PNO - PN - Hàng ngàn lá đơn cầu cứu được bà Thắng gửi đi trong suốt một năm, người mẹ này rốt cuộc chỉ nhận lại sự đau khổ. Trung tá Lê Đức Tùng - Phó trưởng Công an TP. Phủ Lý, người phụ trách việc chỉ đạo, làm rõ cái chết...
edf40wrjww2tblPage:Content
Câu nói được vô tình ghi âm, như mũi dao cứa vào tim người mẹ, nhưng bà vẫn kiên quyết không bỏ cuộc. Gần đây nhất, VKSND tỉnh Hà Nam ra văn bản trả lời khiếu nại đối với vụ việc, phần cuối văn bản có đoạn mở ngoặc: “Đây là lần trả lời cuối cùng”. Tuy nhiên, với bà Thắng, tất cả dường như mới chỉ bắt đầu.
“Cơ quan điều tra làm đúng”
Ngày 20/2, chúng tôi tìm đến Công an TP. Phủ Lý, Hà Nam để tìm hiểu vụ việc. Trung tá Lê Đức Tùng - Phó Trưởng Công an TP. Phủ Lý trực tiếp kiểm tra giấy giới thiệu, thẻ nhà báo và yêu cầu phóng viên không được ghi âm buổi làm việc này, nếu không, ông Tùng sẽ không tiếp chuyện. Mãi cho đến khi thực sự yên tâm là mình không bị ghi âm, ông Tùng mới nói: “Về cái chết của chị Phạm Thị Lan, chúng tôi đã trả lời gia đình bà Thắng quá nhiều lần rồi. Đó là do chị Lan tự treo cổ chết chứ không liên quan gì đến anh Hoàng (chồng chị Lan) cả”.
Về việc gia đình nạn nhân có mua bản ảnh khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường và được “mật báo” rằng cái chết của chị Lan không đơn thuần là một vụ treo cổ tự tử, ông Tùng cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe thông tin như vậy. Nhưng nếu có nhận được thông tin, thì đấy cũng là từ cán bộ đã bị sa thải, loại khỏi ngành công an rồi nên chúng tôi cũng chả quan tâm nữa”. “Anh nói vậy có nghĩa là các anh đã biết rồi?”, ông Tùng đáp: “Đấy là tôi nói ví dụ thế. Chúng tôi biết trong tay bà Thắng có hình ảnh thuộc diện nội bộ, nhưng tôi không quan tâm do đâu mà bà Thắng có. Bởi vì khi tiến hành khám nghiệm tử thi thì nhiều thành phần tham gia lắm, làm sao biết ai cung cấp?”.
Khi phóng viên hỏi: “Đối với một vụ việc có nhiều nghi vấn, cơ quan điều tra để lọt những hình ảnh như vậy ra ngoài có ảnh hưởng gì không?”, ông Tùng trả lời: “Chẳng ảnh hưởng gì đến bản chất sự việc cả, chúng tôi đã ra quyết định không khởi tố vụ án vì không phát hiện thấy dấu hiệu phạm tội, và đến bây giờ chẳng quan trọng và cũng chẳng cần điều tra xem những hình ảnh ấy có ảnh hưởng như thế nào để làm gì”.
Tại buổi làm việc, ông Tùng khẳng định cơ quan điều tra đã làm đúng, làm hết trách nhiệm đối với cái chết của chị Phạm Thị Lan. Ông Tùng cho biết thêm về Đại úy Phạm Minh Ngọc - cán bộ Công an TP. Phủ Lý, người đã cung cấp hình ảnh, thông tin cho gia đình bà Thắng, đã nghỉ việc từ tháng 7/2013: “Anh Ngọc không hoàn thành nhiệm vụ trong hai năm liền, sang đến năm thứ ba, nếu không xin ra khỏi ngành thì anh Ngọc cũng bị sa thải, nên anh ấy chọn giải pháp xin xuất ngũ trước khi bị đuổi. Có thể khi ra đi, anh Ngọc ức chế chuyện gì đó nên đã cung cấp hình ảnh nội bộ, kích động gia đình bà Thắng đi kiện chúng tôi”. Ông Tùng khẳng định chuyện Đại úy Ngọc xin thôi việc, không liên quan đến chuyện vòi tiền, cung cấp bản ảnh cho gia đình bà Thắng từ tháng 1/2013.
Người thân của chị Lan bày tỏ bức xúc
Không phải treo cổ?
Trong khi đó, ông Tạ Ngọc Minh, kỹ thuật viên của Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Hà Nam nói: “Đêm 18/1/2013, tôi được anh Luyện, điều tra viên của Công an TP. Phủ Lý gọi điện, nói đại ý là “mời” tôi đi khám nghiệm tử thi ở tận huyện Hải Hậu, Nam Định. Đúng nguyên tắc thì CQĐT phải ra quyết định trưng cầu giám định, vì anh Luyện nói “khó” nên chúng tôi phải đi bằng xe riêng đến hiện trường là bãi tha ma của một xã thuộc huyện Hải Hậu. Lúc này khi được tôi hỏi thì anh Luyện mới cho biết nạn nhân chết vì treo cổ tự tử. Nhưng bằng kinh nghiệm 31 năm trong nghề, tôi nói ngay với anh Sơn (Phó giám đốc Trung tâm) là không phải treo cổ đâu. Chúng tôi tiến hành khám nghiệm tử thi bình thường. Tôi nhắc anh Phạm Minh Ngọc là cán bộ kỹ thuật hình sự của Công an TP. Phủ Lý phải chụp ảnh thật kỹ. Khoảng gần sáng thì chúng tôi khám nghiệm xong. Cô Phạm Thị Liễu có cầm tiền đến nói với tôi: “Anh Luyện bảo em bồi dưỡng cho các anh”. Tôi nói: “Anh Luyện nói thì cô đưa cho anh Luyện chứ, tôi đi làm có Nhà nước trả lương rồi, tôi cầm làm gì?”. Cô Liễu nghe thế bèn quay ra chỗ anh Luyện. Một lát sau, anh Luyện đến đưa cho tôi một triệu đồng, nói: “Gửi anh tiền xe và tiền bồi dưỡng”. Tôi nhận một triệu vì ngay từ đầu anh Luyện đã nói tôi cứ đi xe riêng, anh ấy thanh toán tiền xăng. Mãi sau này tôi mới biết anh Luyện yêu cầu gia đình nạn nhân chi khoản tiền bồi dưỡng là bốn triệu đồng ngay sau khi chúng tôi khám nghiệm xong”.
Ông Minh cho biết thêm: “Ngày hôm sau khi đến hiện trường vụ treo cổ thì tôi mới thực sự tin nhận định của mình khá chính xác. Quan sát bằng mắt thường, tôi thấy không có gì xáo trộn xung quanh vị trí treo cổ cả. Hơn nữa, đối với một người có sức nặng khoảng 60kg, nếu tự treo cổ lên thì lúc giãy chết sẽ vùng vẫy lung tung, mọi thứ xung quanh sẽ không còn nguyên vẹn. Tôi thấy anh Ngọc có chụp rất kỹ những vảy sắt, mạng nhện, còn bám nguyên vẹn trên thanh sắt mà anh Hoàng khai là vợ anh treo cổ trên đó. Tôi được biết anh Hoàng khai là anh phát hiện ra vợ treo cổ, có tự tháo vợ xuống, một mình vác vợ xuống cầu thang rộng chừng 60cm, rồi mới gọi cậu mình đưa đi cấp cứu. Riêng lời khai này đã thấy vô lý rồi. Với sức nặng như chị Lan, làm sao anh Hoàng có thể tự nâng vợ lên rồi lại tự tháo dây xiết cổ? Mà khi tìm kiếm mãi, gia đình anh Hoàng mới đưa ra một chiếc khăn len trong bao tải, nói rằng đây chính là sợi dây chị Lan dùng để treo cổ. Chúng tôi khẳng định, nạn nhân Phạm Thị Lan không chết vì nguyên nhân treo cổ, mà có thể chị ấy chết vì bị xiết cổ. Trong tất cả những cuộc họp tôi đều nói như vậy, nhưng không ai để ý, họ chỉ chăm chăm điều tra theo hướng nạn nhân tự treo cổ tự tử”.
Ông Minh thừa nhận: “Việc chúng tôi có kết luận giám định pháp y về nguyên nhân chết của chị Lan là do “ngạt cơ học” là một kết luận an toàn. Thực ra chết vì bị bóp cổ, xiết cổ, bịt gối vào mặt, hay treo cổ… cũng đều là ngạt cơ học mà thôi. Trách nhiệm chứng minh cái chết ấy như thế nào? Dấu vết tại hiện trường và trên thân thể nạn nhân ra sao… thuộc cơ quan điều tra. Chúng tôi chỉ xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân. Tôi khẳng định nạn nhân Lan không chết vì treo cổ, điều này tôi nói nhiều rồi mà có ai nghe đâu. Họ còn đưa ra bản kết luận giám định của Viện Giám định pháp y Trung ương, trong đó nói rằng “nạn nhân chết vì treo cổ tự tử”… tôi thấy bức xúc thay cho gia đình nạn nhân. Rất mong báo chí vào cuộc điều tra sự thật”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Anh, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Hà Nam cho biết: “Chúng tôi rất tiếc là đã buộc phải đưa ra một kết luận chung chung về cái chết của chị Lan là do “ngạt cơ học”. Đây là một kết luận an toàn cho chúng tôi. Chúng tôi phải giữ “cái đầu” của mình trước đã”.
Luật sư: họ chôn rất gấp gáp
Liên quan đến vụ việc này, Luật sư Trần Đình Triển - Văn phòng luật sư Vì Dân đã nhận bảo vệ quyền lợi miễn phí cho bà Nguyễn Thị Thắng, trong suốt quá trình đòi lại công bằng cho cái chết của chị Lan. Ông Triển cho biết: “Đây không phải là một vụ tự tử vì có rất nhiều dấu hiệu bất thường... Theo tôi, phải trưng cầu giám định lại trên bản ảnh và hồ sơ đó tại Viện Pháp y quân đội, dựng lại hiện trường, thực nghiệm điều tra, lấy lời khai của các nhân chứng. Tôi đã ba lần xuống Phủ Lý liên hệ các cơ quan chức năng mà vẫn chưa thể tiếp cận được với hồ sơ vụ việc. Dấu hiệu bất bình thường đầu tiên là của gia đình anh Hoàng. Ngay khi chị Lan bị mất, đáng ra gia đình anh Hoàng phải bàn bạc với gia đình chị Lan về việc chôn cất. Nhưng gia đình lại đưa ngay xác về tận Hải Hậu, Nam Định, nơi được coi là quê nội của anh Hoàng, trong khi gia đình anh Hoàng đã lên Phủ Lý sống từ nhiều năm rồi, chỉ còn lại họ hàng ở quê. Nếu không có sự tham gia tích cực của công an Nam Định thì họ đã chôn chị Lan ngay tối hôm đó.
Dấu hiệu bất thường thứ hai là khi khám nghiệm xong, một cán bộ Công an TP. Phủ Lý đã đòi chị Liễu (cô của nạn nhân) bốn triệu đồng. Về việc một cán bộ trong tổ giám định tên là Ngọc có cung cấp bản ảnh cho gia đình nạn nhân, theo tôi có hai ý. Thứ nhất, anh Ngọc là cán bộ trong tổ điều tra đó, anh ta nhìn thấy sự việc oan khuất, anh ta có nghi vấn đây là vụ án giết người tạo ra hiện trường giả, có ý giúp đỡ gia đình nạn nhân làm rõ chân tướng sự việc nên đã cung cấp bản ảnh. Thứ hai: anh Ngọc có cái sai là đã đòi gia đình phải chi ra năm triệu đồng để “mua” bản ảnh. Mặc dù sau này anh Ngọc có day dứt, xin trả lại gia đình năm triệu đó, tôi nghĩ, đó chỉ là một tình tiết giảm nhẹ đối với những sai lầm mà anh Ngọc phạm phải. Nhưng nếu không có anh Ngọc, có lẽ gia đình nạn nhân mãi mãi không biết những khuất tất chung quanh cái chết của con gái mình”.
Ngày 21/11, Tòa Gia đình và người chưa thành niên đã tuyên phạt Mehtar Tani Khadir (quốc tịch Algeria) 1 năm tù về tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi”.
Nhiều loại cây trái chỉ được sử dụng tươi hoặc chế biến thủ công, nhưng khi “qua tay” của các chị, chúng trở thành hàng hóa xuất khẩu đi khắp thế giới.