Cận cảnh vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy bửu tán ngai vàng triều Nguyễn

14/11/2024 - 11:33

PNO - Sau 3 năm nỗ lực trùng tu với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, bửu tán ngai vàng triều Nguyễn dần lộ diện với vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy.

Ngày 14/ 11 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, công trình trùng tu điện Thái Hòa sắp hoàn thành sau 3 năm nỗ lực trùng tu trong đó Bửu Tán ngai vàng triều Nguyễn hiện đã hoàn thành hơn 90% công việc
Ngày 14/11 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, công trình trùng tu điện Thái Hòa sắp hoàn thành sau 3 năm nỗ lực trùng tu, trong đó bửu tán ngai vàng triều Nguyễn hiện đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc
Là cái tàng lọng quý báu, che trên ngai vua, tạo nên sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự. Dưới thời vua Gia Long bửu tán được làm bằng vải gấm.
Bửu tán là cái tàng lọng quý báu, che trên ngai vua, tạo nên sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự. Dưới thời vua Gia Long, bửu tán được làm bằng vải gấm.
Năm 1923 để chuẩn bị cho lễ “Tứ tuần đại khánh” của mình, vua Khải Định đã cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng.
Năm 1923, để chuẩn bị cho lễ “Tứ tuần đại khánh” của mình, vua Khải Định đã cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng.
Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ “Thọ”, bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển mềm mại.
Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ “Thọ”. Bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển mềm mại.
Theo các tài liệu về lịch sử triều Nguyễn người chế tác bức bửu tán này là nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Cảm phục tài năng của người nghệ nhân, vua Khải Định ban cho Nguyễn Văn Khả hàm “Hàn lâm kiểm thảo”, thường gọi là Kiểm Khả.
Theo các tài liệu về lịch sử triều Nguyễn, người chế tác bức bửu tán này là nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Cảm phục tài năng của nghệ nhân, vua Khải Định ban cho Nguyễn Văn Khả hàm “Hàn lâm kiểm thảo”, thường gọi là Kiểm Khả - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Trải qua nhiều lần trùng tu, Ngày 23/11 năm 2021  Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa tại Đại nội được khởi công trong đó có phần trùng tu tôn tạo  Bủu tán
Trải qua nhiều lần trùng tu, ngày 23/11/2021 Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi công Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa tại Đại nội, trong đó có phần trùng tu tôn tạo bửu tán - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Đây là công trình nằm chính giữa Thái Hòa Điện
Đây là công trình nằm chính giữa điện Thái Hòa
Việc trùng tu được thực hiện nghiêm ngặt, Cụ thể, sơn sống sau khi được đánh thành sơn chín sẽ lọc qua lớp vải để lọc cặn bã nhằm loại bỏ tạp chất.
Việc trùng tu được thực hiện nghiêm ngặt qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ có tay nghề, kỹ thuật cao. Cụ thể, sơn sống sau khi được đánh thành sơn chín sẽ lọc qua lớp vải để lọc cặn bã nhằm loại bỏ tạp chất - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Sơn sau đó tiếp tục được pha với bột màu sơn mài, nhựa thông, dầu trẩu và dung môi dầu hỏa theo tỷ lệ đánh tiếp thành sơn son (dùng cho sơn son và thếp vàng, thếp bạc). Gỗ sau khi đã qua công đoạn xử lý bảo quản phòng mối mọt, vệ sinh bề mặt cấu kiện gỗ, tít kẹt bằng keo epoxy.
Sơn sau đó tiếp tục được pha với bột màu sơn mài, nhựa thông, dầu trẩu và dung môi dầu hỏa theo tỷ lệ rồi đánh tiếp thành sơn son (dùng cho thếp vàng, thếp bạc).
Sau đó, sơn lớp lót bằng sơn ta lần 1 để sơn hút sâu vào từng thớ gỗ, tạo sự liên kết bề mặt gỗ với các lớp sơn sau này. Sau khi lớp sơn này khô thì đến công đoạn bó vải chống nứt gỗ, tạo bề mặt đều và nhẵn, bảo vệ các lớp sơn sau này (áp dụng với cột, liên ba vách ván không chạm
Sau đó, sơn lớp lót bằng sơn ta lần 1 để sơn hút sâu vào từng thớ gỗ, tạo sự liên kết bề mặt gỗ với các lớp sơn sau này. Sau khi lớp sơn này khô thì đến công đoạn bó vải chống nứt gỗ, tạo bề mặt đều và nhẵn, bảo vệ các lớp sơn sau này - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
 Dự kiến, lễ khánh thành sẽ diễn ra vào ngày 23.11, nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản Việt Nam. Công trình này nổi bật với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, mang lại vẻ đẹp tráng lệ cho di tích.
Dự kiến, lễ khánh thành điện Thái Hòa, sẽ diễn ra vào ngày 23/11, nhân Ngày Di sản Việt Nam. Công trình này nổi bật với kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh xảo, mang lại vẻ đẹp tráng lệ cho di tích.
Ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống chính, gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá…
Ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống chính, gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá…
Ông Hồ Hữu Hành - Giám đốc Công ty CP Tu bổ di tích Huế, cho biết quá trình phục chế các cấu kiện gỗ để trùng tu di tích phải tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Sơn son thếp vàng cần phải có những vật liệu truyền thống chính, gồm sơn ta (sơn lấy từ nhựa cây sơn của núi rừng Bắc bộ) cùng các vật liệu như vàng quỳ, bạc quỳ, bột màu, nhựa thông, dầu trẩu, dầu hỏa, vải trắng, giấy nhám, keo epoxy, bột gỗ xay mịn, bột đá…
Được biết tổng kinh phí thực hiện dự án trùng tu Thái Hòa Điện trong đó có Bửu Tán ngai vàng triều Nguyễn  hơn 128 tỉ đồng (gồm ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác).
Tổng kinh phí thực hiện dự án trùng tu điện Thái Hòa trong đó có cụm công trình bửu tán ngai vàng triều Nguyễn hơn 128 tỉ đồng (gồm ngân sách trung ương, địa phương và các nguồn huy động khác) - Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh

Thuận Hóa

 
TIN MỚI

news_is_not_ads=