Cận cảnh máy lọc thận được 2 điều dưỡng cải tiến

17/12/2020 - 06:13

PNO - Thấy bệnh nhân suy thận có nhiều nguy cơ lây nhiễm chéo, 2 điều dưỡng đã nghiên cứu, cải tiến máy lọc thận.

 

Hơn 8 năm làm ở khoa Thận - Lọc máu, chứng kiến không biết bao nhiêu bệnh nhân phải mệt mỏi, kiệt quệ vì suy thận mạn tính. Căn bệnh này không chỉ là gánh nặng về kinh tế cho người bệnh, mà còn khiến bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị lây nhiễm chéo, bệnh càng thêm nặng. Trước vấn đề đó, điều dưỡng trưởng Trần Văn Hương đã cùng điều dưỡng Nguyễn Chí Lập đã mày mò nghiên cứu, cải tiến máy lọc thận.

Hơn 8 năm làm ở khoa Thận - Lọc máu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) chứng kiến quá nhiều bệnh nhân suy thận mệt mỏi, kiệt quệ về kinh tế, lại còn đối diện nguy cơ lây nhiễm chéo nên điều dưỡng trưởng Trần Văn Hương cùng điều dưỡng Nguyễn Chí Lập đã mày mò nghiên cứu, cải tiến máy lọc thận.

Theo điều dưỡng Hương, sở dĩ bệnh nhân chạy thận nhân tạo có nguy cơ lây nhiễm chéo bởi trước đây máy lọc không có hệ thống xử lý xả chất thải riêng biệt. Lượng nước thải khoảng hai lít sẽ được dẫn từ máy vào xô hứng. Hộ lý, điều dưỡng phải canh chiếc xô đó để mang đi đổ vào ống thải bên ngoài rồi ngâm rửa xô bằng chất tẩy và tái sử dụng. Việc hứng nước thải bằng xô cũng không đảm bảo vệ sinh trong phòng bệnh, nước bẩn văng ra sàn, làm mất vệ sinh nhiễm khuẩn. Chưa kể đến bệnh nhân và nhân viên có thể trượt ngã.

Theo điều dưỡng Hương, sở dĩ bệnh nhân chạy thận nhân tạo có nguy cơ lây nhiễm chéo bởi trước đây, máy lọc thận không có hệ thống xử lý xả chất thải riêng biệt. Lượng nước thải khoảng 2 lít sẽ được dẫn từ máy vào xô hứng.

Hộ lý, điều dưỡng phải canh chiếc xô đó để mang đi đổ vào ống thải bên ngoài rồi ngâm rửa xô bằng chất tẩy và tái sử dụng. Việc hứng nước thải bằng xô cũng không đảm bảo vệ sinh trong phòng bệnh. Nước bẩn văng ra sàn, làm mất vệ sinh, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân và nhân viên có thể trượt ngã. Chưa kể đến môi trường lọc thận có nhiều axit cùng các hóa chất khác, việc trực tiếp rửa màn lọc thủ công ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên y tế.

Điều dưỡng Hương cho biết: 'Với 26 máy chạy thận, mỗi ngày có khoảng 100 lượt bệnh nhân, nguy cơ nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo rất cao. Nếu lượng chất thải này xả thẳng vào hệ thống xử lý khép kín không chỉ giảm được các nguy cơ mà người rửa màn lọc đỡ phải tiếp xúc với hóa chất hơn. Vì vậy, tôi và điều dưỡng Lập lên kế hoạch cải tiến máy chạy thận bằng một chiếc phễu hứng nước thải.
Điều dưỡng Hương cho biết: "Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, mỗi ngày có khoảng 100 lượt bệnh nhân chạy thận với 26 máy. Điều này tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo rất cao. Nếu lượng chất thải này xả thẳng vào hệ thống xử lý khép kín, không chỉ giảm được các nguy cơ mà người rửa màng lọc đỡ phải tiếp xúc với hóa chất hơn. Vì vậy, tôi và điều dưỡng Nguyễn Chí Lập lên kế hoạch cải tiến máy chạy thận bằng một chiếc phễu hứng nước thải".
Năm 2018, điều dưỡng Hương và điều dưỡng Lập đã vẽ ra một mẫu thiết kế. Theo đó, phễu hứng nước phải có đầu vô to hứng nước, có van khóa để sau khi hứng chất thải, phễu cũng sẽ ngâm, vệ sinh màng lọc của bệnh nhân. Sau cùng, các ống dẫn sẽ được thiết kế lắp cố định vào máy lọc và hệ thống xả thải, trực tiếp dẫn ra ngoài chứ không cần mang xô đi đổ.
Từ năm 2018, điều dưỡng Hương và điều dưỡng Lập đã ấp ủ ý tưởng này và vẽ ra một mẫu thiết kế. Theo đó, phễu phải có đầu vô to để hứng được nước. Đồng thời, phễu có van khóa để sau khi hứng chất thải, phễu cũng sẽ ngâm, vệ sinh màng lọc của bệnh nhân. Sau cùng, các ống dẫn sẽ được thiết kế lắp cố định vào máy lọc và hệ thống xả thải, trực tiếp dẫn ra ngoài chứ không cần mang xô đi đổ.
Ban đầu, hai điều dưỡng sử dụng chiếc phễu, ống dẫn và các linh kiện đều bằng nhựa. Chạy thận suốt tuần nên chỉ có thể thí nghiệm máy vào ngày chủ nhật. Mất hơn nửa năm tiến hành nghiên cứu, cải tiến đến năm 2018, hai điều dưỡng thành công với chiếc phễu hứng được làm bằng inox không gỉ, ống dẫn làm bằng nhựa chống ăn mòn có khóa. Cả bộ phận cải tiến này tốn khoảng 2 triệu đồng, với khoảng 30.000 lượt sử dụng.
Ban đầu, 2 điều dưỡng tự bỏ chi phí mua các linh kiện đều bằng nhựa, tận dụng ngày chủ nhật để thí nghiệm. Mất hơn nửa năm tiến hành nghiên cứu, cải tiến với hàng chục lần thất bại, nhiều lúc chán nản muốn bỏ cuộc. Sau đó, 2 điều dưỡng thành công với chiếc phễu hứng được làm bằng inox không gỉ. Ống dẫn làm bằng nhựa chống ăn mòn có khóa. Cả bộ phận cải tiến này tốn khoảng 2 triệu đồng, sử dụng được khoảng 30.000 lượt chạy thận.
Theo điều dưỡng Hương, không khó để vận hành cải tiến này, chỉ cần dùng 1,5 lít nước muối sinh lý, truyền vào sợi dây dẫn cho nước muối đi qua màn lọc.
Theo điều dưỡng Hương, không khó để vận hành máy chạy thận cải tiến này, chỉ cần dùng 1,5 lít nước muối sinh lý, truyền vào sợi dây dẫn cho nước muối đi qua màng lọc.
Khi nước muối đi qua, màn lọc của bệnh nhân sẽ được rửa, xả thải trực tiếp vào ống dẫn đến phễu hứng chứ không còn phải hứng vào xô như trước đây
Khi nước muối đi qua, màng lọc của bệnh nhân sẽ được rửa, xả thải trực tiếp vào ống dẫn đến phễu hứng chứ không còn phải hứng vào xô như trước đây.
Lúc này, van của phễu hứng được mở ra, nước thải theo ống dẫn trực tiếp được thải ra hệ thống xử lý
Lúc này, van của phễu hứng được mở ra, nước thải theo ống dẫn trực tiếp được thải ra hệ thống xử lý.
Sau khi lọc thận, chiếc van này sẽ được đóng lại, điều dưỡng chỉ cần tháo màn lọc, cho vào phễu ngâm rửa hóa chất, sau đó vệ sinh cả phễu và hệ thống một lần nữa. Toàn bộ quá trình vệ sinh khoảng 15 phút, ngay tại chỗ mà không cần tháo rời bộ phận nào. Sau đó, màn lọc sẽ được đưa vào máy xịt rửa tự động thêm một lần nữa và bảo quản lạnh để bệnh nhân sử dụng lần tiếp theo.

Sau khi lọc thận, chiếc van này sẽ được đóng lại. Điều dưỡng chỉ cần tháo màng lọc, cho vào phễu ngâm rửa hóa chất, sau đó vệ sinh cả phễu và hệ thống một lần nữa.

Toàn bộ quá trình vệ sinh khoảng 15 phút, ngay tại chỗ mà không cần tháo rời bộ phận nào. Sau đó, màng võng lọc sẽ được đưa vào máy xịt rửa tự động thêm một lần nữa và bảo quản lạnh để bệnh nhân sử dụng lần tiếp theo.

Nhờ những cải tiến này, sức khỏe người bệnh ít bị ảnh hưởng, anh M.V.V. (29 tuổi) cho biết: 'Lúc trước mỗi lần đi lọc máu sẽ rất mệt do chất độc tích tụ trong người nhiều, phòng lại ẩm ướt, mùi hôi của hóa chất làm tôi bị choáng. Sau này, hầu như không còn mùi hôi, cũng không còn sợ bị trượt té nữa. Phòng lọc sạch sẽ hẳn ra nên tôi khá thoải mái, đỡ ám ảnh khi phải chuẩn bị đến bệnh viện
Nhờ những cải tiến này, sức khỏe người bệnh ít bị ảnh hưởng, anh M.V.V. (29 tuổi) cho biết: 'Lúc trước mỗi lần đi lọc máu sẽ rất mệt do chất độc tích tụ trong người nhiều, phòng lại ẩm ướt, mùi hôi của hóa chất làm tôi bị choáng. Sau này, hầu như không còn mùi hôi, cũng không còn sợ bị trượt té nữa. Phòng lọc sạch sẽ hẳn ra nên tôi khá thoải mái, đỡ ám ảnh khi phải chuẩn bị đến bệnh viện.
Nhận thấy sáng kiến của điều dưỡng Hương và điều dưỡng Lập có ý nghĩa cao trong việc chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân, Ban giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã đồng ý nâng cấp tất cả máy lọc tại bệnh viện để phục vụ bệnh nhân.
Nhận thấy sáng kiến của điều dưỡng Hương và điều dưỡng Lập có ý nghĩa cao trong việc chạy thận nhân tạo, ban giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã đồng ý "nâng cấp" tất cả máy lọc tại bệnh viện để phục vụ bệnh nhân.

Phạm An

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI