Cấm bán bia rượu sau 22g? Vô lý!

23/07/2014 - 07:23

PNO - PNO - Dự thảo luật cấm bán bia sau 22g của Bộ Y tế vừa được công bố đã tạo ra sự phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân. Dư luận chia thành hai "phe" ủng hộ và phản đối dự luật. Dù đứng ở "phe" nào, tất cả đều bày tỏ sự...

edf40wrjww2tblPage:Content

Những ngày gần đây, dân nhậu bàn tán nhiều về… chuyện ăn nhậu! Sở dĩ như thế, vì hiện nay đã có đề xuất cấm bán bia sau 22g. Đây là một trong những đề xuất tại dự thảo lần 1 Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia, vừa được Bộ Y tế khởi thảo xây dựng.

Nói về tác hại của bia rượu thì ai ai cũng đã rõ. Không cần phải bàn gì thêm nữa. Hơn cả thế, Việt Nam đang là quốc gia “ngốn” số lượng bia vào loại “khủng”.

Theo số liệu của Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, năm 2013, sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam đạt 2,9 tỷ lít, tăng hơn 2% so với năm 2012. Con số này, “liên tục phát huy” và “liên tục phát triển”.

Có người nhẩm tính rằng, hiện nay với dân số khoảng 90 triệu người, bình quân mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 31,5 lít bia mỗi năm, tương đương với khoảng 95 lon bia (4 thùng bia) hay tương đương với 70 chai bia Hà Nội (450ml).

Cam ban bia ruou sau 22g? Vo ly!

Khoảng 90 triệu người Việt, mỗi người uống hơn 31 lít bia/năm

Vậy thì, việc cấm bán bia khi được công bố ắt các đệ tử Lưu Linh hoan nghênh quá đi chứ? Ít ra cũng từ tầm nhìn của Bộ Y tế, bản thân họ phải giật mình nhìn lại tửu lượng của mình. Mà tửu lượng ấy không hề có lợi cho sức khỏe lại còn hao tốn tiền bạc nữa. Ấy thế, vẫn còn có ý kiến trái ngược. Tại sao?

Sau đây, xin đưa ra vài “gạch đầu dòng” để chúng ta cùng tham khảo thêm:

1. Bia rượu có phải là mặt hàng quốc cấm? Những đơn vị sản xuất, kinh doanh ắt phải có giấy phép hẳn hòi từ các cơ quan chức năng.
Vậy tại sao khi đưa mặt hàng này vào trong kênh phân phối, nó lại bị “ách” lại vào lúc 22g?

2. Nhằm đối phó với việc “ngăn sông cấm chợ”, vào lúc 21g59 phút, người ta mua luôn vài két bia và tì tì ngồi nốc. Thử hỏi như thế có phạm luật?

Theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP, biểu diễn nghệ thuật không được diễn sau 24 giờ, vũ trường không được hoạt động sau 24 giờ, karaoke cũng không được hát sau 24 giờ, các điểm kinh doanh trò chơi điện tử cũng phải đóng cửa sau 22 giờ đêm…

Nếu thực khách đã mua bia trước 22g và ngồi uống đến 24g thì có sai luật không?

3. Nói bia rượu ảnh hưởng đến an toàn giao thông, thế nhưng, người ta bia bọt lai rai “thuyền chìm tại bến”; hoặc đi về bằng xe taxi thì có phạm luật không?

Cam ban bia ruou sau 22g? Vo ly!

Một phố nhậu của TP.HCM đông đúc lúc 3g sáng 

4. Đi mua bia rượu sau 22g1 phút, các cơ quan chức năng dù “ba đầu sáu tay” thì có thể giám sát, kiểm tra được toàn bộ việc mua bán này không?

5. Sau 22g, ai dám khẳng định việc mua bán bia rượu không diễn ra dưới hình thức khác? Mọi cấm đoán bất hợp lý (hoặc hợp lý) đều có cách giải quyết uyển chuyển khác, hơn nữa, bia rượu - như đã nói trên không phải hàng quốc cấm.

6. Ai có thể chứng minh, uống bia rượu trước 22g thì không say, không gây mất trật tự, không mất an toàn giao thông? Thế thì, tại sao lại cấm sau 22g mà không cấm trước khoảng thời gian đó?

7. Sau 22g, dân nhậu vẫn nhậu ở nhà riêng, rồi đóng cửa ngủ. Ai dám khẳng định có thể xẩy ra tai nạn giao thông?

8. Dựa vào đâu để cấm mua bán bia rượu sau 22g? Chẳng lẽ giờ đó người ta mới đi nhậu?

9.Tác hại của bia rượu ai cũng rõ, nhưng chẳng lẽ chỉ mỗi Bộ Y tế nhìn ra, quan tâm và có biện pháp giải quyết? Thế thì khi ban hành dự thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia, sự phối hợp của Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch như thế nào?

Cấm bia rượu vì sức khỏe là thiện chí nhưng phải giải quyết cái gốc của nhận thức chắc chắn không chỉ mỗi Bộ Y tế. Vậy sự phối hợp giải quyết vấn đề ở đâu, như thế nào?

Trên đây là vài ý kiến nhỏ, chưa hẳn đã được sự đồng tình của mọi người. Thế nhưng, tôi vẫn mạnh miệng khẳng định cấm bán bia rượu sau 22g là vô lý. Ai có phản biện nào khác? Xin mời!

Lê Văn Nghệ

 

news_is_not_ads=
TIN MỚI