Cấm xe lưu thông qua cầu Chương Dương để kiểm định tình trạng cầu

31/12/2021 - 06:27

PNO - 0g ngày 31/12, lực lượng chức năng cấm các phương tiện lưu thông qua cầu Chương Dương để kiểm định tình trạng xuống cấp của cầu. Dựa vào kết quả kiểm định, sẽ lên phương án sửa chữa tổng thể cầu.

 

Đúng 0g ngày 31/12, lực lượng chức năng đã cấm đường làn giữa cầu Chương Dương để tiến hành đo kiểm định, sửa chữa mặt cầu.
Đúng 0g ngày 31/12, lực lượng chức năng đã cấm các phương tiện lưu thông vào đường làn giữa cầu Chương Dương để đo kiểm định, sửa chữa mặt cầu.
Trước đó, các kỹ sư của trường ĐH Giao thông Vận tải đã lắp đặt thiết bị đo độ rung chấn tại các điểm dưới gần cầu Chương Dương.
Trước đó, các kỹ sư của Trường ĐH Giao thông Vận tải đã lắp đặt thiết bị đo độ rung chấn tại các điểm dưới gầm cầu Chương Dương.
Công tác kiểm định sẽ diễn ra từ 0g đến 4g sáng cùng ngày. Kết quả thu được sẽ sử dụng để lên phương án sửa chữa tổng thể cầu.
Công tác kiểm định diễn ra từ 0g-4g sáng cùng ngày. Sau đó sẽ dựa vào kết quả thu được để lên phương án sửa chữa tổng thể cầu.
Theo Công ty Công trình giao thông Hà Nội, trong năm 2021, mỗi ngày có tới hơn 95.000 lượt xe qua cầu, gấp hơn 8 lần so với thiết kế nên cầu Chương Dương đang có một số điểm bị xuống cấp.
Theo Công ty Công trình giao thông Hà Nội, trong năm 2021, mỗi ngày có tới hơn 95.000 lượt xe qua cầu, gấp hơn 8 lần so với thiết kế nên cầu Chương Dương đang có một số điểm bị xuống cấp.
Nhận xét ban đầu về tình trạng cầu Chương Dương, thầy Nguyễn Đại Việt (Giảng viên trường ĐH GTVT) cho biết, phần được ưu tiên kiểm tra và xử lý đầu tiên là mặt đường rồi mới đến các hạng mục khác.
Nhận xét ban đầu về tình trạng cầu Chương Dương, thầy Nguyễn Đại Việt (Giảng viên Trường ĐH GTVT) cho biết, phần được ưu tiên kiểm tra và xử lý đầu tiên là mặt đường rồi mới đến các hạng mục khác.
Thầy Việt nhận định thêm, việc sửa mặt cầu Chương Dương sẽ đơn giản hơn sửa mặt cầu Thăng Long do mặt cầu được thiết kế bằng bê tông nên khi trải thẳm mặt cầu sẽ có độ bám nhám tốt hơn so với cầu Thăng Long.
Thầy Việt nhận định thêm, việc sửa mặt cầu Chương Dương sẽ đơn giản hơn sửa mặt cầu Thăng Long do mặt cầu được thiết kế bằng bê tông nên khi trải thảm mặt cầu sẽ có độ bám nhám tốt hơn so với cầu Thăng Long.
Đơn vị quản lý cầu Chương Dương cho biết, xác nhận, cầu có 11 khe co giãn, trước đây 8 khe co giãn đã được sửa chữa song vẫn còn 3 khe chưa được sửa gồm T4, T7 và T8A
Đơn vị quản lý cầu Chương Dương xác nhận, cầu có 11 khe co giãn, trước đây 8 khe đã được sửa chữa song vẫn còn 3 khe là T4, T7 và T8A chưa được sửa.
Theo ghi nhận của PV báo Phụ nữ TP.HCM, đơn vị kiểm định đã sử dụng nhiều xe tải cỡ lớn di chuyển vào khu vực lắp máy theo dõi để kiểm tra độ rung lắc của cầu.
Theo ghi nhận của PV Báo Phụ Nữ TPHCM, đơn vị kiểm định đã dùng nhiều xe tải cỡ lớn di chuyển vào khu vực lắp máy theo dõi để kiểm tra độ rung lắc của cầu.
Ngoài mặt cầu bị xuống cấp, lan can cầu hiện cũng bị gỉ sét, có đoạn bật ra khỏi thành cầu, rung lắc mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.
Ngoài mặt cầu bị xuống cấp, hiện lan can cầu cũng bị gỉ sét, có đoạn bật ra khỏi thành cầu, rung lắc mạnh mỗi khi có phương tiện đi qua.
Cầu Chương Dương là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Công trình này bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, được đưa vào sử dụng năm 1985.
Cầu Chương Dương là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Công trình này bắc qua sông Hồng, nối hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên, được đưa vào sử dụng năm 1985.

Nhật Thanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI