Cận cảnh nghề làm chổi đót duy nhất ở Sài Gòn

26/09/2015 - 08:33

PNO - Nếu như, nhiều làng nghề khác đã cơ giới hóa để tiết kiệm thời gian và công sức thì nghề làm chổi đót vẫn dựa hoàn toàn vào đôi tay người thợ.

Giữa thành phố ồn ào và hoa lệ này, có một xóm chổi âm thầm, lặng lẽ tồn tại. Theo nhiều người kể lại, nghề làm chổi đót vốn là nghề truyền thống của người dân huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Họ vào đây từ lâu lắm, mang cả cái nghề vào làm kế sinh nhai.

Trước đây con hẻm đường Phạm Phú Thứ thuộc P.4, Q.6 này được gọi là xóm ruộng, nhưng sau khi người dân đất Quảng tới lập nghiệp và khai sinh ra nghề này thì nó được biết với tên gọi khác là xóm “chổi đót”.

Nhiều người dân sinh sống lâu năm ở đây cho biết, nếu trước đây, chỉ cần đi ngang khu vực chợ Bình Tiên hay tới đường Phạm Văn Chí, Phạm Phú Thứ là thấy hàng trăm bó đót chất đống quanh sân, trước hiên nhà. 

Nhưng giờ, nghề truyền thống này không còn thịnh vượng như trước. Đếm quanh khu vực quận 6 thì chưa tới 20 hộ còn bám trụ với nghề. Người dân muốn mua chổi phải hỏi thăm hoặc đi sâu vào chỗ sản xuất mới mua được.

Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Nguyên liệu chính để làm nên chổi đót là cây đót. Cây đót trên núi mỗi năm chỉ nở vào tháng Giêng đến tháng 2 âm lịch rồi lụi tàn. Bông đót làm chổi phải cắt khi chúng còn xanh và chưa nở hoa. Sau khi phơi khô, đót sẽ chuyển sang màu vàng, xám. Thường thì đót được lấy từ các tỉnh ở Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai. Theo nhiều người có thâm niên làm nghề thì đót ở Gia Lai là loại đẹp nhất vì có màu sáng, mịn, dai nên làm chổi sẽ bền và chắc. Hiện 1 kg đót giá 40.000 đồng, mỗi cây chổi sẽ làm ít nhất ba lạng đót.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Để làm ra một cây chổi như thế này, người thợ phải làm qua rất nhiều công đoạn…
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Tước đót, cột lại thành những chùm nhỏ.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Sau đó, bó lại thành những bó lớn hơn.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Đan những bó đót lại với nhau.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Vì thị hiếu của khách hàng nên những cán chổi dần được thay bằng những cán nhựa đủ màu sắc.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Cuối cùng là khâu thắt kẽm (có thể thay bằng dây) hay còn gọi là bện. Nó đòi hỏi người làm có sự khéo léo, kiên nhẫn, nhất là khâu cột và thắt kẽm phải chặt và đều, cây chổi sẽ đẹp mắt và bền hơn.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Theo thời gian, các làng nghề truyền thống khác dần thay thế bằng các phương tiện máy móc hiện đại để tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian. Nhưng với nghề làm chổi đót, người thợ vẫn làm miệt mài, tỉ mỉ với nhiều công đoạn thủ công, họ vẫn yêu nghề mặc phấn bông đót phủ lên vai áo, bay vào mũi, có lúc bị ngứa, bị đót cứa chảy máu tay…
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
“Khi còn làm ăn phát đạt, chổi ở xóm chổi đót được chở đi khắp nơi trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, nhiều lúc chở xuống tận Cần Thơ, Cà Mau để giao hàng. Nhưng giờ ít ai đặt hàng lắm, hầu như làm để bỏ mối quanh đây thôi’, bà Nguyễn Thị Can, người có thâm niên làm chổi gần 60 năm, bùi ngùi tâm sự.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Những người con xứ Quảng vẫn đang miệt mài bên từng cây chổi, không chỉ kiếm tiền để trang trải cuộc sống mà họ đang cố gắng bám nghề, bám làng để níu giữ cái nghề truyền thống đang dần mai một.
Can canh nghe lam choi dot duy nhat o Sai Gon
Không chỉ có chổi đót, làng nghề còn làm chổi lông gà, chổi quét bàn thờ, chổi chà và nhiều loại khác để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Tùy theo công đoạn, giá thành nguyên liệu mà mỗi loại chổi có giá cả khác nhau.
  •  Khánh Phương
 

news_is_not_ads=
TIN MỚI