì chỉ nhận được sự phớt lờ, cho rằng “chuyện vợ chồng cãi nhau rồi lại làm lành”. Theo luật sư Hồng Việt, đây chính là kẽ hở pháp lý cần được khắc phục để thiết thực phòng, chống BLGĐ. Phân tích của luật sư Lê Thị Hằng - Chủ tịch Hội Luật gia Q.4 - lại cho thấy, BLGĐ là một tệ nạn với hệ lụy khó lường và khủng khiếp; tính chất, mức độ bạo hành ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm. Bà nói: “Trước đây làm gì có việc đánh đập, đóng đinh vào đầu trẻ nhỏ đến chết; làm gì có việc cha ruột hiếp dâm con, ông nội hiếp dâm cháu rồi đe dọa…”.
Bà Ung Thị Xuân Hương - nguyên Chánh án Tòa án nhân dân TP.HCM - đánh giá, các biện pháp giải quyết trong dự thảo chỉ tập trung vào hòa giải với mục tiêu cuối cùng là hàn gắn, hòa hợp và áp dụng xử phạt hành chính bằng tiền thay vì kết án. Biện pháp này thường tác động tiêu cực đến nạn nhân, vì tiền nộp phạt thường là tiền của cả gia đình, chứ không phải tiền, tài sản của riêng thủ phạm. Theo bà Ung Thị Xuân Hương: “Cần nghiên cứu, bổ sung hình thức răn đe, xử phạt phù hợp như lao động công ích, phạt tiền từ thu nhập của người gây ra bạo lực, xử lý hành vi bạo lực gắn với xử lý hình sự để đủ sức răn đe”.
Cho người vi phạm cơ hội sửa chữa sai lầm Thạc sĩ Phan Thanh Minh - nguyên Phó phòng Chăm sóc bảo vệ trẻ em, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội - nhận xét, dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ không nhắc tới
Điều tra về thực trạng bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020, cho thấy: có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng, cứ ba phụ nữ thì có một người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an.
“quyền” mà chỉ quy định “trách nhiệm” của người có hành vi. Nhưng nếu nhìn tổng quát, có thể thấy, phần nhiều, những hành vi BLGĐ xuất phát từ những quan niệm sai lầm, thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận. Do đó, pháp luật cần phải cho họ những cơ hội để sửa sai, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn. Đây là tính nhân văn của dự thảo luật.
Băn khoăn về tính nhân văn lẫn tính khả thi của quy định về “tạm lánh” theo dự thảo luật, luật sư Trần Thị Hồng Việt cho rằng: “Trên thực tế, người bị bạo lực phải đi tạm lánh. Nên chăng trong luật cần quy định rõ người bị bạo lực phải được ở trong chính ngôi nhà của mình để có được cảm giác an toàn, còn người bạo lực phải được áp dụng các biện pháp chế tài, buộc rời khỏi nơi cư trú”.
Phải có cơ chế bảo vệ người tố cáo Trong luật nên quy định đến việc bảo vệ nạn nhân, bảo vệ người trực tiếp tham gia phòng, chống BLGĐ cũng như người tố cáo; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong suốt quá trình điều tra. Nếu chúng ta không bảo vệ được cho người tố cáo thì người tố cáo sẽ trở thành nạn nhân bị ngược đãi, trước nhất là trong gia đình. Cũng cần luật hóa số điện thoại đường dây nóng quốc gia và địa phương về BLGĐ, bảo mật thông tin của nạn nhân và người báo tin.
Bà Nguyễn Thị Lệ - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.HCM
Ngày 10/12, quận Tân Bình phối hợp với Ban quản trị chung cư K300, Phòng VH-TT Tân Bình khánh thành khuôn viên hoạt động văn hóa, thể dục thể thao ngoài trời.