Cấm nhậu để mua rượu bia về cất làm kiểng?

31/07/2014 - 15:43

PNO - PNO - Đọc bài của bạn Yến Linh với cái tựa “Không nên cấm bán rượu bia! Hãy cấm nhậu”, thú thật tôi thấy rất… ngớ ngẩn. Suy ngẫm lại, tôi thấy có điều gì đó tréo cẳng ngỗng quá. Rượu bia mà tác giả khăng khăng “không...

edf40wrjww2tblPage:Content

Thử hỏi, nếu cấm nhậu thì làm sao bán được rượu bia? Chẳng lẽ mua rượu bia về làm kiểng, cất trong tủ kính như các hàng lưu niệm khác? Chắc chắn không một người bình thường nào có thể “tư duy” độc đáo đến thế.

Đọc kỹ bài viết này, xin tranh luận thêm như sau:

Xem bài viết của tác giả Yến Linh:

Không nên cấm bán rượu bia! Hãy cấm nhậu!

1. Bài báo viết: “Nghiên cứu của Vlogger Dưa Leo cho biết khi người ta tỉnh trên bàn nhậu, các ông hầu hết đều tám chuyện... đàn bà - từ những quả mướp nhà đến bưởi Ngọc Trinh”. Xin hỏi, Vlogger Dưa Leo là ai? Có học hàm, học vị gì? Anh ta đã “nghiên cứu” thời gian nào, trong thời gian bao lâu? Đối tượng khảo sát là tầng lớp nào? Công bố trên phương tiện đại chúng nào? Hội đồng khoa học cấp nào thừa nhận cái gọi là “nghiên cứu” đó?

Thông thường một điều tra xã hội học phải là công trình của nhiều người, vì nó đòi hỏi tiếp cận nhiều đối tượng, nhiều tầng lớp trong xã hội và liên quan, nhiều mẫu mã giấy tờ v.v… Xin nhờ tác giả Yến Linh trưng ra chứng cứ, chứ không thể nói chung chung như các loại thông tin thuộc loại “bà tám” trong lúc trà dư tửu hậu!

2. Bài báo viết: “Cho nên nói dự thảo quy định cấm bán rượu bia vi phạm quyền tự do kinh doanh e là không thuyết phục”. Khi kinh doanh là chấp nhận mọi rủi ro, do đó, một trong nhiều biện pháp tốt nhất vẫn là bán hết thời gian theo quy định của Nhà nước. Trong khi các mặt hàng khác (không phải thuộc hàng quốc cấm) được bán sau 22g thì hà cớ gì rượu bia lại cấm bán sau 22g?

Nếu vin vào lý do, thì sức khỏe là chuyện của Bộ Y tế, an toàn giao thông là chuyện của Bộ Công an, còn việc buôn bán các mặt hàng tiêu dùng là thuộc quản lý của Bộ Thương mại. Không thể Bộ này cho phép bán mà Bộ kia lại cấm. Thế thì, rõ ràng ở đây có sự chồng chéo trong quản lý Nhà nước. Những rủi ro, thiệt thòi trong kinh doanh của người bán bia rượu ai chia sẻ với họ?

Cam nhau de mua ruou bia ve cat lam kieng?

3.Bài báo viết: “Xin mời thử làm thống kê để xem vào thời điểm 22g và sau đó có bao nhiêu người ngồi nhậu tại nhà và bao nhiêu người còn la cà quán xá”. Cho đến nay, chưa hề có một thống kê khoa học nào thực hiện vấn đề trên, do đó chỉ là sự võ đoán chủ quan khi đặt câu hỏi: “Những người đã xỉn liệu có còn tỉnh để đón taxi hay sẽ "ba say còn chừa chai" và đòi tiếp tục nhậu hoặc cương quyết cho rằng mình vẫn dư sức lái xe về nhà? Ngay cả trong trường hợp nhậu tại gia thì bao nhiêu ông sẽ tự mình dọn dẹp chiến trường của mình và đồng bọn hay sẽ vất đấy cho cánh chị em "giải quyết hậu quả"?

Những cây hỏi này “thừa”, vì như đã nói trên chưa một ai có thể tìm ra câu trả lời, khi mà chưa có một cuộc điều tra xã hội học một cách nghiêm túc. Những lời võ đoán, nghi vấn hoàn toàn không có giá trị trong tranh luận.

Thật ra, chuyện hạn chế bia rượu là đúng, vì trên hết vẫn là sức khỏe của toàn dân. Thế nhưng biện pháp cấm bán sau 22g vẫn không thể gọi là “chính danh” được, mà phải tìm một biện pháp khác.

Theo chúng tôi, trước hết phải từ công tác giáo dục, thay đổi quan niệm sống trong các tầng lớp nhân dân. Đây là việc cần kíp của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch phải có những chiến lược nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa cho toàn dân v.v…

Chỉ xin nêu một vài thí dụ như trên để thấy rằng, chấn chỉnh bia rượu không thể là việc làm đơn độc của Bộ Y tế mà còn phải phối hợp nhịp nhàng với các Bộ khác nữa. Có như thế mối giải quyết được vấn đề một cách căn bản và triệt để và có hiệu quả.

Có đúng vậy không, thưa cô Yến Linh?

Oanh Oanh

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI