Cận cảnh tiêm vắc xin cho người trên 65 tuổi

22/07/2021 - 18:28

PNO - Ngày 22/7, TPHCM bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đợt 5 cho người dân, trong 15 đối tượng ưu tiên lần này có người trên 65 tuổi.

Chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đợt 5 có hơn 930.000 liều, hơn 600 điểm tiêm. Người trên 65 tuổi được tiêm ở bệnh viện
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19 đợt 5 có hơn 930.000 liều, hơn 600 điểm tiêm. Người trên 65 tuổi được tiêm ở bệnh viện.
Các cụ ông, cụ bà trên nhiều phường của TP Thủ Đức đã có mặt tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ) để chờ đến lượt tiêm vắc xin. Các cụ được chuẩn bị ghế ngồi trong lúc chờ đợi với khoảng cách an toàn
Nhiều người trên 65 tuổi ở TP. Thủ Đức đã có mặt tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh (Bệnh viện Quận 2 cũ) để chờ đến lượt tiêm vắc xin. Họ được chuẩn bị ghế ngồi trong lúc chờ đợi với khoảng cách an toàn.
Trước khi vào kiểm tra sức khỏe trước tiêm, các cụ được test nhanh COVID-19
Trước khi vào kiểm tra sức khỏe trước tiêm, các cụ được test nhanh COVID-19.
Do tiêm vắc xin cho người lớn tuổi, nhân viên y tế rất cẩn thận trong từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và nhanh chóng báo cho phòng sàng lọc bệnh khi kết quả âm tính, nhằm rút ngắn thời gian không để mọi người chờ lâu
Do tiêm vắc xin cho người lớn tuổi, nhân viên y tế rất cẩn thận trong từng mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và nhanh chóng báo cho phòng sàng lọc bệnh khi kết quả âm tính, nhằm rút ngắn thời gian không để mọi người chờ lâu.
Sau khi tra hồ sơ đúng đối tượng được đăng ký trước đó, kết quả test nhanh COVID-19 âm tính, nhân viên y tế tiến hành khám sức khỏe, sàng lọc trước tiêm. Nhiều người rất cẩn thận mặc đồ bảo hộ khi đến bệnh viện
Sau khi tra hồ sơ đúng đối tượng được đăng ký trước đó, kết quả test nhanh COVID-19 âm tính, nhân viên y tế tiến hành khám sức khỏe, sàng lọc trước tiêm. Nhiều người rất cẩn thận mặc đồ bảo hộ khi đến bệnh viện.
Nếu bệnh nền và sức khỏe hiện tại không ảnh hưởng đến việc tiêm chủng vắc xin, các cụ được mời vào phòng tiêm, vắc xin được sử dụng tiêm chủng là Moderna.
Nếu bệnh nền và sức khỏe hiện tại không ảnh hưởng đến việc tiêm chủng vắc xin, các cụ được mời vào phòng tiêm, vắc xin được sử dụng tiêm chủng là Moderna.
Sau khi tiêm chủng, các cụ được theo dõi sau tiêm trong thời gian từ 30-60 phút, nếu không có gì bất thường sẽ được cho về nhà. Nhân viên y tế cung cấp cho mỗi cụ một bảng hướng dẫn phản ứng sau tiêm và số điện thoại đường dây nóng khi cần thiết.
Sau khi tiêm chủng, các cụ được theo dõi sau tiêm trong thời gian từ 30-60 phút, nếu không có gì bất thường sẽ được cho về nhà. Nhân viên y tế cung cấp cho mỗi cụ một bảng hướng dẫn phản ứng sau tiêm và số điện thoại đường dây nóng khi cần thiết.
Bà Nguyễn Thị Giàu (62 tuổi, TP Thủ Đức) cho biết: gay khi biết có chương trình tiêm, con trai của bà liền đăng ký cho mẹ, tôi nghĩ mình ít khi ra ngoài thì nhường vắc xin cho thanh niên đi làm, nhưng nhân viên y tế đã phân tích về các nguy cơ tôi mới nhận ra mình cũng có thể là nguồn lây cho người nhà. Hiện tại tôi hết hồi hộp rồi, còn 10 phút nữa sẽ hết thời gian theo dõi.
Bà Nguyễn Thị Giàu (62 tuổi, TP. Thủ Đức) cho biết: "Ngay khi biết có chương trình tiêm, con trai liền đăng ký cho tôi. Tôi nghĩ mình ít khi ra ngoài thì nhường vắc xin cho thanh niên đi làm, nhưng nhân viên y tế đã phân tích về các nguy cơ tôi mới nhận ra mình cũng có thể là nguồn lây cho người nhà. Hiện tại tôi hết hồi hộp rồi, còn 10 phút nữa sẽ hết thời gian theo dõi".
Để đảm bảo an toàn tiêm ngừa, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tổ chức tiêm 240 liều vắc xin mỗi ngày, chia làm 2 buổi sáng chiều. Ngày tiêm đầu tiên khá thuận lợi, các cụ đều không bị phản ứng sau tiêm và đã về nhà tự theo dõi. Có 3 trường hợp không được tiêm vắc xin sáng nay chỉ có 3 ca là không được tiêm do có tiền căn sốc phản vệ thuốc, nên chống chỉ định tiêm, còn lại đều tiêm an toàn, chưa thấy cảnh gọi cảnh báo hoặc tư vấn thêm.
Để đảm bảo an toàn tiêm ngừa, Bệnh viện Lê Văn Thịnh đã tổ chức tiêm 240 liều vắc xin mỗi ngày, chia làm 2 buổi sáng chiều. Ngày tiêm đầu tiên khá thuận lợi, chỉ có 3 trường hợp không được tiêm vắc xin do có tiền căn sốc phản vệ thuốc, nên bác sĩ chống chỉ định tiêm, còn lại đều tiêm an toàn, chưa thấy gọi cảnh báo hoặc tư vấn thêm.

