Cận cảnh quốc lộ ngàn tỉ, mưa xuống là phải vá đường

02/12/2021 - 16:43

PNO - Cứ đến mùa mưa, đoạn đường Quốc lộ 1A qua tỉnh Thừa Thiên - Huế lại hư hỏng, gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

 

Từ năm 2019 đến nay, báo Phụ Nữ TP HCM đã nhiều lần phản ánh tình trạng Quốc lộ 1A hư hỏng, mặt đường liên tục xuất hiện ổ gà, vết sình lún gây mất an toàn giao thông đoạn qua địa bàn huyện Phú Lộc và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ năm 2019 đến nay, Báo Phụ Nữ TP HCM đã nhiều lần phản ánh tình trạng Quốc lộ 1A hư hỏng, mặt đường liên tục xuất hiện ổ gà, vết sình lún gây mất an toàn giao thông đoạn qua địa bàn huyện Phú Lộc và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Đây cũng là đoạn đường thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A do do Ban quản lý dự án 4 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư với số tiền 1.660 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành vào tháng 10/2015.
Đây cũng là đoạn đường thuộc dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A do do Ban quản lý dự án 4 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư với số tiền 1.660 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành vào tháng 10/2015.
Điều “kỳ lạ” là cứ mỗi khi đến mùa mưa thì tình trạng ổ voi, ổ gà lại xuất hiện và được vá víu thủ công bằng cách đắp nhựa đường vào hiện trạng hư hỏng nên dễ bong tróc.
Điều “kỳ lạ” là cứ mỗi khi đến mùa mưa thì tình trạng ổ voi, ổ gà lại xuất hiện và sau đó trời tạnh mưa lại được vá víu thủ công bằng cách đắp nhựa đường vào hiện trạng hư hỏng.
Đặc biêt, đoạn đường từ Km849 + 600 đến Km851 + 300, qua địa bàn các xã Lộc Sơn, Lộc An và Lộc Điền (Phú Lộc) cứ đến mùa mưa lũ, chỉ sau 1 trận mưa là khắp mặt đường (làn đường chiều Bắc - Nam) lại bị bong tróc
Đặc biệt, đoạn đường từ Km849 + 600 đến Km851 + 300, qua địa bàn các xã Lộc Sơn, Lộc An và Lộc Điền (huyện Phú Lộc) cứ sau 1 trận mưa lũ là khắp mặt đường (làn đường chiều Bắc - Nam) lại bị bong tróc.
Có mặt trên tuyến đường này ngay sau khi cơn mưa tạnh đi chúng tôi nhận thấy có hàng chục ổ gà loang lổ đầy nước. Có những đoạn mặt đường bị hư hỏng nặng, liên tiếp xuất hiện liên tục 5, 6 ổ gà, ổ voi với đường kính khá lớn, sâu nằm xuất hiện chủ yếu ở làn đường trong cùng theo chiều lưu thông Bắc-Nam. 'Ổ voi, ổ gà nguy hiểm dù hư hỏng nặng nhưng chẳng thấy ai gắn biển cảnh báo gì. Tôi đã cố quan sát nhưng xe của mình vẫn bị sập ổ gà mấy lần cực kỳ nguy hiểm', anh Nguyễn Duy P. (trú TP. Huế) - một tài xế điều khiển xe ô tô bức xúc.
Có mặt trên tuyến đường này ngay sau khi cơn mưa tạnh, chúng tôi nhận thấy có hàng chục "ổ voi" loang lổ đầy nước. Có những đoạn mặt đường bị hư hỏng nặng, liên tiếp xuất hiện liên tục 5 -6 "ổ voi" với đường kính khá lớn, sâu nằm chủ yếu ở làn đường trong cùng theo chiều lưu thông Bắc-Nam. 
Người dân Điệp khúc “mưa - đường hư - tiếp tục dập vá” cứ thế diễn ra năm này qua năm khác.
Người dân sinh sống cạnh đoạn đường này đã quá quen thuộc với cảnh mỗi khi mùa mưa về là đường hư hỏng và công nhân tiếp tục dập vá. Cứ thế cảnh tượng này diễn ra năm này qua năm khác.
Trong đợt mưa lũ kéo dài do ảnh hưởng của bão số 8 hồi tháng 10/2021, trên tuyến Quốc lộ 1A từ Km848+875-Km860+850, đoạn qua Thừa Thiên Huế tiếp tục xuất hiện nhiều điểm bong tróc, ổ gà trên mặt đường, ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Phương án khắc phục được đưa ra vẫn là tạm thời
Đặc biệt trong đợt mưa lũ kéo dài do ảnh hưởng của bão số 8 hồi tháng 10/2021, trên tuyến Quốc lộ 1A từ Km848+875 - Km860+850, đoạn qua Thừa Thiên - Huế tiếp tục xuất hiện nhiều điểm bong tróc, ổ gà trên mặt đường, ảnh hưởng đến giao thông đi lại. Phương án khắc phục được đưa ra vẫn chỉ là tạm thời.
đến cuối tháng 11 vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục có mưa lớn kéo dài. Nhiều vị trí hư hỏng trên Quốc lộ 1A vừa được sửa chữa, khắc phục trước đó lại bong tróc trở lại. Các lớp bê tông nhựa được dập vá bị bánh xe kéo bung, tạo ổ gà, ổ voi dày đặc mặt đường.
Tiếp tục đến đến cuối tháng 11 vừa qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa lớn kéo dài. Nhiều vị trí hư hỏng trên Quốc lộ 1A vừa được sửa chữa, khắc phục trước đó 1 tháng nay bong tróc trở lại. Các lớp bê tông nhựa được dập vá bị bánh xe kéo bung, tạo ổ gà, ổ voi dày đặc mặt đường.
Theo chân đoàn công tác Cục Quản lý Đường bộ 2 trong sáng 1/12, chúng tôi ghi nhận ở làn đường theo chiều Bắc - Nam, đoạn từ ngã ba La Sơn (xã Lộc Sơn) vào đến đỉnh đèo Mũi Né (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc), nhiều điểm đã hư hỏng nặng trở lại. Nhiều ổ gà có độ sâu nhất định và bề rộng khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là trong thời điểm trời mưa, đường trơn trượt, mặt đường ngập nước.
Theo chân đoàn công tác Cục Quản lý Đường bộ 2 trong sáng 1/12, chúng tôi ghi nhận ở làn đường theo chiều Bắc - Nam, đoạn từ ngã ba La Sơn (xã Lộc Sơn) vào đến đỉnh đèo Mũi Né (thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc), nhiều điểm đã hư hỏng nặng trở lại. Nhiều "ổ gà" có độ sâu nhất định và bề rộng khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, nhất là trong thời điểm trời mưa, đường trơn trượt, mặt đường ngập nước.
ông Trần Quang Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ 2 cho rằng, do dự án được đưa vào quản lý, sử dụng đã lâu (tháng 10/2015). “Mặt đường quá trình sử dụng đã lâu. Dự án đến năm nay cũng đã khai thác năm thứ 6, nếu tính tròn năm 2021 là đã năm thứ 7. Nó đã đến giai đoạn trung tu, đại tu, sửa chữa”, ông Thanh cho biết.
Ông Trần Quang Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đường bộ 2 cho rằng, do dự án được đưa vào quản lý, sử dụng đã lâu (tháng 10/2015). “Mặt đường có quá trình sử dụng đã lâu. Dự án đến năm nay cũng đã khai thác năm thứ 6, nếu tính tròn năm 2021 là đã năm thứ 7. Đã đến giai đoạn trùng tu, đại tu, sửa chữa”, ông Thanh cho biết.
Cũng theo ông Thanh, hiện nay thời hạn bảo hành công trình đã hết hiệu lực (từ tháng 8/2020), do đó việc đảm bảo giao thông thông suốt là trách nhiệm của đơn vị quản lý là Chi cục quản lý đường bộ (đoạn từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế do Chi cục Quản lý đường bộ II.5 quản lý trực tiếp). Mỗi khi xảy ra hư hỏng, các đơn vị phải đặt biển cảnh báo, rào chắn tạm thời. Khi thời tiết thuận lợi phải tiến hành khắc phục sửa chữa, dập vá ngay để bảo đảm an toàn giao thông.
Cũng theo ông Thanh, hiện nay thời hạn bảo hành công trình đã hết hiệu lực (từ tháng 8/2020), do đó việc đảm bảo giao thông thông suốt là trách nhiệm của đơn vị quản lý là Chi cục quản lý đường bộ (đoạn từ Quảng Trị đến Thừa Thiên - Huế do Chi cục Quản lý đường bộ II.5 quản lý trực tiếp). Mỗi khi xảy ra hư hỏng, các đơn vị phải đặt biển cảnh báo, rào chắn tạm thời. Khi thời tiết thuận lợi phải tiến hành khắc phục sửa chữa, dập vá ngay để bảo đảm an toàn giao thông.
Về phương án sữa triệt để, ông Thanh cho biết hiện đã có phương án khắc phục bước 1, đó là hỏng chỗ nào thì khắc phục hoàn trả lại vị trí đó, cào phần hỏng để thảm lại. Ông Thanh nhận định, do hư hỏng có diện tích không lớn nên đây chỉ là phương án khắc phục nhỏ lẻ, cục bộ, chứ không phải đào bới toàn bộ mặt đường lên để làm. Tuỳ theo ổ gà mà mỗi vị trí sửa chữa có diện tích từ 15 - 20m2, cao lắm cũng chỉ khoảng 50m2, với tổng kinh phí sửa chữa khoảng vài trăm triệu đồng.
Về phương án sửa triệt để, ông Thanh cho biết hiện đã có phương án khắc phục bước 1, đó là hỏng chỗ nào thì khắc phục hoàn trả lại vị trí đó, cào phần hỏng để thảm lại. Ông Thanh nhận định, đây chỉ là phương án khắc phục nhỏ lẻ, cục bộ, chứ không phải đào bới toàn bộ mặt đường lên để làm. Tùy theo "ổ gà" mà mỗi vị trí sửa chữa có diện tích từ 15 - 20m2, cao nhất khoảng 50m2, với tổng kinh phí sửa chữa khoảng vài trăm triệu đồng.

Thuận Hóa

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI