Cần cơ chế để phát triển nghề nuôi biển nhiều tiềm năng ở Kiên Giang

27/06/2024 - 17:26

PNO - Chiều 27/6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị về thực trạng, định hướng phát triển nghề nuôi biển Kiên Giang đến năm 2030.

Kiên Giang là 1 trong 28 tỉnh, thành phố ven biển của cả nước, có diện tích tự nhiên lớn nhất. Là tỉnh ven biển, có bờ biển dài khoảng 200km, với hơn 140 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Phú Hữu
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: Phú Hữu

Kiên Giang có điều kiện tự nhiên để phát triển nuôi trồng thủy sản trên 3 vùng sinh thái “mặn, lợ, ngọt”. Năm 2023, nuôi cá lồng trên biển đạt 3.870 lồng, sản lượng thu hoạch 3.910 tấn. Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng và triển khai các mô hình chuyển đổi từ nuôi lồng truyền thống sang lồng nhựa HDPE, kết quả đã chuyển đổi 69 lồng, với quy mô 3.531m3, năng suất cao hơn lồng gỗ truyền thống 4-5kg/m3.

Ngoài ra, nghề nuôi trai cấy ngọc nhân tạo được duy trì ở TP Phú Quốc, với diện tích khoảng 100ha, sản lượng thu hàng năm khoảng 93.000 viên.

Hiện, Kiên Giang đã cấp chủ trương đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn 695 tỉ đồng, diện tích mặt nước biển là 2.197ha; đang tiếp nhận 155 hồ sơ đề xuất thực hiện dự án nuôi biển của các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện ở các huyện Hòn Đất, huyện Kiên Lương, huyện Kiên Hải, TP Phú Quốc…

Nghề nuôi biển Kiên Giang có tiềm năng lớn nhưng gặp khó khăn trong cơ chế. Ảnh: Phú Hữu
Nghề nuôi biển Kiên Giang có tiềm năng lớn nhưng gặp khó khăn trong cơ chế - Ảnh: Phú Hữu

Ông Nguyễn Thanh Nhàn - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết, nghề nuôi biển đang gặp nhiều khó khăn do quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tổng thể khai thác sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ chưa được phê duyệt; thủ tục giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển phải xin ý kiến nhiều bộ ngành nên công tác triển khai còn nhiều vướng mắc. Việc xây dựng cơ chế chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển còn chậm; hạ tầng phục vụ nuôi biển hiện nay vừa yếu vừa thiếu…

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến yêu cầu xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, đầu tư hạ tầng thủy sản đáp ứng phát triển thì mới thay đổi được diện mạo ngành thủy sản. Tập trung đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; giao mặt nước biển nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng nuôi mới…

Phú Hữu

 

news_is_not_ads=

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEgocnhinvi /strCate=gocnhin

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEdungquenhovi /strCate=dungquenho
TIN MỚI

cachecache BAOPNO_GET_NEWS_FEATURE_BY_CATEthoisuvi /strCate=thoisu