Trần Châu - Phạm An

Ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer cho những người đã tiêm Astra Zeneca

Bộ Y tế đề nghị các địa phương và đơn vị ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho người từng tiêm vắc xin AstraZeneca trong tình huống hạn chế vắc xin
Bộ Y tế đề nghị các địa phương và đơn vị ưu tiên tiêm vắc xin Pfizer mũi 2 cho người từng tiêm vắc xin AstraZeneca trong tình huống hạn chế vắc xin

Ngày 22/7, Bộ Y tế có công văn gửi các tỉnh, thành phố, một số đơn vị liên quan về việc triển khai tiêm vắc xin Comirnaty do Pfizer sản xuất.

Theo đó, trong bối cảnh nguồn vắc xin hạn chế trên toàn cầu, tiến độ cung ứng không đủ để bảo đảm mỗi người đều được tiêm đủ 2 liều vắc xin cùng loại khi đến lịch tiêm. Một số quốc gia như Canada, Đức, Pháp, Na Uy, Hàn Quốc... đã áp dụng kết hợp hai loại vắc xin phòng COVID-19 khác nhau để tiêm 2 mũi cho người dân bảo đảm hiệu quả phòng bệnh. 

Nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy, sau khi tiêm mũi 1 AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin Pfizer sản xuất, miễn dịch sinh ra là tương đương với việc tiêm 2 mũi vắc xin Pfizer và cao hơn so với việc tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca. Tuy nhiên, việc tiêm phối hợp này có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.

Một số quốc gia có khuyến cáo, tiêm hai loại vắc xin khác nhau để tăng hiệu quả miễn dịch. Hướng dẫn tạm thời của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc sử dụng vắc xin Pfizer cũng đề cập đến việc sử dụng kết hợp tiêm mũi 2 là vắc xin Pfizer sau khi tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca ở những nơi không có sẵn vắc xin cùng loại do hạn chế về nguồn cung hoặc các vấn đề khác.

Tại Việt Nam, đến nay, có hơn 3,5 triệu người đã được tiêm 1 liều vắc xin và hơn 300.000 người tiêm đủ 2 liều vắc xin phòng COVID-19. Trong tháng 7/2021, Bộ Y tế sẽ tiếp nhận 746.460 liều vắc xin của Pfizer.

Bộ Y tế đã có văn bản nêu rõ trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm đồng ý.

Từ đó, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành và các đơn vị triển khai tiêm vắc xin của Pfizer mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca. Khẩn trương thực hiện báo cáo riêng về kết quả tiêm chủng và sự cố bất lợi sau tiêm chủng của việc tiêm phối hợp này.

Huyền Anh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI