Cận cảnh trùng tu ngôi đình cổ có tuổi thọ hơn 260 năm

15/09/2024 - 11:26

PNO - Với nghệ thuật chạm khắc đạt đến trình độ tinh xảo, đình Hoành Sơn được các chuyên gia đánh giá tỉ mỉ những cấu kiện gỗ được thay thế trước khi hạ giải để trùng tu.

Clip: Cận cảnh quá trình trùng tu đình Hoành Sơn
Đình Hoành Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ năm 1763 để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ). Năm 1984, đình Hoành Sơn được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia, đến năm 2017 thì được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt.
Đình Hoành Sơn (xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) được xây dựng từ năm 1763 để thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang (con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ). Năm 1984, đình được xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia, đến năm 2017 thì được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Đình Hoành Sơn được đánh giá là ngôi đình có kiến trúc tinh xảo bậc nhất xứ Nghệ và là ngôi đình đẹp nhất miền Trung. Bộ khung nhà của đình được ví như một bức tranh tổng thể sinh động, đầy màu sắc. Hầu hết, các cấu kiện gỗ đều được nghệ nhân tận dụng để biến nó thành các mảng trang trí bằng kỹ thuật chạm trổ điêu luyện. Ngoài đề tài “tứ linh” (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) truyền thống, trong đình còn ngập tràn hình ảnh các hoạt cảnh phản ánh cuộc sống xã hội lúc bấy giờ như: Vinh quy bái tổ, xem điểm thi, thi võ, chèo thuyền, ngư tiều canh lục...
Đình Hoành Sơn được đánh giá là ngôi đình có kiến trúc tinh xảo bậc nhất xứ Nghệ và là ngôi đình đẹp nhất miền Trung. Bộ khung nhà của đình được ví như một bức tranh tổng thể sinh động, đầy màu sắc. Hầu hết, các cấu kiện gỗ đều được nghệ nhân tận dụng để biến nó thành các mảng trang trí bằng kỹ thuật chạm trổ điêu luyện. Ngoài đề tài “tứ linh” (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) truyền thống, trong đình còn ngập tràn hình ảnh các hoạt cảnh phản ánh cuộc sống xã hội lúc bấy giờ như: vinh quy bái tổ, xem điểm thi, thi võ, chèo thuyền, ngư tiều canh lục...
Trải qua hàng trăm năm, ngôi đình cổ này đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cấu kiện gỗ bị mục nát. Đầu năm 2024, đình Hoành Sơn chính thức được hạ giải để tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Ông Bùi Công Vinh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An - cho biết, ngôi đình này đã nhiều lần được sửa chữa, song đây là lần tu bổ có quy mô nhất kể từ khi được xếp hạng.
Trải qua hàng trăm năm, đình xuống cấp nghiêm trọng, nhiều cấu kiện gỗ bị mục nát. Đầu năm 2024, đình chính thức được hạ giải để tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng. Ông Bùi Công Vinh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An - cho biết, đình đã nhiều lần được sửa chữa, song đây là lần tu bổ quy mô nhất kể từ khi được xếp hạng.
“Xét về kinh phí thì Nghệ An đã có nhiều di tích được tôn tạo tương đương. Nhưng đình Hoành Sơn có yếu tố đặc biệt hơn vì đây là một di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật” - ông Vinh nói.
“Xét về kinh phí thì Nghệ An đã có nhiều di tích được tôn tạo tương đương. Nhưng đình Hoành Sơn có yếu tố đặc biệt hơn vì là di tích quốc gia đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật” - ông Vinh nói.
Theo ông Vinh, khi hạ giải đình Hoành Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An phải mời Cục di sản văn hóa về đánh giá cấu kiện. “Cái gì được thay, không được thay, cái gì cần phục chế, gia cố… đều được xem xét và đánh giá rất công phu. Chỉ một số cấu kiện hư hỏng nặng, không thể phục chế thì mới phải thay mới. Ngoài ra, công trình còn được tôn tạo thêm một số hạng mục như nâng nền, xây dựng am hóa vàng…” - ông Vinh nói.
Theo ông, khi hạ giải đình Hoành Sơn, Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An phải mời Cục Di sản văn hóa về đánh giá cấu kiện. “Cái gì được thay, không được thay, cái gì cần phục chế, gia cố… đều được xem xét và đánh giá rất công phu. Chỉ một số cấu kiện hư hỏng nặng, không thể phục chế thì mới phải thay. Công trình còn được tôn tạo thêm một số hạng mục như nâng nền, xây dựng am hóa vàng…” - ông Vinh nói.
Đình Hoành Sơn có 8 vì, 7 gian với tổng số 32 cột gỗ lim tròn. Toàn bộ khu vực này được dựng mái che bằng tôn bao quanh để phục vụ quá trình tu bổ.
Đình Hoành Sơn có 8 vì, 7 gian với 32 cột gỗ lim tròn. Toàn bộ khu vực này được dựng mái che bằng tôn bao quanh để phục vụ quá trình tu bổ.
Nhiều cột trụ của đình bị hư hỏng phần chân, được cắt bỏ để thay mới.
Nhiều cột trụ của đình bị hư hỏng phần chân, được cắt bỏ để thay mới.
Ông Nguyễn Văn Quang (54 tuổi, trú xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn) nói rằng, hơn 25 năm theo nghề mộc, song rất khó để đạt được trình độ điêu khắc tinh xảo như cha ông ngày xưa. Các mảng chạm khắc ở đình Hoành Sơn được thể hiện theo lối kênh bong, khắc họa tỉ mỉ hình ảnh, cử chỉ nhân vật khiến bức tranh hết sức sinh động. Trong quá trình hạ giải, họ phải rất cẩn thận để tránh tác động đến những “bức tranh nghệ thuật bằng gỗ” này.
Ông Nguyễn Văn Quang (54 tuổi, trú xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn) nói rằng, hơn 25 năm theo nghề mộc, ông nhận thấy, thời bây giờ rất khó để đạt được trình độ điêu khắc tinh xảo như cha ông ngày xưa. Các mảng chạm khắc ở đình Hoành Sơn được thể hiện theo lối kênh bong, khắc họa tỉ mỉ hình ảnh, cử chỉ nhân vật khiến bức tranh vô cùng sinh động. Trong quá trình hạ giải, họ phải rất cẩn thận để tránh tác động đến những “bức tranh nghệ thuật bằng gỗ” này.
Theo ông Quang, với những cấu kiện gỗ bị hư hỏng, mối mọt phần chân hoặc ở giữa nhưng không được phép thay mới, họ phải cắt bỏ phần bị hư hỏng. Sau đó một phần gỗ tương ứng với phần đã cắt bỏ được ghép vào bằng keo.
Theo ông Quang, với những cấu kiện gỗ bị hư hỏng, mối mọt phần chân hoặc ở giữa nhưng không được phép thay mới, họ phải cắt bỏ phần bị hư hỏng. Sau đó một phần gỗ tương ứng với phần đã cắt bỏ được ghép vào bằng keo.
“Khó nhất với với những phần điêu khắc bị hư hỏng một phần, chúng tôi phải điêu khắc lại các họa tiết tương ứng rồi ghép vào” - ông Quang nói.
“Khó nhất với với những phần điêu khắc bị hư hỏng một phần, chúng tôi phải điêu khắc lại các họa tiết tương ứng rồi ghép vào” - ông Quang nói.
Anh Lương Sỹ Nhật - kỹ sư Công ty CP Xây dựng công trình văn hóa thể thao và du lịch - Chi nhánh miền Trung (đơn vị thi công dự án) - cho biết, có 15 thợ mộc hiện đang thực hiện việc tôn tạo đình Hoành Sơn, tất cả đều là thợ mộc lành nghề. Dự kiến đến khoảng tháng 7/2025, việc trùng tu ngôi đình cổ này sẽ hoàn thành.
Anh Lương Sỹ Nhật - kỹ sư Công ty CP Xây dựng công trình văn hóa thể thao và du lịch - Chi nhánh miền Trung (đơn vị thi công dự án) - cho biết, có 15 thợ mộc hiện đang tôn tạo đình Hoành Sơn, tất cả đều là thợ lành nghề. Dự kiến đến khoảng tháng 7/2025, việc trùng tu sẽ hoàn thành.
“Tất cả cấu kiện khi trùng tu đều được giữ lại nguyên bản. Riêng với những phần hư hỏng, được thay mới, chúng tôi vẫn giữa nguyên không sơn, làm giả cũ” - anh Nhật nói.
“Tất cả cấu kiện khi trùng tu đều được giữ lại nguyên bản. Riêng những phần hư hỏng, được thay mới, chúng tôi vẫn giữ nguyên không sơn hay làm giả cũ” - anh Nhật nói.

Nghệ An có 2.602 di tích, trong đó hơn 480 di tích đã được xếp hạng, gồm 145 di tích cấp quốc gia, số còn lại là cấp tỉnh. Đình Trung Cần (xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) được xếp hạng di tích lịch sử - kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996 hiện cũng đã bị hư hỏng nặng.

Cũng như đình Hoành Sơn, nghệ thuật chạm khắc ở đình Trung Cần cũng được đánh giá đạt đến trình độ tinh xảo, đa dạng với hình tượng tứ linh, tứ quý, vua Nghiêu truyền ngôi cho vua Thuấn, vua Thuấn đi cày, giã gạo, đánh cờ… Tuy nhiên, do mái ngói của đình bị hư hỏng nặng, thấm dột khắp nơi khiến nước mưa thấm vào bên trong kèo, cột và các khung gỗ chạm trổ bên trong đình. Lâu ngày, các hoa văn điêu khắc cũng bị phai mờ, có dấu hiệu mục nát…

Ông Bùi Công Vinh - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Nghệ An - cho biết, nhiều di tích đang cần tu bổ, tôn tạo, song vì kinh phí hạn hẹp nên chưa thể thực hiện. Riêng đình Trung Cần đã được đưa vào danh sách ưu tiên tu bổ trong giai đoạn tiếp theo.

Phan Ngọc

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI