Cận cảnh xác tàu nghi tàu cổ phát lộ bên bờ biển Hội An

27/12/2023 - 14:59

PNO - Người dân Hội An tin rằng xác tàu gỗ vừa phát lộ là ghe bầu gắn với với hoạt động thương mại ở Hội An xưa.

Sáng 27/12, xác nhận với Báo Phụ Nữ TPHCM, ông Nguyễn Thành Công – Phó chủ tịch UBND P.Cẩm An, TP.Hội An, Quảng Nam – cho biết trên bờ biển của phường vừa phát hiện một xác tàu gỗ nghi là tàu cổ.
Sáng 27/12, xác nhận với Báo Phụ nữ TPHCM, ông Nguyễn Thành Công - Phó chủ tịch UBND phường Cẩm An, TP Hội An, Quảng Nam - cho biết trên bờ biển của phường vừa phát hiện một xác tàu gỗ nghi là tàu cổ.
Theo ông Công, xác tàu được phát hiện tại bờ biển khối Tân Thành, phường Cẩm An vào ngày 26/12.
Theo ông Công, xác tàu được phát hiện tại bờ biển khối Tân Thành, phường Cẩm An vào ngày 26/12.
Khu vực phát lộ xác tàu là bãi biển nằm trước một resort. Sau một thời gian dài sóng biển xâm thực bãi biển Hội An, bờ biển bị đánh sạt lở mạnh và xác tàu phát lộ.
Khu vực phát lộ xác tàu là bãi biển nằm trước một resort. Sau một thời gian dài sóng biển xâm thực bãi biển Hội An, bờ biển bị đánh sạt lở mạnh và xác tàu phát lộ.
Ghi nhận tại hiện trường, xác tàu gỗ chưa phát lộ hết, phần lớn còn nằm chìm dưới cát. Một hình hài của tàu gỗ lộ ra với các thanh gỗ trụ quanh thân đã bị nước biển ăn đen bóng và cứng chắc. Tàu có chiều dài ước chừng hơn 10m, chiều ngang hơn 5m.
Ghi nhận tại hiện trường, xác tàu gỗ chưa phát lộ hết, phần lớn còn nằm chìm dưới cát. Một phần hình hài của tàu gỗ lộ ra với các thanh gỗ trụ quanh thân đã bị nước biển ăn đen bóng và cứng, chắc. Tàu có chiều dài ước chừng hơn 10m, chiều ngang hơn 5m.
Ông Nguyễn Văn Sáu, một ngư dân địa phương cho biết, từ xa xưa ông đã nghe chuyện tàu cổ chìm ở khu vực biển của phường; rất nhiều người đã lặn trúng đồ gốm sứ của thuyền buôn ngày xưa.
Ông Nguyễn Văn Sáu, ngư dân địa phương, cho biết, từ xa xưa ông đã nghe chuyện tàu cổ chìm ở khu vực biển của phường, rất nhiều người đã lặn trúng đồ gốm sứ của thuyền buôn ngày xưa.
Rất đông lão niên, người dân địa phương khi nghe tin có xác tàu cổ đã đổ ra biển xem. Họ đều phỏng đoán và chung quan điểm đây là xác tài cổ có niên đại từ khoảng vài trăm năm, là thuyền buôn thời xa xưa.
Khi nghe tin có xác tàu cổ, rất đông lão niên, người dân địa phương đã đổ ra biển xem. Họ đều phỏng đoán và chung quan điểm đây là xác tàu cổ có niên đại từ khoảng vài trăm năm, là thuyền buôn thời xa xưa.
Ông Nguyễn Thành Công cho biết, hiện địa phương đã cử lực lượng canh gác xác tàu gỗ, đồng thời có báo cáo lên TP.Hội An để các cơ quan chức năng vào cuộc thăm dò, xác định cụ thể.
Ông Nguyễn Thành Công cho biết, hiện địa phương đã cử lực lượng canh gác xác tàu gỗ, đồng thời đã báo cáo TP Hội An để các cơ quan chức năng vào cuộc thăm dò, xác định cụ thể.
“Hiện ngành chuyên môn đang làm việc; tuy nhiên theo những người dân ở địa phương có kinh nghiệm thì cho rằng đây là ghe bầu, một phương tiện vận chuyển biển gắn với hoạt động thương mại của Hội An xưa”, ông Công cho biết.
“Hiện lực lượng chuyên ngành, cơ quan chức năng đang làm việc. Tuy nhiên, người dân địa phương cho rằng đây là ghe bầu, một phương tiện vận chuyển biển gắn với hoạt động thương mại của Hội An xưa” - ông Công cho biết.
Theo Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hoá Hội An: Hội An - Xứ Quảng xưa kia là một thương cảng thuyền buồm quốc tế nổi tiếng (từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX) nên đã gắn bó với ghe thuyền, sử dụng ghe thuyền trở thành một phương tiện giao thông, giao lưu.
Theo Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, Hội An - Xứ Quảng xưa kia là một thương cảng thuyền buồm quốc tế nổi tiếng (từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XX) nên đã gắn bó với ghe thuyền, dùng ghe thuyền làm phương tiện giao thông, giao lưu.
Khi cư dân Đại Việt đến định cư tại xứ Quảng, họ đã sớm tiếp thu kỹ thuật đóng ghe thuyền rất thiện nghệ của người Chăm để tạo nên chiếc ghe bầu nổi tiếng. Ghe bầu xứ Quảng trong nhiều thế kỷ được đánh giá “là sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam”. Cùng với nó là một tầng lớp thương nhân chuyên thực hiện những chuyến đi buôn đường biển Bắc - Nam, có khi sang tận Nam Vang, Xiêm La, Miến Điện, Singapore, Hồng Kông... thường được gọi là “các lái”.

Ghe bầu xứ Quảng trong nhiều thế kỷ được đánh giá “là sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam”. Cùng với nó là một tầng lớp thương nhân (thường được gọi là "cái lái") chuyên thực hiện những chuyến đi buôn đường biển Bắc - Nam, có khi sang tận Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Singapore, Hồng Kông...

Lê Đình Dũng

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI