Cận cảnh những xuống cấp ở bảo tàng gần trăm tuổi tại TPHCM

16/04/2023 - 08:52

PNO - Tọa lạc tại Trung Tâm TPHCM, Bảo tàng Lịch sử TPHCM là một trong những bảo tàng thu hút rất đông du khách, người dân đến tham quan. Công trình này sẽ được tu bổ, tôn tạo trong thời gian tới.

 

Bảo tàng Lịch sử TPHCM toạ lạc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TPHCM) Lễ khởi công tu bổ, tôn tạo Bảo tàng Lịch sử TPHCM vừa mới diễn ra.
Bảo tàng Lịch sử TPHCM tọa lạc trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TPHCM), được khánh thành vào đầu năm 1929, là bảo tàng đầu tiên ở phía Nam. Lễ khởi công tu bổ, tôn tạo Bảo tàng Lịch sử TPHCM vừa mới diễn ra hôm 14/4. 
Bảo tàng được xây dựng trong 3 năm từ 1926 - 1928,
Bảo tàng được xây dựng trong từ năm 1926 - 1928, theo phong cách kiến trúc Đông Dương cách tân, do kiến trúc sư người Pháp Auguste Delaval thiết kế. Phần giữa công trình có một khối bát giác, gồm 2 nóc mái lợp ngói ống, trang trí rồng phượng, trên đỉnh có 4 quả cầu đặt chồng lên nhau. Khi bắt đầu xây dựng, tòa nhà này được dự kiến phục vụ cho mục đích khác, nhưng cuối cùng được quyết định chọn làm bảo tàng, mang tên đầu tiên là Bảo tàng Blanchard de la Brosse. Qua một số lần đổi tên, năm 1979, bảo tàng mang tên là Bảo tàng Lịch sử TPHCM. 
Theo năm tháng, công trình cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nhiều khu vực của bảo tàng bị thấm, dột. Việc này gây ảnh hưởng đến việc trưng bày, triển lãm. Số hiện vật được trưng bày chỉ chiếm phần nhỏ trong kho tư liệu. Vì thế, công trình này sẽ được tu bổ, tôn tạo.
Theo năm tháng, công trình cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nhiều khu vực của bảo tàng bị thấm, dột. Việc này gây ảnh hưởng đến việc trưng bày, triển lãm. Vì thế, công trình này sẽ được tu bổ, tôn tạo.
Một mảng tưởng trong phòng trưng bày
Một mảng tường trong phòng trưng bày hiện vật về các dân tộc bị thấm và bong tróc. Phần quan trọng nhất trong công tác tu bổ lần này của bảo tàng là chống thấm. 
Trần nhà bị thấm ở không gian trưng bày
Trần nhà bị thấm ở không gian trưng bày hiện vật về văn hóa Óc Eo. 
Phần ngói của bảo tàng ở một số nơi bị
Phần ngói của bảo tàng ở một số nơi bị rơi ra, không còn như ban đầu. Trong khi đó, một số nơi, độ che phủ không còn tốt, nên dễ khiến nước mưa tràn vào, thấm tường. Phần ngói sẽ được hạ giải, thay bằng ngói mới tương ứng. 
Bên cạnh đó, công tác tu bổ còn sửa chữa thiết bị, thay thế hệ thống điện và lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Công tác tu bổ sẽ được tiến hành từng phần, đảm bảo các hoạt động tham quan diễn ra bình thường.
Bên cạnh đó, công tác tu bổ còn bao gồm sửa chữa thiết bị, thay thế hệ thống điện và lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy. Công tác tu bổ sẽ được tiến hành cuốn chiếu từng phần, đảm bảo các hoạt động tham quan diễn ra bình thường.
Theo ghi nhận vào sáng 15/4, có rất đông du khách, đặc biệt du khách nước ngoài đến tham quan tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM.
Theo ghi nhận vào sáng 15/4, có rất đông du khách, đặc biệt du khách nước ngoài đến tham quan tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM. Bà Ngọc Phượng - hướng dẫn viên - cho biết thường dẫn nhiều đoàn khách nước ngoài đến đây tham quan, vì bảo tàng có dấu ấn riêng biệt. 
Nhiều học sinh, gia đình có con nhỏ cũng đến bảo tàng vào sáng cuối tuần để tham quan, vui chơi. Với diện tích hơn 6.000 mét vuông, bảo tàng có rất nhiều không gian trưng bày về các thời kỳ lịch sử, các dân tộc, nền văn hoá, tôn giáo, cổ mộ...
Nhiều học sinh, gia đình có con nhỏ cũng đến bảo tàng vào sáng cuối tuần để tham quan, vui chơi. Với diện tích hơn 6.000m2, bảo tàng có rất nhiều không gian trưng bày về các thời kỳ lịch sử, các dân tộc, nền văn hóa, tôn giáo, cổ mộ...
Không gian trưng bày các cổ vật, trang phục của triều Nguyễn luôn bắt mắt người xem nhờ những sắc màu rực rỡ.
Không gian trưng bày các cổ vật, trang phục của triều Nguyễn luôn bắt mắt người xem nhờ những sắc màu rực rỡ.
Chị Như (quận 5, TPHCM) cho biết thường dẫn 2 con gái đi tham quan các bảo tàng. Chị đích thân đọc, giải thích cho các con hiểu về hiện vật được trưng bày. Chị nói các con thích tìm hiểu và chị cũng muốn các con có thêm kiến thức, trải nghiệm thông qua việc đi bảo tàng.
Chị Như (quận 5, TPHCM) cho biết thường dẫn 2 con gái đi tham quan các bảo tàng. Chị đích thân đọc, giải thích cho các con hiểu về hiện vật được trưng bày. Chị nói các con thích tìm hiểu và chị cũng muốn các con có thêm kiến thức, trải nghiệm thông qua việc đi bảo tàng.
Một nữ du khách thích thú khi chụp ảnh cùng tượng phật A Di Đà được trưng bày. Đây là bản sao của tượng ở chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), được tạc vào năm 1057.
Một nữ du khách thích thú khi chụp ảnh cùng tượng phật A Di Đà được trưng bày. Đây là bản sao của tượng ở chùa Phật Tích (huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh), được tạc vào năm 1057, và được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2012. 
Bên ngoài nhuốm màu thời gian của Bảo tàng Lịch sử TPHCM. Những cây xanh xung quanh góp phần tạo nên không gian thơ mộng cho nơi này.
Vẻ ngoài nhuốm màu thời gian của Bảo tàng Lịch sử TPHCM. Những cây xanh xung quanh góp phần tạo nên không gian thơ mộng cho nơi này.
Nhiều bạn trẻ cũng lui tới đây để chụp ảnh.
Nhiều bạn trẻ cũng lui tới đây để chụp ảnh.
Đền thờ Vua Hùng nằm trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM), nằm gần Bảo tàng Lịch sử TPHCM cũng được trùng tu, tôn tạo trong đợt này. rung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo
Đền thờ Vua Hùng trong khuôn viên Thảo Cầm Viên (quận 1, TPHCM), nằm gần Bảo tàng Lịch sử TPHCM cũng được trùng tu, tôn tạo trong đợt này. Trung tâm Bảo tồn di tích TPHCM được Sở Văn hóa - Thể thao TPHCM làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo 2 công trình này. Tổng vốn đầu tư là 44,9 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của TPHCM. Việc tu bổ dự kiến kéo dài 540 ngày, hoàn thành dịp lễ Quốc khánh 2/9/2024.

Trung Sơn

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI