Cận cảnh không gian Lầu Tàng Thơ, kho lưu trữ tài liệu quốc gia triều Nguyễn

16/03/2021 - 06:40

PNO - Chiều 15/3 Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã đưa vào hoạt động không gian Tàng Thơ Lâu sau nhiều năm trùng tu.

Tàng Thơ Lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng. Lúc bấy giờ triều đình đã giao cho Thự thống chế Đoàn Đức Luận đứng ra chỉ huy 1.000 binh lính để thi công Tàng Thơ Lâu.

Tổng thể kiến trúc Tàng Thơ Lâu được thiết kế rất khoa học nhằm đáp ứng chức năng cất giữ và bảo quản các sổ sách văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình, đặc biệt để đối phó với hai thứ họa lớn là nước và lửa.

 Tàng Thơ Lâu trải qua nhiều năm chiến tranh tàn phá xuônhs cấp nghiêm trọng
Tàng Thơ Lâu xuống cấp nghiêm trọng (ảnh tư liệu trước khi trùng tu)

Lầu nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật (diện tích khoảng 30m x 50m), ở giữa hồ Học Hải (hồ hình vuông, vốn là một đoạn trong dòng chảy cũ của sông Kim Long, được nắn lại dưới thời vua Gia Long, phần đảo nổi giữa hồ được sử dụng làm kho thuốc súng và diêm tiêu). Hòn đảo này nối với đất liền bằng một cây cầu xây bằng gạch và đá ở phía tây. Bốn mặt hồ xây tường gạch thấp.

Tàng Thơ Lâu sau khi hoan thành trùng tu và đưa vào hoạt động chiều 15/3
Tàng Thơ Lâu sau khi hoàn thành trùng tu và đưa vào hoạt động chiều 15/3

Tàng Thơ Lâu là một tòa nhà 2 tầng đồ sộ, xây bằng gạch và đá, ngoài trát vôi, tường có độ dày 0,4m, mái lợp ngói đất nung. Tầng trên là nơi lưu trữ sổ sách tư liệu, có 7 gian 2 chái, trổ nhiều cửa chung quanh (7 cửa lớn và 11 cửa sổ), các gian thông thương với nhau bằng 3 lối cửa. Chung quanh xây lan can thông thoáng để không khí luôn lưu chuyển nhằm tránh sự ẩm mốc. Tầng dưới của tòa nhà có 11 gian với 18 cửa lớn.

Được ví như là Tàng kinh các của Việt Nam dưới thời Nguyễn. Do vậy Sau khi Tàng Thơ Lâu xây dựng xong, vua Minh Mạng cho dựng bia vào năm 1826, ghi lại mục đích, chức năng và ý nghĩa của việc dựng Tàng Thơ Lâu
Tàng Thơ Lâu được ví như là Tàng kinh các của Việt Nam dưới thời Nguyễn. Sau khi xây dựng xong, vua Minh Mạng cho dựng bia vào năm 1826, ghi lại mục đích, chức năng và ý nghĩa của việc dựng Tàng Thơ Lâu

Do vị trí và cấu trúc đặc biệt nêu trên nên Tàng Thơ Lâu hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài. Michaeul de Chaigneau (còn gọi là Đức Chaigneau) là người có cơ hội viếng thăm Tàng Thơ Lâu vào khoảng những năm 1825 - 1826, sau khi công trình này vừa được xây dựng xong.

Cuộc viếng thăm này đã được ông mô tả trong một cuốn hồi ký “Souvenirs de Hué” (Những kỷ niệm về Huế).

Tàng Thơ Lâu là nơi cất giữ, bảo quản các văn kiện của các Bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Học, Binh đã được thực hiện từ thời Gia Long trở đi
Tàng Thơ Lâu là nơi cất giữ, bảo quản các văn kiện của các Bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Học, Binh đã được thực hiện từ thời Gia Long trở đi

Sau khi Tàng Thơ Lâu xây dựng xong, vua Minh Mạng cho dựng bia vào năm 1826, ghi lại mục đích, chức năng và ý nghĩa của việc dựng Tàng Thơ Lâu. Trải qua thời gian dài, Tàng Thơ Lâu được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau, kết cấu của công trình cũng bị hư hại nhiều cùng với sự biến mất của tấm bia đá nhưng rất may mắn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội còn lưu trữ một bản dập (thác bản). Đây là cơ sở để Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế phục dựng lại tấm bia với nguyên bản cả về nội dung và hình thức.

Phần lớn số lượng sổ sách, thư tịch, địa bạ lưu trữ tại Tàng Thơ Lâu kể từ đó đã bị phân tán, lưu lạc đi nhiều nơi như Đà Lạt, Sài Gòn, Hà Nội... hoặc bị hủy hoại bởi khói lửa chiến tranh. Sau nhiều năm trùng tu, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã đưa Tàng Thơ Lâu vào hoạt động, đây sẽ là nơi lưu lại những khoảnh khắc của Huế xưa và Huế nay.

Hiện tại hơn 4.000 bức ảnh, tư liệu được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được tái hiện sinh động, qua đó người xem có thể hình dung được chốn hoàng cung triều Nguyễn với những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ nghi, kiến trúc nguyên sơ.

Một số hình ảnh về không gian văn hóa Tàng Thơ Lâu chiều 15/3:

Hai 10 cảnh đẹp của xứThần Kinh thời trong thơ vua Thiệu Trị được trình bày tại không gian này
Hai mươi cảnh đẹp của xứ Thần Kinh trong thơ vua Thiệu Trị được trình bày tại không gian Tàng Thơ Lâu chiều 15/3
Phiên ban phỏng dựng mủ Xuân Thu của quan Võ triều Nguyễn
Phiên bản phỏng dựng mũ Xuân Thu của quan Võ triều Nguyễn
Ngự lịch vua Tự Đức
                Ngự lịch vua Tự Đức
Khâm Thiên Giám năm Bảo Đại thứ 19
          
Phỏng dựng Đại Nam Long Bội Trinh
                Phỏng dựng Đại Nam Long Bội Trinh
Đây là một “Tàng kinh các” hiếm hoi của thời kỳ chế độ quân chủ đang còn được bảo tồn khá nguyên vẹn tại Huế, một công trình kiến trúc đặc biệt trong quần thể di tích kiến trúc vốn phổ biến bằng gỗ của kinh đô triều Nguyễn.
Đây là một “Tàng kinh các” hiếm hoi của thời kỳ chế độ quân chủ đang còn được bảo tồn khá nguyên vẹn tại Huế. Một công trình kiến trúc đặc biệt trong quần thể di tích kiến trúc vốn phổ biến bằng gỗ của kinh đô triều Nguyễn.
Đông đảo bạn trẻ say mê sử học đến tham quan
Đông đảo bạn trẻ say mê Sử học đến tham quan Tàng Thơ Lâu ngày mở cửa trở lại
Nhiều tài liệu quý hiếm về nhà Nguyễn được công bố lần đầu tại Tàng Thơ Lâu
Nhiều tài liệu quý hiếm về nhà Nguyễn được công bố lần đầu tại Tàng Thơ Lâu
Hình ảnh Tàng Thơ Lâu sau nhiều năm trùng tru
        Hình ảnh Tàng Thơ Lâu sau nhiều năm trùng tru

 

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương chia sẻ về tầm quan trọng, và ý nghĩa của Tàng Thơ Lâu triều Nguyễn vừa đưa vào hoạt động trở lại sau nhiều năm trùng tu

 Thuận Hóa 

 

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI